Hũ
hài cốt là con tin trong chùa. Đúng
hay sai ? nên hay không nên ?
Những
người Việt sinh sống ở hải ngoại, đối với những gia đình đã ổn định đời sống,
khi có người thân qua đời nếu chọn chôn cất tại các nghĩa trang với những thảm
cỏ xanh, hoa nở tươi tốt, để người thân đến thăm viếng trong những dịp lễ New
Year, Father’s Day, Mother’s Day, Vu Lan, Tết Nguyên Đán, cũng rất là hay và
đẹp.
Cho
nên, với câu hỏi là nên chôn (địa táng) hay thiêu (hỏa táng) cha mẹ khi qua đời
thì câu trả lời là điều đó còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố, nhất là quan niệm cá
nhân về sự sống và chết của con người. Phật Giáo không chủ trương hỏa táng cũng
như địa táng. Vì thế việc chọn lựa này là do quyết định của người qua đời, lúc
còn sống đã để lại di chúc. Nếu không thì người thân trong gia đình nên bàn
thảo để có quyết định chung, tránh sự tranh cãi. Dù thiêu hay chôn thì thân xác
của người chết không còn cảm giác nóng hay lạnh. Khi tứ đại tan rã, hệ thần
kinh ngừng hoạt động, thần thức đã ra khỏi thân xác để đi tái sanh sang cõi
khác. Những trò hề hộ niệm được vãng sanh hiện nay cũng khá phổ biến, bởi do
con người không hiểu rõ chánh pháp, dễ bị gạt gẫm. Sau khi hỏa thiêu, thân xác
người chết không còn là gì nữa. Vấn đề được đặt ra là có nên chôn tro cốt xuống
đất, hoặc gìn giữ để thờ cúng tại nhà, tại chùa, hay đem rải xuống sông biển.
Đạo
Phật dạy rằng xác thân chỉ là sự duyên hợp của vật chất, gọi là tứ đại, bao
gồm: đất, nước, gió, lửa.Sau khi chết, những thứ này lại trở về với đất, nước,
gió, lửa. Phần tro cốt còn lại chỉ là biểu tượng của người qua đời, là người
thân mà con người thương yêu. Con người nên kính trọng, tuy nhiên, không nên
quyến luyến quanh những biểu tượng này, không nên sống mãi với quá khứ.
Một số người thích thờ cúng tro cốt tại chùa hay tại nhà. Một số người
khác lại đem chôn, hoặc đem tro cốt rải xuống biển, hay xuống sông, hay rải
xuống rừng, hay một nơi nào đó theo ý muốn.
Con
người ai ai cũng phải chết, và đi đầu thai qua kiếp khác, hoặc thiên đàng hay
địa ngục, đều do nghiệp thiện hoặc nghiệp ác, con người đã làm ra khi sanh
tiền. Chính con người quyết định kiếp sau đầu thai chốn nào, cõi nào, lành hay
dữ, tịnh độ hay ác đạo, chứ không phải do thượng đế hay thần linh nào khác -
cũng không do các ban hộ niệm cầu vãng sanh tào lao hiện nay rất nhiều. Con
người quyết định đời sống kiếp này và kiếp sau bằng các hành động qua thân,
khẩu, ý hàng ngày, hàng giờ, hàng phút trong cuộc sống hiện tại.
Là
Phật tử chúng ta đừng nghĩ rằng để tro cốt ở những nơi thiêng liêng như chùa
chiền, người quá vãng sẽ được an toàn, được nghe câu kinh tiếng kệ và không bị
nghiệp lực lôi kéo. Khi còn sống, con người không chịu nghe kinh kệ, không chịu
tu tâm dưỡng tánh, khi chết rồi, các hủ tro biết nghe, biết tu hay sao? Thiệt
là nằm mơ khi còn trời sáng. Mấy nhà sư còn sống sờ sờ cũng vẫn bị nghiệp
lực lôi kéo - nếu đạo lực không vững mạnh. Việc để tro cốt trong
chùa không có ý nghĩa gì hơn là sự biểu lộ niềm kính trọng và thương yêu của
người thân đối với người đã khuất. Chấm hết.
Hũ
tro cốt là con tin trong các chùa:
Câu
hỏi: Hiện nay, một số người giàu, có nhiều tiền, muốn báo hiếu cho thân nhân
của mình, nên đến các chùa có diện tích đất rộng, bỏ tiền ra mua một miếng đất
để xây một cái mồ, rồi đưa xác thân nhân về chôn cất ở đó, hoặc gửi tro vào
tháp hài cốt trong chùa. Nhà chùa gặp cơ may này làm giàu, tính giá rất cao cho
những người cần nhà chùa làm lễ cầu siêu độ cho các vong linh. Các người này họ
rất hoan hỷ được đưa thân nhân về chùa “nằm trong đất chùa, được nghe kinh,
được theo Phật”.
Kính
thưa Thầy, ý nghĩa của việc làm nầy thật sự là thế nào đối với người quá vãng,
với thân nhân của họ và đối với nhà chùa? Chúng con xin Thầy từ bi chỉ dạy cho
chúng con được rõ.
Câu
trả lời: Đó chỉ là tín ngưỡng trong dân gian, cho rằng người chết được chôn
trong đất chùa hoặc gửi nắm tro tàn trong tháp hài cốt thì hằng ngày linh hồn
sẽ được nghe kinh, nhờ đó được siêu thoát lên cõi Cực Lạc, Thiên Đàng. Khi còn
sống con người theo tổn hữu ác đảng, tạo bao ác nghiệp. Lúc chết thì linh hồn
người đó chịu theo Phật hay sao? Nếu con người thực sự muốn báo hiếu,
trước hết nên tự mình tu tâm dưỡng tánh, sau đó nên lo lắng, chăm sóc, hướng
dẫn việc tu hành cho cha mẹ, khi còn hiện diện trên trần gian này. Khi cha mẹ
qua đời thì nên đem tài sản của cha mẹ bố thí, cứu người giúp đời và hồi hướng
công đức và phước đức cho cha mẹ.
Do
lòng thương yêu và sự hiếu hạnh - nhưng không học hiểu chánh pháp -
khiến cho con người không còn sáng suốt, theo tà pháp, nên nghe quí thầy,
quí cô trong chùa, bảo sao làm vậy chứ không có suy nghĩ chín chắn. Quí thầy
quí cô này cũng ngu dốt, u mê, đời trước bảo sao, đời sau làm vậy, chẳng rõ
chánh tà khác nhau ra sao. Các tăng ni không học hành dẫn dắt theo bao nhiêu
người khác đọa lạc - tai hại vô cùng là chỗ này. Đầu tàu lạc đường, hay trật
đường rầy, cả đoàn tàu không đến được mục tiêu mong muốn. Bởi vậy bọn trọc
đầu đọa lạc dưới địa ngục nhiều hơn người có tóc, chính là nghĩa đó vậy.
Sự
tin tưởng thiếu thực tế, không trí tuệ của một số người đã làm giàu cho các
chùa và biến các chùa thành một nơi sinh hoạt mê tín chứ không còn
là nơi chốn tu hànhcủa tăng ni và cư sĩ nữa. Chùa nào hiện giờ cũng xây
tháp hài cốt, khi có thân nhân chết, người ta đem thiêu xác, gửi vào chùa. Khi
gửi nắm tro tàn như vậy thì phải tốn bao nhiêu tiền đóng vào và còn phải cúng
dường tiền cho chùa rất nhiều hằng năm. Nếu thân nhân không cúng dường tiền thì
hũ hài cốt ấy sẽ bị dẹp vào chỗ khuất lấp. Còn ai cúng dường tiền nhiều thì hũ
hài cốt sẽ được để trên chỗ sang trọng trong tháp. Nhiều chùa hiện giờ lấy hài
cốt làm con tin, để làm tiền người thân một cách phi nhân nghĩa, thiếu đạo đức.
Tháp hài cốt là núi tiền, các lễ trai đàn bạt độ mê tín là những mẫu ruộng mầu
mỡ xài hoài không hết. Có nhiều thầy chùa cạo tóc có tiếng là đi tu, nhưng
không học hiểu chánh pháp, không rành giáo lý, chỉ lo mua bằng thượng tọa, trèo
lên hòa thượng, học tổ chức các lễ trai đàn bạt độ, các lễ vớt vong trên sông
trên biển như vớt bèo, các lễ phóng sanh nhưng hại vật, các lễ rải tro trên
sông cho người chết được giải thoát. Các loại lễ cúng này hét ra bạc, khạc ra
vàng. Thiệt là các trò gạt gẫm của bọn giặc thầy chùa.
Ví
dụ: Nhà chùa muốn làm một việc gì thì nhắm vào gia đình của những người, có gửi
hài cốt, hoặc chôn cất người thân trong đất chùa. Họ kêu gọi những người nầy
đóng góp làm từ thiện, hoặc xây cất chùa, hay bất cứ việc gì trong chùa cần.
Nghe kinh được siêu thoát về Cực lạc, Thiên đàng đâu không thấy, mà chỉ thấy
những người còn sống phải gánh một gánh nặng của tôn giáo mê
tín. Cho nên chùa nào có đất rộng làm nghĩa địa hoặc xây tháp hài
cốt là chùa đó giàu to, giàu không mất sức lao động chút nào cả. Thầy chùa nào
biết luyện giọng, biết làm lễ mang màu sắc linh thiêng huyền bí, bẻ tay giậm
chân, mặc y áo như kép cải lương rực rỡ xanh đỏ tím vàng, la la, hét hét, ợ ợ,
ngáp ngáp, trợn trợn, chui vô màn vô mùng, đứng trên bục cao quơ quơ, rắc rắc,
thì người ngu u mê càng tin tưởng và cúng tiền càng nhiều, bởi lẽ ai ai cũng có
người thân đã qua đời. Mọi người đều thấy tệ nạn lừa đảo hiện giờ trong các
chùa rất lộ liễu, kể cả các hàng gọi là lãnh đạo cao cấp của các giáo hội trong
và ngoài nước. Nhà chùa vô hình, vô tình đã biến nơi tu hành thành
nơi nhà mồ nghĩa địa, nơi thực hiện sự mê tín của dân gian, gạt
gẫm, lừa đảo bá tánh u mê.
Trong
lúc con người còn sống mà còn chưa hiểu biết được Cực Lạc, Thiên Đàng ở đâu? Có
hay không có? Huống là người chết, nằm trong hũ tro còn nghe thấy được những
gì? Nếu người chết rồi quả thật nghe kinh và được sanh về Cực Lạc Thiên Đàng,
thì người sống tu hành làm gì cho cực khổ. Khi còn sống, con người cứ lo tạo
nhiều tiền nhiều của, bất chấp thiện ác. Khi chết, người đó dặn thân nhân,
thỉnh mời hàng trăm thầy chùa, hàng trăm ông cha đến cầu siêu, cầu hồn thì khoẻ
quá. Sống ngon chết tốt như vậy ai mà không ham chớ.
Hãy đem tro ra biển
Đó
là những tệ nạn trong chùa - không phải chính là Phật Giáo - mọi
người nên cảnh giác các mánh khoé lừa đảo này. Phật giáo là những giáo lý
dạy NGƯỜI SỐNG, ăn hiền ở lành, tu tâm dưỡng tánh, giác ngộ giải
thoát, quay đầu hướng thiện (đáo bỉ ngạn) - chứ không dạy con người đợi đến lúc
nằm trên giường bệnh mới biết niệm Phật, đợi nằm trong quan tài, trong nấm mồ,
trong lò thiêu, hay nằm trong hủ tro, mới chịu nghe kinh kệ. Tất cả đã quá
muộn màng. Tất cả là do con người gạt gẫm nhau thôi.
Văn
Phòng Phật Học Tuệ Quang CANADA
Hòa
thượng Thích Chánh Lạc, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo tại Hoa Kỳ, tức lãnh
đạo cao nhất của tổ chức này tại nước ngoài, bị cáo buộc “vi phạm trọng giới
Dâm và Vọng”, theo lá thư. 'Phạm trọng giới'. image.
Jan
23, 2013
Vào
khoảng năm 525 trước Jésus, Đức Phật đã tiên đoán trước: "Hai ngàn năm
trăm năm sau, tuy Phật giáo có khoảng 700 triệu tín đồ trên toàn thế giới,
nhưng lại biến mất trên đất nước Ấn Độ, nơi mà trước đó Phật giáo ...
Mar
04, 2013
Người
khác thì kêu gọi trên Facebook rằng chính phủ Thái cần truy tìm bức tượng này
và hủy nó ngay lập tức vì nó là báng bổ Đức Phật mà các tín đồ Phật giáo hằng
thờ phụng và kính trọng. Nhưng các phản ứng từ Việt ...
Apr
08, 2012
3)
Khi ông bà cha mẹ gọi một vị sư là Thầy hay Sư phụ, người con hay cháu phải gọi
là Sư ông, hay cũng gọi là Thầy? Như vậy con cháu bất kính, coi như ngang hàng
với bậc bề trên trong gia đình chăng? 4) Một vị xuất gia ...
Sep
02, 2013
Trong
khi đó, để gỡ gạc cho sự thua thiệt này, Cộng Sản đã chuyển trại người tù bé nhỏ
Đỗ thị Minh Hạnh, một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, và đánh đập cô bé rất dã man,
vì hiểu là tên của Đỗ Thị Minh Hạnh được ít người ...
Aug
13, 2013
VGCS
phải biến Hồ Chí Minh thành Phật, và như thế đương nhiên đảng trở thành giáo
hội. Thâm ý của VGCS là, một khi nhân dân đã tín ngưỡng cái tôn giáo của chúng
lập ra rồi thì lịch sử Dân Tộc sau này khó mà kết án Hồ ...
Aug
14, 2013
Trên
mạng xã hội Việt Nam
đang lan truyền hình ảnh các ni cô mặc trang phục đời thường trình diễn văn
nghệ trên sân khấu mà nhiều người cho là 'phản cảm' và 'báng bổ Phật giáo'. Tuy
nhiên, một vị ni trưởng có liên quan ...
Jul
26, 2013
Phật
Giáo dùng chùa lập mật khu cho Việt Cộng hoạt động ngay tại Thủ Đô Sàigòn .
Nhằm mục đích để đưa ra ánh sáng chúng tôi cố gắng tìm hiểu ,nghiên cứu xem có
bao nhiêu lý do cốt lỏi, đưa đến việc chính quyền miền ...
Aug
12, 2013
Để
thay thế và kiểm soát được Phật Giáo theo ý đồ của Đảng Cộng Sản (CS), họ đã
bắt bớ, giam cầm và đàn áp các Tăng Ni và Phật Tử của Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam Thống Nhất vì Giáo Hội này đấu tranh đòi tự do tôn ...
Nov
09, 2012
Nói
về hướng giải quyết vụ việc sau lễ Tác pháp Yết Ma, Thượng tọa Thích Bửu Chánh,
Phó Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai, trụ trì Thiền viện Phước Sơn cho
biết: “Sau lễ Tác pháp Yết Ma, Thiền viện quyết định biệt ...
Jul
15, 2011
Trao
đổi với VnExpress.net, Đại Đức Thích Phước Nguyên, Phó Thư ký kiêm Chánh văn
phòng Ban Hoằng Pháp trung ương, Ủy viên hội đồng trị sự trung ương Hội Phật
Giáo Việt Nam cho biết, khất thực là truyền thống từ ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.