Chiều
qua 11/09/2013, một người đã xông vào trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thái
Bình, bắn thẳng vào các cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất khiến một người chết
và ba người khác trọng thương. Người nổ súng tên là Đặng Ngọc Viết đã tự sát
sau đó. Báo chí trong nước cho biết, nguyên nhân là do bất đồng trong việc đền
bù giải phóng mặt bằng. RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với nhà báo tự do Phạm Chí
Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh về sự kiện đang làm chấn động dư luận.
RFI
: Xin chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Đây có phải là lần đầu tiền người dân phản
kháng bằng cách cố ý sát thương?
Xã
hội Việt Nam
vừa chứng nghiệm một bùng nổ cá nhân chưa từng có tiền lệ: lần đầu tiên người
dân phản kháng chính quyền bằng hành vi sát thương có chủ đích.
Mười
sáu năm sau “cơn sóng thần” 1997 chống tham nhũng ở Thái Bình, địa phương có tỷ
lệ liệt sĩ thuộc loại cao nhất nước này lại phải trải nghiệm tâm thế “cùng tất
biến”. Đặng Ngọc Viết đương nhiên sẽ bị nhà cầm quyền coi là “sát nhân máu lạnh”
khi người dân này đã dùng súng colt bắn thẳng vào đầu các cán bộ đầu não của
Trung tâm phát triển quỹ đất – một cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố
Thái Bình. Ít nhất hai nạn nhân đã tử vong.
Những
xác nhận ban đầu cho thấy không có bất kỳ dấu hiệu tâm thần nào nơi hung thủ.
Ngược lại, người gây án đã dường như chủ tâm tìm cho một mình sự kết thúc tương
tự với các nạn nhân của anh ta.
Đặng
Ngọc Viết được nhận xét hiền lành
Những
tin tức ban đầu cũng xác nhận không có mối quan hệ tư thù nào giữa các nạn nhân
với kẻ giết người. Vậy nguồn cơn còn lại thuộc về mối quan hệ nào?
Khác
với vụ đánh bom tự sát xảy ra ở thị trấn Bạch Hạt Than, huyện Xảo Gia, tỉnh Vân
Nam của Trung Quốc vào ngày 10/05/2012 khiến 4 người chết và 16 người bị thương
mà báo chí Bắc Kinh không dám thừa nhận về nguồn cơn phẫn uất do bị thu hồi đất,
giờ đây truyền thông Việt Nam đã đưa thông tin ban đầu về mối liên quan giữa
hung thủ với vụ việc thu hồi và giải tỏa đất mà gia đình anh ta lại là một trường
hợp rất thiếu may mắn trong số đó.
Nhưng
bất hạnh bao trùm lên tất cả là “cùng tất biến” đã hóa thân thành logic từ mọi
mâu thuẫn đến xung đột đất đai trong xã hội Việt Nam từ hai chục năm qua. Nếu từ năm
1995, vào lúc con sóng đầu cơ bất động sản đầu tiên thời mở cửa ồn ào cảnh sắc
lợi nhuận và bắt đầu kéo theo bệnh dịch đền bù đất đai từ không thỏa đáng đến
thảm cảnh bất công, dẫn tới hiện tượng những người dân phải mang can xăng đến
trụ sở chính quyền địa phương đe dọa tự thiêu… thì từ năm 2000 đến nay, hình ảnh
tuẫn tiết đó đã xảy ra không ít lần, không ít nơi, bùng cháy những cái chết
theo đúng nghĩa đen.
RFI
: Thưa anh, nguyên nhân có phải từ thái độ vô cảm của chính quyền ?
Song
trái ngược với hậu quả khốc hại của dân oan, các nhóm lợi ích bất động sản và
nhóm thân hữu chính trị vẫn chìm sâu trong vũng lầy của những từ ngữ lóng lánh
nghĩa bóng. Mọi thông tin về những câu chuyện tang thương của dân mất đất luôn
bị các cấp chính quyền tìm cách bưng bít.
Cho
đến năm 2009, số đại gia địa ốc đã tăng vọt ở Việt Nam , rất đồng cảm với những gì đã
hiện hình ở quốc gia có đường biên giới chung hòa mang tên “Mười sáu chữ vàng”.
Trước
khi nổ ra cơn “cùng tất biến” của Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình, các cơ quan chính
quyền luôn giao đãi bằng khẩu ngữ “là bạn của dân” đã có quá đủ thời gian để
rút ra một bài học đắt đỏ từ câu chuyện Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng, nơi mà
một con người được xem là viết hoa như Đoàn Văn Vươn cùng gia đình đã làm nên dấu
ấn phản kháng đầu tiên bằng vũ khí sát thương đối với lực lượng công vụ, cũng
liên quan mật thiết đến việc thu hồi đất và bóng dáng của một nhóm lợi ích lẩn
khuất phía sau việc cướp đất của nông dân.
Chỉ
có điều, sự đau đớn của người dân luôn bị nhân gấp đôi: Một do thái độ hành xử
vô lối của chính quyền, và tiếp theo là những kẻ được xem là “công bộc”, ngoài
thói quen vun vén tài sản trên máu xương đồng bào, đã không tích góp được bất kỳ
kinh nghiệm xương máu nào trong cuộc đối mặt và cả đối đầu với dân chúng.
Nhìn
rộng hơn và trượt qua thời gian từ rất nhiều năm, lịch sử đã nhận ra bài học lớn
nhất là một cơ chế độc trị đã không ngộ được bất cứ bài học nào từ lịch sử về
việc cai trị các công dân của mình.
Hai
ngàn bài viết phẫn uất sôi sục trên phần lớn báo chí trong nước về số phận “người
nông dân nổi dậy” ở Hải Phòng vào đầu năm 2012 đã chẳng mấy có tác dụng, bởi
chính thái độ coi thường dân của rất nhiều quan chức vô cảm. Thậm chí, viên đại
tá có tên là Đỗ Hữu Ca – giám đốc Công an Hải Phòng và là tác giả của giai thoại
được xem là “trận đánh đẹp” vào gia đình Đoàn Văn Vươn, còn được phong hàm tướng
sau sự việc đau buồn đó.
RFI
: Như vậy là chính quyền vẫn chưa rút ra được bài học sau vụ Đoàn Văn Vươn ?
Lãnh
đạo tỉnh Thái Bình thăm hỏi các cán bộ là nạn nhân trong vụ xả súng vào ngày
11/9
Nhưng
một khi không có ai rút ra được bài học nào từ lịch sử, lịch sử sẽ bắt một ai
đó phải trả giá. Lần đầu tiên, sự phản kháng của dân chúng, dù mới chỉ biểu hiện
ở vai trò một cá nhân, đã vượt quá mọi giới hạn của kìm nén và sợ hãi. Lần đầu
tiên, thói vô cảm quan chức đã phải một cái giá rất đắt đỏ, như một món hàng
xôi thịt ngoài chợ.
Mối
liên hệ trực tiếp giữa cơ quan giải phóng mặt bằng, mà thực chất là đội thi
hành cưỡng chế của Thái Bình, với gia đình hung thủ Đặng Ngọc Viết có thể đã đủ
cấu thành để làm nên mối xung khắc hết thuốc chữa. Từ nhiều năm qua, người dân
lành ở nhiều địa phương đã biến thành dân oan và kéo nhau rồng rắn đi khiếu tố ở
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh về sự bất nhẫn có độ chênh lệch từ 10-20 lần giữa
giá đền bù đất với giá bán buôn chính lô đất đó, về số phận bị bỏ mặc và còn được
mô tả “không khác con vật” của lớp dân oan, và cả về điều tiếng bầm dập từ chuyện
một quan chức của Quốc hội đòi đánh thuế người dân đi khiếu kiện, đến người đứng
đầu cơ quan Tổng thanh tra chính phủ đòi cưỡng chế chính những người đi đòi quyền
lợi chính đáng về đất đai…
Tất
cả đã phải trả giá, trả giá cho ngày hôm nay và gần như không thể khác cho cả
tương lai những tháng năm sắp tới, đối với sự vô cảm quan chức mà xã hội đã lên
án quá dày dặn nhưng lại chưa một quan chức trơ lì nào bị kết án.
RFI
: Theo anh thì liệu có nguy cơ hỗn loạn trong xã hội hay không ?
Không
thể nói khác hơn, một quy luật tâm lý xã hội đã hình thành: Não trạng và cách
hành xử vô cảm đến mức bất chấp của giới quan chức đã tiếp biến với hành động
phản kháng mang tính bất chấp không kém của dân chúng. Mười sáu năm trước, người
dân Thái Bình nổi dậy nhưng chỉ đến mức bắt giữ cán bộ chính quyền trong một thời
gian ngắn, nhưng đến năm 2012 gia đình Đoàn Văn Vươn đã chống trả quyết liệt lực
lượng cưỡng chế đất đai tuy chỉ bằng tư thế thụ động, còn nay tâm thế sợ hãi đã
biến thành hành vi trả thù chủ động của người dân. Tín hiệu hỗn loạn xã hội
cũng từ đó mà nảy nở, mà bùng phát.
Khó
có thể khác hơn, nạn thu hồi đất vô lối và thói cai trị dân chúng bằng bạo lực ở
nhiều địa phương đang dẫn đến triển vọng bùng nổ phản kháng của nông dân. Không
còn là những phản ứng tích tụ ngấm ngầm nhưng không dám bộc phát như những năm
trước, giờ đây hành động phản kháng đã có dấu hiệu vượt qua tâm lý sợ sệt và lằn
ranh pháp luật, chĩa thẳng mũi công kích vào những cán bộ chính quyền cận kề nhất.
Đó cũng là nhận thức “hồi tố” – một dạng tâm lý rất nguy hiểm trong lịch sử xã
hội Việt Nam
mà không ít lần đã dẫn đến những xáo trộn tự phát và kinh khủng, dẫn tới những
cuộc khởi nghĩa có tổ chức của nông dân ở khắp mọi nơi.
Đám
tang nạn nhân Vũ Ngọc Dũng.
Nhà
nước Việt Nam
đương đại đã từ lâu bỏ quên lời dạy “lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi. Trong
lúc nhiều quan chức cao cấp vẫn cố tỏ ra bình thản trong các cuộc họp mà chẳng
mấy ai dám chịu trách nhiệm cá nhân để quyết định những vấn đề “nhạy cảm”, tâm
lý hồi tố tự phát nơi dân nghèo lại đang có chiều hướng phát lộ ngay trước mắt ở
một số vùng nông thôn miền Bắc và miền Trung - những nơi mang sắc thái dã man
nhất của các nhóm lợi ích và hành xử mang tính côn đồ và lưu manh nhất của một
số viên chức chính quyền.
Cảnh
đám tang của anh Đặng Ngọc Viết.
Cho
dù sắp tới các cơ quan tuyên giáo của Nhà nước có quy kết hành vi của hung thủ
Đặng Ngọc Viết là “khủng bố”, xã hội sẽ không thể nào tránh khỏi câu hỏi liệu
có xảy ra một cơn sóng phản kháng tự phát và dữ dội của dân oan nhắm vào các lực
lượng thường liên quan ích lợi nhất với các quyền lợi dự án, kế hoạch bồi thường,
cưỡng chế và giải tỏa đất đai tại các vùng nhạy cảm như Nam Định, Thái Bình,
Hưng Yên, Bắc Giang…, và tất nhiên không thể loại trừ Nghệ An – nơi vừa nổ ra vụ
xung đột không khoan nhượng giữa công đồng kitô hữu với chính quyền và cảnh sát
vũ trang…
Thụy
My
ĐẶNG
NGỌC VIẾT
Dân Làng đến chia buồn
cùng gia đình Đặng Ngọc Viết
Đặng Ngọc Viết tự sát để không sa vào tay bạo quyền CSVN. Tượng Phật Bà Quan Âm, nơi Viết ăn cơm chùa xong ra ngồi và tự sát
Đặng Ngọc Viết tự sát để không sa vào tay bạo quyền CSVN. Tượng Phật Bà Quan Âm, nơi Viết ăn cơm chùa xong ra ngồi và tự sát
Chùa
Đông Sơn (Kiến Xương, Thái Bình), nơi Viết đến sau khi xả súng
Hòn đá bên trái là nơi Viết
đến và ngồi rất lâu trong chùa Đông Sơn
Tôi
lạy Anh
Người Anh Hùng Dân Tộc
Đã phát lên tiếng súng hờn căm
Tiếng súng nổ như vỡ bờ thác đổ
Máu Anh Hùng vì uất hận lòng dân
Đặng Ngọc Viết tên Anh Đặng Ngọc Viết
Lẫm liệt thay đất nước có tên Người
Lẫm liệt thay Đặng Ngọc Viết ơi !
Tôi khóc người nước mắt tuôn rơi
Ta đau nhói tâm hồn ai cắt xé
Tiếc thương người đã chọn cách quyên sinh
Giang san đó đắm chìm trong tăm tối
Nước đang cần dân nước hy sinh
Thái Bình ơi ! Đau nhói hồn tôi !
Tiếng súng vang rung rinh đất trời
Hỡi !Trời cao thiên sứ của Người
Một VỊ SAO vừa lịm tắt rồi
Lịch Sử ngàn năm Viết tên Anh
Đặng Ngọc Viết Anh là bức tranh
Là Chính Khí đi vào sử xanh
Bất Tử Tên Người Chiến Sĩ Liệt Oanh
Lê Chân_12/ 09/2013
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.