Bài
thơ tạo hình Quốc khánh.
Kỳ
trước, trong bài “Bán tất cả, trừ huyền thoại”, tôi đã giới thiệu một bài thơ cụ
thể của Lê Văn Tài. Nhân dịp ngày Quốc khánh của Việt Nam (2 tháng 9), chúng ta
thử “đọc” một bài thơ khác, có nhan đề “Quốc khánh”, của anh:
Khác với bài “Những tác phẩm tiêu biểu Đại Cồ Việt từ truyền thống đến hậu Cộng sản (Triển lãm tại World Trade Centre, New York, 2009)”, bài này hoàn toàn không có chữ (trừ nhan đề). Chỉ có hình. Người ta gọi đó là thơ tạo hình (visual poetry), một thể loại khá phát triển, thoạt đầu, ởBrazil và Đức,
sau, lan rộng khắp nơi. Đặc điểm nổi bật của thơ tạo hình là: một, tận dụng yếu
tố hình ảnh trong văn hóa thị giác; hai, kết hợp thơ với hội họa: vừa để đọc
vừa để nhìn; ba, loại bỏ yếu tố tuyến tính vốn gắn liền với các phương thức tự
sự trong văn học truyền thống; và bốn, đưa thơ đến gần với nghệ thuật ý niệm
(conceptual art), ở đó, cái hay của tác phẩm chủ yếu nằm ở ý tưởng và cách thức
diễn tả ý tưởng ấy (Sol LeWitt: “conceptual art is good only when the idea is
good”).
Khác với bài “Những tác phẩm tiêu biểu Đại Cồ Việt từ truyền thống đến hậu Cộng sản (Triển lãm tại World Trade Centre, New York, 2009)”, bài này hoàn toàn không có chữ (trừ nhan đề). Chỉ có hình. Người ta gọi đó là thơ tạo hình (visual poetry), một thể loại khá phát triển, thoạt đầu, ở
Nhìn vào bài thơ trên, chúng ta thấy gì?
Thấy, trước hết, là hình ảnh. Hình được chia thành hai nhóm: phía dưới, thấp, nhỏ và mờ, là phố xá; phía trên, cao, lớn và đậm nét, là một bầy chim đang bay. Những con chim ấy, thật ra, là hình ảnh của những chiếc máy bay được cách điệu hoá. Thì ở buổi lễ mừng quốc khánh nào mà lại không có diễu hành, diễu binh và những màn trình diễn bằng máy bay trên không?
Nhưng nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy, tất cả những con chim / máy bay ấy, thật ra, đều là những dương vật đang bay. “Dương vật” chỉ là một uyển ngữ. Lê Văn Tài không muốn dùng cái uyển ngữ ấy. Anh cũng không muốn người đọc nghĩ đến cái uyển ngữ ấy. Bằng hai chữ “C” ngoặc vào nhau ở đuôi các con chim, anh muốn gợi cho người đọc liên tưởng đến một chữ khác: c…c. Nói cách khác, hình ảnh nổi bật nhất trong ngày lễ quốc khánh này, với Lê Văn Tài, chỉ là hình ảnh những con c…c đang bay rợp trời.
Nhìn, chúng ta hiểu ngay, điều Lê Văn Tài muốn diễn tả là một lời văng tục của anh trước cái gọi là “quốc khánh”, ngày lễ quan trọng nhất của một quốc gia. Cần phải nhấn mạnh ngay: quốc khánh không phải là quốc gia. Quốc khánh chỉ là biến cố được một chế độ chọn xem là tiêu biểu nhất trong việc định hình bản sắc của chế độ ấy. Có thể giải thích sự văng tục này như một thái độ của anh trước tình hình chính trị Việt Nam, một thứ chính trị dựa trên bạo lực, ở đó, chiến tranh được huyền thoại hoá như một thứ bùa hộ mệnh cho chế độ. Đã có nhiều nhà thơ đặt nghi vấn về điều đó. Sau năm 1975, trong bài “Hòn đá làm ra lửa” sáng tác trong trại cải tạo, Trần Dạ Từ viết:
Sự ăn nằm dại dột đẻ ra đứa con khờ khạo
Tên nó là chiến tranh. (1)
Nguyễn Duy, trong bài “Đá ơi”, sáng tác năm 1989, cũng nghĩ như thế:
Nghĩ cho cùng
Mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…(2)
Như vậy, sự phê phán của Lê Văn Tài cũng không phải là điều gì bất thường.
Tuy nhiên, theo tôi, trong bài thơ trên còn một khía cạnh khác, sâu sắc hơn: quốc khánh là để tôn vinh dân tộc tính; dân tộc tính lại được định hình chủ yếu từ chiến tranh; chiến tranh là bạo lực, mà bạo lực lại gắn liền với nam tính. Quốc khánh, do đó, không phải chỉ là ngày lễ biểu dương của một chế độ mà còn là một cuộc biểu dương của giống đực. Nếu hình ảnh những toà nhà nằm phía dưới gợi liên tưởng đến một người phụ nữ đang nằm với những đường nét nhấp nhô kiểu “Một đèo, một đèo, lại một đèo” (Hồ Xuân Hương), hình ảnh những con chim / máy bay trên trời chính là hình ảnh của những gã đàn ông đang uy hiếp cả không gian. Chúng sắp hàng đâm thẳng về phía trước. Chúng xé toạc cả bầu trời. Chúng là những con c…c biết bay.
Có hai điều cần nói thêm về cái chữ dễ bị xem là tục tĩu này.
Thứ nhất, gần đây hầu như mọi nhà phê bình và nghiên cứu đều đồng ý với nhau một điểm: Trong ngôn ngữ không có chữ nào là thanh hay tục hơn chữ nào cả. Vấn đề là cách sử dụng và mục đích sử dụng. Một số tiếng chửi thề vang lên, đây đó, trong thơ Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát (ở một số câu thơ trong giai thoại), được khen là thấm thía và độc đáo. Hiện tượng giới cầm bút văng tục trong sáng tác như vậy sau này càng lúc càng nhiều. Nó chỉ là biểu hiện của những bức bối mà họ đang chịu đựng đồng thời cũng là cách diễn tả những phản kháng âm thầm trong lòng họ. Mở đầu cuốn Ðộ không của lối viết, Roland Barthes đã nhắc đến Hérbert, một nhà cách mạng, người thường văng tục trên tờ báoLe Père Duchêne. Barthes nhận xét: “Những lối văng tục ấy chẳng có nghĩa gì cả, nhưng chúng báo hiệu. Chúng báo hiệu bằng cách nào? Bằng cách diễn tả cả một tình thế cách mạng.” (3)
Thứ hai, nhìn ở bình diện khác, sâu hơn, chúng ta cần quay lại với lý thuyết Ngôn-dương vật luận (phallogocentrism) của Jacques Derrida: theo ông, lịch sử văn minh Tây phương được xây dựng trên nền tảng của Ngôn tâm luận (Logocentrism), một quan điểm cho từ (word), đặc biệt khía cạnh ngữ âm của từ, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ, và từ đó, trong lịch sử văn minh của nhân loại. Nhấn mạnh vào khía cạnh ngữ âm cũng có nghĩa là hạ thấp vai trò của chữ viết. Chữ viết, như vậy, trở thành biểu tượng của ngôn ngữ nói, là ký hiệu của ký hiệu, nghĩa là một cái gì thuộc thứ yếu. Tính đẳng cấp ấy phản ánh rõ nét trong siêu hình học Tây phương: Đó là khuynh hướng tư tưởng dựa trên nam tính (masculinist/phallic) và phụ hệ (patriarchal), điều được Derrida gọi là Duy dương vật luận (phallocentrism). Kết hợp Logocentrism và Phallocentrism lại với nhau, Derrida sáng tạo nên một chữ mới: Phallogocentrism mà tôi tạm dịch là Ngôn-dương vật luận.
Khai triển quan niệm này của Derrida, các nhà nữ quyền luận cho lịch sử nhân loại được viết bởi nam giới và văn hoá nhân loại cũng được sáng tạo bởi nam giới: Nam giới không những chiếm ưu thế về phương diện kinh tế, chính trị và xã hội mà còn chiếm ưu thế cả trong ngôn ngữ, và qua ngôn ngữ, sáng tạo văn học, viết và viết lại lịch sử, từ đó, khuynh loát cả khung tư duy và toàn bộ hệ quy chiếu cũng như các bảng giá trị của loài người: ở đó, dương vật là ngòi bút (pen = penis), là biểu tượng và là nguồn suối của quyền lực, hay nói cách khác, nam giới bao giờ cũng thống trị.
Ở Việt Nam, giới nghiên cứu lịch sử và văn hoá thường cho, khác với Tây phương, người Việt vốn coi trọng phụ nữ với hai biểu hiện chính là, một, vai trò của nữ giới qua hình ảnh của Âu Cơ, Trưng Trắc, Trưng Nhị và Triệu Ẩu, và hai, Đạo Mẫu trong tín ngưỡng dân gian. Nhưng, cả hai biểu hiện ấy, một là rất xưa, chủ yếu là thời nguyên thuỷ, như một di tích của nền văn minh Nam Á, trước khi tiếp xúc với Trung Hoa; hai là rất mờ nhạt, chủ yếu ở dân gian. Trong nền văn hoá chính thống, với sự hỗ trợ của giới cầm quyền, văn hoá Việt
Trở lại với bài thơ “Quốc khánh” ở trên, theo tôi, Lê Văn Tài không phải chỉ muốn bày tỏ thái độ của anh đối với một ngày lễ, và qua ngày lễ ấy, điều mà một chế độ muốn tuyên dương, mà anh còn nêu lên nhận xét của anh về lịch sử nói chung, một thứ lịch sử (history), nói theo cách chơi chữ của các nhà nữ quyền luận trong tiếng Anh, của ông ấy / gã ấy / thằng ấy (his-story).
Cũng cần nhấn mạnh: Lịch sử không phải là quá khứ. Lịch sử chỉ là cái người ta viết về quá khứ. Những cái viết ấy, như nhiều lý thuyết gia hậu hiện đại đã chứng minh, bao giờ cũng chịu sự tác động của phái tính, của ý thức hệ và của những ý đồ chính trị cụ thể. Chính vì thế, lịch sử, thứ nhất, tự bản chất, có tính chủ quan, và thứ hai, luôn luôn được viết lại. Có lẽ Lê Văn Tài không có tham vọng viết lại lịch sử. Anh chỉ muốn nhìn lại lịch sử một cách khác, từ góc nhìn của anh, góc nhìn của một người muốn giải hoặc, muốn vạch trần các huyền thoại.
Mà huyền thoại ở Việt
Nguyễn
Hưng Quốc
***
Chú thích:
Chú thích:
Trần
Dạ Từ (1990), Quê hương Bạn hữu Tù đày, Stuttgard: Trung tâm Độc Lập, tr.123.
Nguyễn
Duy (1990), Quà tặng, Hà Nội: nxb Văn Học, tr. 78.http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=6456
Sep
01, 2013
Lê
Văn Tài, hiện đang sống tại Úc, vừa là họa sĩ vừa là thi sĩ. Là họa sĩ, anh đã
có hàng chục cuộc triển lãm cá nhân ở Việt Nam và Úc cũng như nhiều quốc gia
khác trên thế giới. Là thi sĩ, anh đã xuất bản hai tập thơ bằng ...
Aug
31, 2013
Ngày
12 tháng 8 năm 1969, Bộ Chính Trị đảng CS Việt Nam công bố trước hội đồng chính
phủ, chủ tịch HCM đang lâm sàng nguy cơ bệnh nặng. Ông được những y sĩ Trung
Quốc và Liên Xô điều trị chu đáo, nhưng bệnh ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.