Friday, September 20, 2013

Độc tài: Mạnh hay yếu?

image
Ở Đức, dưới thời Hitler, đảng Nazi chỉ có trên năm triệu đảng viên trên tổng số khoảng 80 triệu dân
Người ta thường dễ có ấn tượng là các chế độ độc tài đều mạnh: Chúng có quân đội, có công an, có mật vụ, có chỉ điểm viên (và gần đây, ở một số nước, có “dư luận viên”) trùng trùng điệp điệp. Song song với các lực lượng ấy, chúng có súng đạn, tòa án, nhà tù và các bãi bắn hoặc phòng chích thuốc độc. Nếu các yếu tố trên chưa đủ để khiến mọi người khiếp sợ, các chế độ độc tài còn có thêm một yếu tố này nữa để “thuyết phục” mọi người nên tiếp tục khiếp sợ: Chúng thường có một lịch sử rất dài hoặc khá dài.
image
Trước hết, nên lưu ý: trong lịch sử nhân loại, độc tài có “tuổi thọ” cao hơn hẳn dân chủ. Dân chủ chỉ là một hiện tượng mới. Thực sự là dân chủ lại càng mới. Mới và lạ: Không phải ở đâu người ta cũng thấy được mặt mũi của dân chủ. Chính vì sống quá lâu với độc tài, từ độc tài phong kiến đến độc tài thực dân và độc tài Cộng sản như vậy, nhiều người cảm thấy quen thuộc, ngỡ nó là số mệnh, như một cái gì đương nhiên. Không thể thoát được. Sự chấp nhận dễ dàng ấy càng làm cho độc tài có vẻ mạnh mẽ hơn.

image
Độc tài càng có vẻ mạnh hơn nữa khi người ta so sánh nó với dân chủ. Dân chủ, ngay cả khi được xem là hình thức tổ chức hoàn hảo nhất trong tiến trình phát triển của nhân loại, như một điểm “tận cùng của lịch sử” không bao giờ gợi lên ấn tượng về sự mạnh mẽ. Một xã hội càng dân chủ bao nhiêu càng làm cho người ta quên cảm giác về quyền lực bấy nhiêu. Không bị ám ảnh về quyền lực, người ta cũng không có ý niệm về sức mạnh của nó.

image
Thật ra, tất cả các ấn tượng trên đều giả. Từ góc độ thực tế, các nước dân chủ bao giờ cũng giàu, mạnh và ổn định hơn hẳn các nước độc tài. Từ góc độ lịch sử, xu hướng phát triển chung của nhân loại là chiến thắng của dân chủ trên độc tài chứ không phải ngược lại. Từ góc độ lý thuyết, chính phủ dân chủ bao giờ cũng là chính phủ của đa số, hơn nữa, vì được xây dựng trên nền tảng hiến pháp và luật pháp vững chắc và công minh, luôn luôn bị áp lực của các lực lượng đối lập và của xã hội dân sự mạnh mẽ, chính phủ dân chủ nào cũng cố gắng trở thành chính phủ của toàn dân, của mọi người chứ không phải chỉ giới hạn trong những người đã ủng hộ và bỏ phiếu cho mình.

image
Chính phủ độc tài, ngược lại, bao giờ cũng là chính phủ của thiểu số. Không bao giờ có thiểu số tuyệt đối: Ngay ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, mọi quyền lực hầu như tập trung hết vào tay nhà vua, kẻ được xem là con Trời. Nhưng vua bao giờ cũng tìm cách liên minh với tầng lớp quý tộc và quan lại để tạo thế lực. Do đó, chính nhà vua cũng phải tự động san sẻ quyền lực với những người khác. Thời hiện đại, các nhà độc tài cũng tìm cách san sẻ quyền lực và quyền lợi với người khác, chủ yếu qua hệ thống đảng mà họ lãnh đạo. Nhưng dù mở rộng đến mấy thì đó cũng vẫn là thiểu số. Ở Đức, dưới thời Hitler, đảng Nazi chỉ có trên năm triệu đảng viên trên tổng số khoảng 80 triệu dân. Ở Việt Nam hiện nay, trên tổng số gần 90 triệu dân, số đảng viên Cộng sản chỉ có khoảng bốn triệu. Vẫn là thiểu số.

image
Chỉ cần làm một bài tính nhẩm cũng có thể thấy ngay thế yếu của các chế độ độc tài: Đó là sự đối đầu của thiểu số đối với đa số, của một nhóm người ít ỏi với một đám quần chúng đông đảo. Các nhà độc tài thừa hiểu điều đó nên bao giờ cũng tìm cách củng cố sức mạnh của họ bằng ít nhất ba biện pháp chính: Thứ nhất, trong khi củng cố tổ chức của họ thật chặt chẽ, họ tìm cách phân hoá cái khối đa số quần chúng đông đảo kia, không cho phép quần chúng tập hợp lại và thống nhất với nhau. Thứ hai, dùng biện pháp tuyên truyền để, một mặt, khuếch đại sức mạnh của mình, mặt khác, để tạo ảo tưởng là họ đang đại diện cho đa số, thậm chí, đại đa số, hơn nữa, của mọi người. Và thứ ba, sử dụng bạo lực để đàn áp và khủng bố mọi người.

image
Có thể nói, sức mạnh của các chế độ độc tài chủ yếu được xây dựng trên ba nền tảng chính: Một, phân hoá dân chúng, hai, lừa dối, và ba, khủng bố. Biện pháp đầu làm cho người ta nghi ngờ nhau; hai biện pháp sau làm cho người ta sợ hãi. Cũng có thể nói, sức mạnh các chế độ độc tài không nằm ở bản thân nó mà chủ yếu nằm ở sự chia rẽ và  khiếp nhược của mọi người. Khi, vì lý do nào đó, mọi người đoàn kết và can đảm đòi hỏi quyền lợi và quyền lực cho mình thì các nhà độc tài chỉ có thể làm giống như Muammar Gaddafi ở Libya năm 2012: chui xuống ống cống.

image




Nguyễn Hưng Quốc

image

Obama đã quên Việt Nam?
Viện dưỡng lão
Một nửa người đàn ông
Tân nhạc Việt Nam dưới thời XHCN
Chuyến bay Delta 15
What happens to your body while you're asleep
Bánh canh quê em quê anh
Lời nói dối về thịt bò "cô bê phở"
Cô nhi viện và Viện dưỡng lão
12 địa điểm ngắm hoàng hôn tuyệt vời nhất
Nước Mỹ số một
Nhiều ca sĩ VN không được đào tạo về âm nhạc
Italia nỗ lực trục vớt tàu du lịch Costa Concordia...
Loài chó thông minh
Lời nguyền "Armageddon” khiến Mỹ bỏ cuộc tại Syria...
Giọt nước mắt muộn cho Budapest
Dân chủ và tự do thông tin
VN có nhượng bộ TQ về biên giới không?
30 năm cuộc chiến Việt - Trung
Vé giả vào thăm bảo tàng Louvre & Táo Trung Quốc
Nhiễm độc thủy ngân
Vợ chồng khắc khẩu
Cái giá của độc đảng
Nước ngầm ở Hà Nội ‘nhiễm thạch tín’
Tức nước vỡ bờ
Dây điện Hà Nội thành nơi treo lồng chim, phơi áo
Chăn vịt chạy đồng
Bà Cẩm Lợi
Chuyện tếu_Joke
Ba ngày ở Sapa
Người Việt bị FBI lật tẩy tội mưu sát
Tại sao một số phụ nữ sẩy thai nhiều?
Bảy Viễn : Cuộc đời ngang dọc
Syria: Số phận nghiệt ngã và đề xuất ngớ ngẩn của ...
Nỗi niềm của những người 'phụ nữ thừa'
Đồng hồ của các cụ chỉ mấy giờ
Obama xỉ vả Putin tại G20
Doanh nhân Nhật nhặt rác Hồ Gươm
Một thời câu cá
Blogger Mẹ Nấm nói về cuộc gặp với EU
Những ngày xa xưa trên quê hương đâu rồi?
Những trào lưu của gái Nhật
Hoàng gia Nhật dạy con như thế nào?
Văn hoá 'cởi giày'
Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội
Vũ khí hóa học giết người hàng loạt
Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh
Đạo trong võ học
Sợ Vợ
Liệu sẽ có 'cách mạng cơm-bún' ở VN?
Việt kiều về thăm quê
Khuôn mặt lấp ló giữa đống lửa đang cháy
So sánh GDP đầu người của Việt Nam với vài nước Á ...
Dalai Lama: Học làm người
Cộng Cà Phê và Quán thịt chó Đảng
Hủ tiếu
Rainbow Mountains In China
Một góc nhìn về cơm 2000 đồng
Tại sao thuyền nhân liều mạng tới Úc?
Công an 'xô xát' với giáo dân ở Nghệ An
Số người tị nạn Syria vượt mức 2 triệu
Những thứ cần phải quên
Nghi Phạm khủng bố Al-Qaeda gốc Việt là ai?
Tin "Vịt"
Thế giới kỳ lạ bên trong cơ thể con người
Quốc khánh
Nữ nghệ sĩ Việt với cuộc hành trình đưa nhạc dân t...
Facebook ở VN: Đồng sàng dị 'mạng'
Hoa Kỳ có lịch sử lâu đời về hoạt động quân sự ở n...
Hũ hài cốt là con tin trong chùa
Chuyện cờ bịch ngày xưa ở VN
Cho phép thì lo, không cho thì lạc hậu
Điệp viên cs Phạm Xuân Ẩn: Xin đừng chôn tôi gần c...
Thế giới ăn gì vào bữa sáng?
Hòa thượng Thích Quảng Độ từ nhiệm
Chị “Sui” hấp dẫn!!
Chủ nợ Việt dùng cảnh sát Việt hăm dọa con nợ
Những chuyện về ăn uống
Nhân Quyền, Dân Chủ VN: Tình Hình Tháng 8 Năm 2013...
Hai cậu bé: bán thuốc lá dạo và đạp xích lô ở VN
Bán tất cả, trừ huyền thoại
25 món bún
Madison, Wisconsin: 30-8 Ngày John 'Vietnam' Nguye...
Những bí ẩn bên trong xác ướp HCM?
Bà Clinton 'nhiều quà' hơn cả ông Obama
Thế giới tập trung vào Syria

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.