Note:
Những hình ảnh trong bài viết này là hình minh họa
Từ
ngày sang Mỹ tôi không bao giờ sắm những đôi giày có dây. Thật là phiền phức
khi vào nhà người khác phải đứng lom khom, chân co chân duỗi để tháo chiếc giày
ra, trước khi bước vào nhà, cho vừa lòng gia chủ. Với đôi giày không dây, chỉ
cần tuột ra hay xỏ vào nhanh chóng rất tiện lợi. Có hôm chưa kịp cởi giày, đang
bận bắt tay bắt chân thì bà chủ nhà đã thẳng thừng gọi ông chồng: “Anh nhắc mấy
ông bạn cởi giày ra!”
Có nhà lại cẩn thận treo
một cái bảng nhỏ ở ngay cửa bằng tiếng Anh, còn hơn là ở cửa chùa hay nhà thờ
Hồi Giáo: “Take off your shoes before entering!” Làm như gia đình này suốt năm
chỉ tiếp toàn khách Mỹ. Khách Việt không biết tiếng Anh chắc phải nhờ chủ nhà
phiên dịch, nhắc nhở.
Liệu khách đến thăm có dị ứng với loại bảng “chào mừng quan khách” này không?
Liệu khách đến thăm có dị ứng với loại bảng “chào mừng quan khách” này không?
Một người Mỹ đã bày tỏ chuyện “cởi dày” trên một trang mạng như sau: “Đối với nhà tôi, tôi yêu cầu mọi người mang đôi giày của họ vào nhà, trừ khi thực sự giày họ bẩn thỉu vì dính bùn đất - mà tôi đã không lần nào thực sự thấy như vậy. Chuyện này có thể xẩy ra, nếu bạn sống trong một trang trại, nhưng đó lại là một câu chuyện khác. Chúng tôi có tấm thảm dừa đặt trước cửa để cho khách chùi chân rồi!”
Cũng ở hải ngoại này, khách có mời mới có cơ hội đến, khách muốn đến cũng phải xin phép trước chủ nhà, cũng không ai nhàn rỗi lê la từ nhà này sang nhà khác mà chuyện trò, đấu láo. Một gia đình trung lưu, mỗi năm may ra cũng chỉ có khoảng chục khách quen tới nhà, nên bộ salon ở phòng khách mọi nhà chỉ để cho người trong nhà chứ ít khi dùng để tiếp khách. Nếu có người hàng xóm hỏi thăm, ông giao hàng, hay người đi truyền đạo, thì cũng chỉ hé cửa thò đầu ra ngoài nói năng chốc lát, đâu có để ai giẫm lên cái thảm nhà mình. Vậy thì ai là người bước vào cửa nhà mình, nếu đó không phải là con cháu, họ hàng, bạn bè thân quý? Nếu thật sự, người ta không quí gia đình mình, chẳng ai dư thời giờ, rỗi rảnh mà bước vào ai!
Bạn nghe tôi đi, hãy kiếm một đôi giày không dây như tôi, hoặc đừng bước vào nhà ai nữa, nếu cảm thấy họ quý cái thảm sạch của nhà họ hơn là tình ruột thịt, tình bằng hữu, tình đồng hương và cả tình người. Con chó kiểng được cưng còn được chạy nhảy trên tấm thảm là vì nó không biết mang giày, nên không phải cởi ra.
Huy
Phương
Aug
21, 2013
Mỗi
dân tộc có một nét văn hóa riêng được thể hiện qua nhiều phương diện: văn học
và văn chương, lễ nghĩa và cung cách cư xử trong xã hội, nhận thức và thể hiện
quan niệm về nghệ thuật tạo hình, về sân khấu, về phim ...
Jul
30, 2013
Cô
nữ sinh viên có tên thật là Lê Thị Huyền Anh, có khuôn mặt khá xinh xắn, đã tự
chụp một số hình ảnh "thoáng" cùng với những tuyên bố gây sốc cho cư
dân mạng. Nhiều ý kiến ủng hộ và chỉ trích, lên án, "ném đá"
khiến ...
Jan
27, 2013
Thật
ra cái thứ “văn hóa hòa cả làng” không chỉ có trong một phạm vi nhỏ hẹp mà lâu
nay nó đã lan tràn trong nhiều mặt của đời sống xã hội. Thí dụ như một nghị
định được ban hành nhưng người dân không thi hành được, ...
Feb
17, 2012
Sau
khi clip cầu hôn của một nam sinh viên Việt cầu hôn bạn gái mình bằng một màn
nhảy flash mob rất độc đáo ở Cali, Mỹ, được lưu chuyền trên net, cư dân mạng
xem xong, ai cũng thấy xôn xao. Trong nước, ngoài nước, ...
Sep
21, 2012
Nếu
chính trị và văn hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, hệ luận đầu tiên có thể được
rút ra là: muốn có một sinh hoạt chính trị đàng hoàng nghiêm túc, điều cần có,
trước hết, là một văn hóa chính trị thích hợp. Cũng vậy, muốn ...
Apr
09, 2012
Không
ai có thể ngờ một từ xuất phát từ một trò đùa đã trở thành một sản phẩm vĩ đại
nhất của nước Mỹ, vì nó phản ánh văn hóa, tư duy của dân Mỹ, và trên thế giới
không ai không dùng đến nó. Ông Allan Metcalf viết nguyên ...
Aug
02, 2011
Qua
hai bài "Kích thước văn hóa trong việc giảng dạy ngôn ngữ" và
"Ngôn ngữ là văn hóa", chúng ta đã đi đến ba nhận định chính: một,
ngôn ngữ thực chất là văn hóa; hai, nói hoặc viết ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ
của ...
Aug
11, 2011
Liên
quan đến việc giảng dạy văn hóa qua ngôn ngữ (ở đây cụ thể là tiếng Việt), tôi
đã bàn đến mấy khía cạnh chính trong văn hóa giao tiếp: mức độ hoạt ngôn; các
hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ và mức độ nghi thức hóa.
Apr
15, 2011
Bất
cứ ai khi thay đổi môi trường sống đều phải biết cách thích ứng với môi trường
mới; trước hết phải tìm hiểu, sau đó là tìm cách để thích ứng. Có những cái tốt
ở môi trường mới cần học tập và có những cái tốt ở môi trường ...
Apr
16, 2011
Khoảng
10 năm trở lại đây, "sống chung - sống thử" đang trở thành phổ biến
trong giới trẻ ở Việt Nam
và hiện tượng này là một trong những thực trạng của xã hội, nó đang trong nguy
cơ lan rộng như một “dịch bệnh”
May
05, 2011
(LTS:
Phan Kiến Quốc bây giờ chính là tù nhân lương tâm Phạm Minh Hoàng. Xin trân
trọng gửi đến độc giả bài viết vào tháng 6/2000 của nhà hoạt động dân chủ này.)
Người Việt Nam
vẫn hãnh diện về di sản văn hóa lớn ...
Sep
06, 2012
VAHF
được vinh danh là có công lớn trong việc thu thập các tài liệu, chứng tích, để
hình thành một thư khố với mục đích bảo tồn lịch sử và văn hóa người Mỹ gốc Việt
cho các thế hệ mai sau. Chủ nhật ngày 26 tháng 8 vừa ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.