Thursday, September 5, 2013

Tại sao thuyền nhân liều mạng tới Úc?

image
Mỗi tháng, hàng ngàn người di cư bước chân vào cuộc hành trình nguy hiểm vượt Ấn Độ Dương để tìm cách tới bờ biển Úc dù chính quyền Úc đã có chính sách bắt và gửi họ sang các trại bên ngoài Úc.

image
Nhiều người bỏ chạy vì tình trạng rối loạn ở các nước như Afghanistan, IranSri Lanka.
Họ phải trả những khoản tiền rất lớn cho các đường dây buôn người, những người thường vận hành tàu thuyền thiếu an toàn rời khỏi Indonesia.
Vấn đề người tị nạn là một chủ đề nổi bật trong chiến dịch vận động tranh cử tại Úc, với cả hai bên chính đảng cam kết có các chính sách cứng rắn để ngăn chặn làn sóng người nhập cư.
BBC đã nói chuyện với ba người di cư ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình của họ .

Rời bỏ Afghanistan
Habib là một nhà hoạt động dân quyền 41 tuổi ở Kabul. Ông có ba con gái lên chín, tám và ba tuổi. Ông và gia đình đang hy vọng sẽ rời khỏi Afghanistan bất kỳ ngày nào.

image
Tàu chở người lậu bị cảnh sát Liên bang Australia phát giác
Tôi đã làm rất nhiều trong việc bảo vệ quyền của những người dân bị ảnh hưởng bởi bạo lực. Vì tôi đưa các vụ việc ra tòa nên đã gặp phải rất nhiều khó khăn.
Tôi bị bỏ tù ba lần và tôi đã bị đánh hai lần. Lần thứ hai tôi bị đâm - họ tìm cách giết tôi.
Tôi nhận ra rằng nếu tôi chết thì vợ và ba con gái tôi sẽ phải đối mặt với một tương lai vô cùng đen tối. Vì vậy, tôi quyết định rời khỏi Afghanistan.
Tôi chọn Úc vì đó là một quốc gia quan tâm đến nhân quyền.
Tôi muốn con gái tôi có thể đi học ở một nơi yên bình, nơi chúng sẽ không phải thường xuyên nghe tin tức về bạo lực, đánh bom tự sát và những vụ giết người.
Tôi có một số họ hàng sống ở Indonesia. Họ giúp tôi liên hệ với một công ty du lịch ở Kabul mà công ty này có tiếp xúc với đường dây buôn người.
Tôi chưa gặp chính những người buôn người đó nhưng công ty này nói rằng chẳng bao lâu chúng tôi sẽ khởi hành.
Tất nhiên đây là một canh bạc lớn. Không thể tin cậy những kẻ buôn người. Nhưng những người này đã giúp đưa họ hàng của chúng tôi đi và chúng tôi không có lựa chọn nào khác, vì vậy chúng tôi phải tin vào họ.
Chúng tôi được nói cho biết là đầu tiên phải đến Ấn Độ. Sau đó, họ sẽ đưa chúng tôi đến Malaysia và tiếp đó đến Indonesia.
Chúng tôi phải trả cho họ $21.000 để có visa đi học và đi làm của Malaysia. Tức là $6.000 cho tôi và vợ tôi, và $3.000 cho mỗi con gái chúng tôi.
Chúng tôi phải trả một nửa số tiền này trước khi đi và phần còn lại trả sau khi tới Malaysia. Có được từng ấy tiền là cả một khó khăn.
Tôi đã phải vay mượn một số, và chúng tôi đang bán tất cả tài sản và đồ dùng gia đình của mình để trang trải phần còn lại.
Chúng tôi đã nghe tin tức trên TV và trên đài phát thanh về sự nguy hiểm của chuyện vượt biển từ Indonesia đến Australia. Tàu thuyền không phải là loại đi biển được, họ chất quá tải và nhiều tàu đã bị chìm.
Nhưng bất chấp điều đó, chúng tôi thấy hầu hết người tị nạn đều đến được Australia và bắt đầu cuộc sống mới ở đó.
Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận khó khăn để tới được một nơi chúng tôi sẽ có một cuộc sống yên bình.
Tôi phải rời khỏi đất nước của mình để bảo vệ cuộc sống của tôi và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho các con tôi.
Nó khiến tôi thật buồn vì tôi sinh ra ở đây và mộ cha mẹ tôi cũng ở đây. Nhưng tôi không có cách nào khác.

Trong trại ở Christmas Island
Said, 23 tuổi, đến từ thủ đô Tehran của Iran. Ông xuất thân từ một gia đình trung lưu nhưng đã quyết định ra đi sau khi cải đạo từ Hồi giáo sang Thiên Chúa giáo, một hành vi phạm tội hình sự ở Iran. Said đã thực hiện hành trình bằng thuyền từ Indonesia đến Christmas Island (đảo Giáng sinh).
Ông đặt chân lên đảo này chỉ ba ngày sau khi quy định mới có hiệu lực mà theo đó tất cả những người mới đến sẽ bị gửi đi Papua New Guinea (PNG) để xử lý, và nếu họ có được vị thế là người tị nạn thì họ sẽ không được phép tái định cư tại Úc. Điều đó đã khiến ông cảm thấy tuyệt vọng. Ông nói với BBC từ trung tâm giam giữ qua điện thoại di động.

image
Một bé trai trên con thuyền chở người tị nạn Iran trên đường vào Australia
Tôi trốn chạy khỏi Iran để tìm kiếm tự do cho niềm tin tôn giáo của tôi. Tôi đã không bao giờ chọn Úc nếu tôi muốn biết về tình hình mới này.
Hành trình kéo dài ba ngày của tôi trên tàu thật khủng khiếp. Tôi đã chứng kiến cái chết ngay trước mắt mình.
Tất cả mọi người đã liều mạng sống của mình để tới đây - nhưng nay (chính quyền) nói: "Chúng tôi không quan tâm quý vị đến đây như thế nào, quý vị sẽ phải tới Papua New Guinea cho dù quý vị thích hay không thích."
Chúng tôi đang bị buộc phải tới PNG và điều này là không công bằng. Tôi thực sự chán nản.
Tôi là con một, và chúng tôi không có bất kỳ vấn đề gì về tài chính ở Iran.
Nếu họ gửi tôi tới PNG, tôi sẽ tự tử ở đó. Cha mẹ tôi sẽ không bao giờ gặp lại tôi nữa.

Xin ti nạn tại Úc
Maarouf Mashfee Sharief là người Sri Lanka Hồi giáo, 38 tuổi. Ông quyết định ra đi hồi năm ngoái sau những đe dọa khi ông ra tranh cử trong cuộc bầu cử địa phương.

image
Người tị nạn Sri Lanka sau khi được ngư dân Indonesia cứu vớt
Úc không phải là điểm đến lựa chọn đầu tiên của tôi - mà là Ý. Nhưng ý định của tôi là bỏ ra nước ngoài càng sớm càng tốt vì tôi cảm thấy rất không an toàn vào thời điểm đó.
Tôi biết được qua các mối quan hệ kinh doanh rằng một người nào đó đang tổ chức một chiếc thuyền đến Úc.
Khi tôi đến gặp tay chủ trì việc này, ông đã khiến tôi thực sự yên tâm.
Tôi cũng phần nào ý thức được là có thể nó sẽ nguy hiểm, nhưng ông ta nói nó an toàn và khá dễ chịu.
Tất cả mọi người bị thu phí một triệu rupi Sri Lanka ($7.500), và tôi đã thu xếp được tiền trong ba ngày.
Tôi có một chút tiền của mình, nhưng phần lớn số tiền đó là vay từ bạn bè.
Hành trình nguy hiểm hơn rất nhiều so với những gì tôi tưởng tượng. Chúng tôi được đưa ra biển trên một chiếc thuyền đánh cá và sau đó chuyển sang một chiếc tàu lớn hơn với những người khác đã ở sẵn trên tàu. Có nghĩa là đáng lẽ chỉ có 40 nhưng tất cả lên tới 117 người.
Những người chịu trách nhiệm con tàu chỉ đưa đồ ăn cho bạn một lần một ngày, và không bao giờ có đủ cho tất cả mọi người.
Nó tùy thuộc vào vận may của bạn chuyện bạn có chút đồ ăn nào hay không. Nước uống cạn kiệt sau 10 ngày. Tôi có thể thành thật nói rằng tôi đã không biết liệu mình sẽ sống hay chết.
Tôi không biết là chúng tôi đang ở đâu vì tất cả xung quanh chỉ là biển cả.
Vào ngày thứ 17, chúng tôi nhìn thấy đất liền. Khi chúng tôi tiến vào gần bờ thì bị một tàu hải quân Úc chặn lại.
Chúng tôi được biết đó là quần đảo Cocos, do Úc kiểm soát.
Nơi đây chỉ là một địa điểm du lịch và không có cơ sở giam giữ người, vì thế sau một vài ngày người ta đưa chúng tôi tới Christmas Island.
Khi ở đó tôi đã bị viêm phế quản và được chuyển đến Perth để điều trị.
Thông thường, các đơn xin tị nạn được xử lý trên Christmas Island. Bạn chỉ được vào đất liền nếu họ tin đơn xin tị nạn của bạn là đúng sự thực.
Hiện nay tôi đang ở Melbourne chờ kết quả đơn xin tị nạn của mình.
Toàn bộ gia đình và bạn bè tôi ở Sri Lanka. Rời bỏ họ ra đi là cả một khó khăn nhưng tôi tin chắc trường hợp của tôi là rất có cơ sở, và nếu được chấp nhận tôi có thể đưa gia đình tôi sang đây.
Tại Sri Lanka, tôi cũng khá giả vì là một doanh nhân. Tôi có quyền riêng tư và tự do của mình. Ở đây, tôi sống chung với ba hoặc bốn người Sri Lanka khác, sống nhờ tiền trợ cấp.
Tôi chỉ đơn giản muốn nói với đồng bào người Sri Lanka của mình: "Đừng thực hiện hành trình đó, và đừng tin vào những bảo đảm mà những kẻ buôn người đưa ra. Chỉ đơn giản là họ hưởng lợi từ những bất hạnh của chúng tôi."

image

Công an 'xô xát' với giáo dân ở Nghệ An
Số người tị nạn Syria vượt mức 2 triệu
Những thứ cần phải quên
Nghi Phạm khủng bố Al-Qaeda gốc Việt là ai?
Tin "Vịt"
Thế giới kỳ lạ bên trong cơ thể con người
Quốc khánh
Nữ nghệ sĩ Việt với cuộc hành trình đưa nhạc dân t...
Facebook ở VN: Đồng sàng dị 'mạng'
Hoa Kỳ có lịch sử lâu đời về hoạt động quân sự ở n...
Hũ hài cốt là con tin trong chùa
Chuyện cờ bịch ngày xưa ở VN
Cho phép thì lo, không cho thì lạc hậu
Điệp viên cs Phạm Xuân Ẩn: Xin đừng chôn tôi gần c...
Thế giới ăn gì vào bữa sáng?
Hòa thượng Thích Quảng Độ từ nhiệm
Chị “Sui” hấp dẫn!!
Chủ nợ Việt dùng cảnh sát Việt hăm dọa con nợ
Những chuyện về ăn uống
Nhân Quyền, Dân Chủ VN: Tình Hình Tháng 8 Năm 2013...
Hai cậu bé: bán thuốc lá dạo và đạp xích lô ở VN
Bán tất cả, trừ huyền thoại
25 món bún
Madison, Wisconsin: 30-8 Ngày John 'Vietnam' Nguye...
Những bí ẩn bên trong xác ướp HCM?
Bà Clinton 'nhiều quà' hơn cả ông Obama
Thế giới tập trung vào Syria
Cơn "mưa tiền" trút xuống cảng du lịch ở Mỹ
Chuyện Lừa
Anh xử nghi phạm al-Qaeda gốc Việt
Hậu trường ngoại giao Mỹ - Việt
Bao nhiêu người sẽ không được cấp bằng lái xe?
Điều bạn có thể chưa biết về Việt Nam
Vũ khí khủng bố mới khiến cả thế giới lo sợ
Hồ Chí Minh đứng hạng 3 sau Pol Pot
Bệnh vô cảm và bệnh sợ hãi
Tâm tư Bác-Sĩ Xã Hội Chủ Nghĩa VN
Hai câu chuyện này có liên hệ gì với nhau?
Vỡ nợ vì vào nhà thương?
Nails Việt toàn nước Anh đang lo lắng
Lần đầu tiên có bằng cử nhân Việt Ngữ tại Hoa Kỳ
Nguyễn Tất Nhiên: Gã cuồng yểu mệnh
Marissa Mayer: Nữ CEO xinh đẹp của Yahoo
Phim 'Vành đai Thái Bình Dương'
Art: Những khu rừng nước Anh
Diệu Hương: Tiếng hát của hoa Lan
Nhan sắc của một cô gái Việt
Người giữ hồn cho nhạc dân tộc
Nhạc sĩ Vân Ánh đem tiếng đàn tranh đến đất Mỹ
Tại sao Ai Cập quan trọng & Vũ khí hóa học tại Syr...
Đồ lót giúp “quan hệ từ xa”
Ca sĩ 13 tuổi gốc Việt hát nhạc của nhạc sĩ Việt K...
Ý nghĩa bản án của Phương Uyên-Nguyên Kha
Tình yêu của một phóng viên cho một dân tộc nhiều ...
Tôi không phải dân Bắc!!!

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.