Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện đất nước Việt Nam suốt mấy
mươi năm qua
Việc
Đảng Cộng sản Việt Nam
quyết bám giữ quyền lãnh đạo của mình là điều dễ hiểu.
Nhưng
cái lý lẽ Đảng đưa ra mới khó hiểu.
Đảng
nói rằng điều đó có lợi cho dân cho nước – đây là điều cần phải bàn lại.
Nhưng
nó có lợi cho Đảng trước hết thì không có gì phải bàn cãi.
Thử
động đến quyền lãnh đạo của Đảng xem. Sẽ biết!
Những
ngày này, có lẽ ít ai biết rõ điều này hơn ông Lê Hiếu Đằng, người vừa kêu gọi
thành lập đảng đối lập.
Đánh
người nằm bịnh
Ông
Lê Hiếu Đằng không phải là cán bộ Đảng đầu tiên đã từng phản bác
Đảng
Đầu
tiên các báo mang họ ‘nhân dân’ nhưng thân Đảng điểm mặt ông Đằng. Tiếp đến các
báo tỉnh báo thành, rồi báo ngành báo nghề đều ùa vào dập ông Đằng tới tấp.
Tôi
nghĩ các nhà lý luận của Đảng đang cơn giận mà nói vậy chứ chưa suy xét kỹ nội
tình câu chuyện của ông Đằng.
Có
câu: ‘Chim sắp chết cất tiếng nỉ non; người sắp chết nói lời thành thật’. Khi
được ‘viết trong những ngày nằm bịnh’ – mà là trọng bệnh có phần sống phần chết
– thì tôi tin những lời ông Đằng viết ra là rút gan rút ruột tận đáy lòng.
Với
một người đã lăn lộn trong lòng Đảng bao nhiêu năm, một người lúc nào cũng cảm
nghĩ về tình hình đất nước và trong khoảnh khắc thành thật nhất thì lời kêu gọi
‘thoái Đảng, lập đảng đối lập’ của ông thật không thể coi thường.
Hơn
nữa, lúc đó tính mạng còn không giữ được thì ham hố chi mà ‘mưu đồ chính trị’
với ‘vị kỷ cá nhân’?
Với
lại, từ bỏ niềm tin, đi giết lòng mình thì có dễ không nhất là khi cả đời đã
hy sinh vì nó?
Cho
nên, nói sao chứ ông Đằng không thể hàm hồ được. Ắt hẳn ông đã suy xét cặn kẽ,
cân nhắc thấu đáo mọi bề trước khi đi đến quyết định làm Đảng tối tăm mặt mũi
như thế.
Công
và lợi
Theo
báo Đảng thì sự lãnh đạo của Đảng nhân dân hoàn toàn ủng hộ còn lý do
vì sao các học giả đã ‘phân tích nát nước’. Còn gì để bàn cãi nữa?
Theo
sự phân tích này, thì nguyên do chính Đảng độc quyền lãnh đạo là Đảng có công
còn dân có lợi.
Công
là Đảng đã ‘cứu nước cứu dân’ và sắp sửa làm cho ‘dân giàu nước mạnh’. Công lớn
bằng trời nên Đảng được độc quyền lãnh đạo trên toàn cõi Việt Nam .
Sau
khi bị dân Nhật truất quyền, Đảng Dân chủ Tự do của ông Abe đã trở
lại mạnh mẽ
Về
‘cứu nước cứu dân’ thì Đảng Quốc đại (INC) bên Ấn Độ chắc không thua gì Đảng vì
đã dẫn dắt nhân dân Ấn Độ giành độc lập mà không tốn nhiều xương máu.
Về
‘dân giàu nước mạnh’ thì Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Nhật chắc không phải hổ
thẹn so với Đảng vì đã đưa nước Nhật từ đống tro tàn thành cường quốc thế giới.
Ngay
Campuchia sát bên, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) có công cứu nước khỏi họa diệt
chủng lại còn đưa đất nước phát triển ổn định cho đến nay.
Nói
như Đảng thì INC, LDP và CPP phải triệt hết đảng khác, viết lại Hiến pháp để
tiếm quyền lãnh đạo hay sao?
Hoặc
là họ không đủ ‘đỉnh cao trí tuệ’ như Đảng ta, hoặc là dân nước họ khó hơn dân
ta nên họ không làm được như Đảng chăng?
Cứ
cho là có công thì được quyền lãnh đạo đi, vậy còn có tội thì sao?
Cải
cách ruộng đất bao nhiêu người chết? Kinh tế tập trung bao cấp tàn phá đất nước
như thế nào? Tham nhũng làm mất bao nhiêu tiền thuế của dân? Rồi còn hàng tỉ
đôla tiền thuế của dân chìm theo con tàu Vinashin thì sao?
Chẳng
phải ‘thế lực thù địch’ nào mà chính Đảng đã thừa nhận những ‘sai lầm khuyết
điểm’ kể trên.
Chẳng
lẽ vài lời xin lỗi, mấy giọt nước mắt, một số vị bị cách chức, một vài người đi
tù là xong? Còn Đảng chẳng hề hấn gì, vẫn cứ điềm nhiên tại vị.
Các
quan chức Tiên Lãng nhận mức án nhẹ hơn nhiều so với gia đình Đoàn
Văn Vươn
Công
lớn thì được thưởng to, tội nặng chỉ bị phạt nhẹ. Ai thông minh bằng Đảng đây?
Hơn
nữa, theo lý mà suy, nếu dân thật sự trao quyền cho Đảng thì dân phải có quyền
trừng phạt sai lầm của Đảng chứ?
Thế
mà dân chả làm gì được Đảng cả. Có chăng được Đảng xin lỗi đã là hạnh
phúc lắm rồi.
Lời
nói suông
Công
bằng mà nói, ở vị trí lãnh đạo đất nước, Đảng cũng muốn dân giàu nước mạnh. Có
như thế Đảng mới chứng tỏ cái tài lãnh đạo của mình.
Cho
nên câu nói ‘Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân’ trong
chừng mực nào đó cũng có thể xem là lời nói thật lòng.
Nhưng
nếu vì thế mà cho rằng nên cho Đảng lãnh đạo thì chẳng khác nào đi dụ trẻ con.
Đảng
chính trị nào không đặt mục tiêu vì dân vì nước? Tự dưng họ lập ra đảng phục vụ
lợi ích riêng của họ rồi để dân bầu được sao?
Đảng
nói dân từng theo Đảng giành độc lập dân tộc. Nhưng Đảng cũng nói một Đảng hôm
qua tốt thì không có nghĩa hôm nay vẫn được dân tin.
Do
đó, nếu không có gì đảm bảo Đảng chỉ vì và luôn vì lợi ích của dân thì đó chỉ
là lời nói suông to tướng.
Nông
dân vốn hiền lành chất phác sao vẫn phản kháng chính quyền?
Không
chỉ nói suông mà thực tế dường như chứng minh điều ngược lại.
Câu
chuyện về tiếng súng của Đoàn Văn Vươn là minh chứng rõ ràng về việc chế độ
Đảng quyền vì dân hay vì Đảng.
Chính
quyền huyện Tiên Lãng thừa hiểu pháp luật nhưng họ vẫn cưỡng chế ngoài diện tích
có quyết định cưỡng chế, phá nhà khi không có quy định cho phá nhà. Họ sẵn
sàng chà đạp lên pháp luật. Vì sao? Vì pháp luật họ nắm trong tay và họ biết
rằng người dân chả là gì trước chính quyền.
Một
bên là người dân không có gì ngoài vũ khí tự tạo. Một bên là chính quyền với
toàn bộ hệ thống quân đội, công an, luật pháp, tòa án và bộ máy tuyên truyền.
Đoàn
Văn Vươn thể hiện hình ảnh của một người dân đen đúng nghĩa trước một chính
quyền quá uy quyền.
Đảng
nói Đảng cần toàn quyền để phục vụ nhân dân nhưng ai dám chắc Đảng không dùng
quyền lực đó để trấn áp dân?
Chẳng
lẽ người nông dân bảo vệ mồ hôi xương máu của mình lại là thế lực thù địch?
Chẳng
lẽ Đảng vì lợi ích toàn dân nên có xâm phạm lợi ích một người dân cũng chẳng
sao?
Nếu
chính quyền thật sự vì dân thì họ đã suy nghĩ khác và hành xử khác.
Nếu
chính quyền thật sự vì dân thì đâu có cảnh hàng ngàn nông dân mất đất mất đai
bỏ nhà bỏ cửa ăn dầm nằm dề đi khiếu kiện từ ngày này qua tháng khác.
Chính
quyền vì dân chắc không thể không hiểu rằng tiền bồi thường ăn tiêu dăm mười
năm cũng hết, còn nhà cửa, ruộng vườn là nơi sống và sinh kế cả đời người ta.
Hậu
quả không nhỏ
Người
dân Mỹ có nghĩ như Đảng là nước họ không dân chủ?
Công
bằng mà nói nếu Đảng không vì dân thì dân đã không theo Đảng trong công cuộc
giành độc lập trước đây.
Nhưng
nay, nếu ai đó yêu cầu đưa hoạt động của Đảng vào quy củ bằng một đạo Luật thì
Đảng nói ‘không cần thiết’. Trí tuệ đỉnh cao như thế thật khó ai bằng!
Về
mặt thực tế, có những điều chứng minh ngược lời Đảng nói.
Về
mặt lý thuyết, độc đảng dẫn đến những hậu quả không nhỏ mà không hiểu sao dù
đã ‘phân tích nát nước’ nhưng các nhà lý luận của Đảng vẫn không nhìn thấy.
Một
đảng nắm quyền lực tuyệt đối thì liệu có cưỡng được cám dỗ muốn làm gì thì làm,
nhất là làm lợi cho bản thân, hay không?
Một
Đảng không hề biết cạnh tranh là gì và sắp tới cũng không muốn cạnh tranh với
ai liệu có luôn biết phấn đấu hay không?
Một
Đảng mà người dân không bầu nhưng vẫn nắm quyền thì liệu có hiểu được tâm tư
nguyện vọng của dân hay không?
Thành
tích lãnh đạo của Đảng liệu chỉ có 'thắng lợi này đến thắng lợi
khác'?
Không
phải các nhà tư tưởng Ánh sáng ở Pháp ở không vẽ chuyện ‘tam quyền phân lập’;
không phải những người sáng lập nước Mỹ rỗi hơi tự dưng tìm cách kiểm soát
quyền lực.
Từ
kinh nghiệm bản thân họ biết quyền lực không kiểm soát sẽ như thế nào.
Ai
mà không vì lợi ích của bản thân? Ai mà chẳng muốn hô gió có gió, vẫy mưa được
mưa? Ai đã nắm được quyền lực rồi mà lại chịu nhả ra bao giờ?
Chỉ
khi một đảng không ham muốn quyền lực, chỉ khi quyền lực được kiểm soát thì
quyền lực đó mới được sử dụng vì lợi ích của dân. Còn một đảng chăm chăm vào
quyền lực thì không biết đảng đó sẽ làm chuyện gì.
Bệnh
không uống thuốc
Vậy
còn một đảng luôn ‘phê và tự phê’ thì sao? Liệu có là Đảng tốt cho dân?
Ngày
xưa, vào Đảng là gian khổ, là hy sinh, thậm chí bỏ mạng. Tôi tin đó là đảng
cách mạng và có sức mạnh.
Còn
bây giờ, Đảng chễm chệ ngồi trên cao. Vào Đảng là có cơ lên chức nắm quyền,
thêm tiền thêm bạc. Đảng đã trở thành một nơi dễ tha hóa và mất sức chiến đấu.
Khi
nào vào Đảng không tự khắc sẽ có quyền hành, khi nào vào Đảng là phải làm sao
để được dân bầu, khi nào biết thắc thỏm lo âu sợ dân quay lưng thì các đảng
viên mới tận tâm tận lực.
Có
người nói đảng viên suy thoái chỉ là hiện tượng, nhưng suy thoái mãi không sửa
được thì đã thành bản chất mất rồi!
Không
phải bây giờ mà mấy chục năm qua lúc nào cũng nghe chỉnh đốn Đảng.
Đảng
đề ra công thức nhân dân làm chủ nhưng vẫn phải để Đảng lãnh đạo
Đơn
giản con người tốt hay xấu không thể chỉ trông chờ vào ý thức bản thân được.
Căn
bệnh suy thoái trong Đảng không phải không có thuốc chữa. Có điều liều thuốc
này Đảng nhất định không chịu uống.
Quyền
lực của dân
Người
dân các nước, trong đó có Campuchia, có quyền lựa chọn đảng phái để
giao quyền lực
Có
người nói đa đảng là âm mưu muốn giành quyền lực của Đảng. Suy cho cùng, đa
đảng chính là trả quyền lực về cho nhân dân.
Người
dân thông qua lá phiếu sẽ thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình. Đảng nào
giỏi thì dân chọn để giao quyền. Đó là quyền mà người dân nhiều nước có từ lâu
nhưng người dân Việt Nam
chưa được hưởng.
Người
dân đổ mồ hôi xây dựng nên đất nước này, bỏ xương máu bảo vệ mảnh đất này thì
chính người dân chứ không phải bất kỳ đảng phái nào mới là chủ nhân của dải non
sông gấm vóc này.
Đảng
người ta được dân bầu lên nắm quyền, còn Đảng ta vừa cầm quyền vừa nơm nớp lo
sợ bị người dân lật đổ. Xem cái cách Đảng bao quanh mình bằng công an, quân
đội, bằng bộ máy tuyên truyền trong khi đảng người ta không phải làm như vậy
thì thử hỏi ai chính đáng hơn ai?
Bao
nhiêu tiền của của nhân dân, bao nhiêu nguồn lực của đất nước đã được chi tiêu
vào mục đích bảo vệ Đảng.
Xem
ra cái giá của độc đảng không hề nhỏ. Số tiền đó mà đem đi đầu tư phát triển
đất nước thì sẽ như thế nào?
Chẳng
lẽ nhân dân Việt Nam không xứng đáng tự quyết định vận mệnh của mình hay sao?
Đảng
có công to nhường ấy, trí tuệ nhường ấy, tài năng nhường ấy, tâm huyết nhường
ấy, uy tín nhường ấy mà sợ dân không bầu cho Đảng sao?
‘Dân
chủ độc đảng’
Liệu phê và tự phê có
là cứu cánh cho Đảng?
Ấy
vậy mà không biết các lý thuyết gia của Đảng nặn kiểu gì thành ra ‘độc đảng
vẫn dân chủ’ còn ‘đa đảng chưa chắc đã dân chủ’.
Tôi
chỉ nghĩ đơn giản là trong một gia đình mà chỉ một anh có toàn quyền còn những
người khác không được phép hó hé thì chắc chắn không phải là dân chủ.
Với
lại, cuộc sống này vốn dĩ đã đa nguyên, trăm người mười ý không ai giống ai
thì tại sao chỉ có tư tưởng cộng sản mới được tồn tại còn những tư tưởng khác
thì không?
Để
giải thích cho cái ‘độc đảng dân chủ’ ấy, Đảng dùng đến ‘tính giai cấp’.
Tuy
nhiên, dùng một khái niệm mà chỉ tồn tại trong phạm vi của Đảng Cộng sản để rồi
đi đến kết luận về tính dân chủ vốn là một giá trị phổ quát của loài người thì
liệu có hợp lẽ?
Thử
hỏi người dân các nước xem có ai cho mình thuộc giai cấp nào và có dùng ‘bạo
lực cách mạng’ để ‘đấu tranh giai cấp’ hay không? Ngay ở Việt Nam bây giờ mà
hỏi ai đó thuộc giai cấp bóc lột hay bị bóc lột có khi người ta xem anh là
người cõi nào mới xuống.
Đảng
nói ở Mỹ dù Dân chủ hay Cộng hòa thì đều là của giai cấp tư sản và phục vụ lợi
ích riêng giai cấp. Nếu vậy người dân Mỹ bầu cho các đảng này làm gì? Còn Đảng
Cộng sản của giai cấp bị bóc lột đó, sao dân Mỹ họ không bầu?
Còn
nếu nói đa đảng là của ‘giai cấp tư sản’ vậy thì ở Nga giải thích thế nào về
việc Đảng Cộng sản nước này có thể làm nên chuyện trong các kỳ bầu cử?
Quốc
hội Việt Nam là của dân bầu nhưng sao lại toàn tuân theo lệnh Đảng?
Đảng
cảnh báo tranh chấp đảng phái ‘cản trở sự phát triển chung của xã hội’. Thế sao
các nước phương Tây phát triển nhanh thế? Không có ai săm soi thì tha hồ mà tự
tung tự tác à? Lúc đó sự phát triển còn bị cản trở hơn mấ́y lần.
Nếu
Đảng cứ nhẫt quyết đòi độc quyền lãnh đạo đất nước thì trách nhiệm Đảng phải
gánh vác lớn đến thế nào chắc hẳn Đảng phải biết. Mọi thành bại của dân tộc,
hưng vong của đất nước đều nằm trong tay Đảng.
Điều
thấy rõ là trong lúc thế giới phát triển vũ bão như hiện nay, Việt Nam đứng trước
nguy cơ tụt hậu hơn bao giờ hết.
Nguyễn
Lễ
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.