Võ sư Chu
Tất Tiến song đấu Judo với tay không đoạt dao. Đệ Tam Đẳng
Nhu Đạo, Huấn luyện viên, O.C.
Judo Training
Center .
Nói về Đạo trong
võ học, là nói về Đường lối, là Chân lý, là Giáo Dục. Võ học
chính thống, thì cho dù là võ Việt Nam, võ Nhật, võ Trung Hoa, Đại
Hàn, hay bất cứ môn phái của dân tộc nào cũng có Đạo. Nhìn chung,
Võ Học có năm Đạo: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
1- Trước hết, nói về chữ Nhân:
“Nhân” có
nghĩa là lòng thương người, trên căn bản Nhân đạo. Võ học chính thống
luôn dậy người phải có lòng Nhân. Học võ không phải để hại người, để
khoe tài, để kiêu căng, chà đạp người khác, mà học võ là để vừa Tự
vệ vừa để bảo vệ người yếu đuối. Không một môn võ chính thống nào
dậy võ sinh là học xong, các trò phải đi xưng hùng xưng bá, phải
giết chết địch thủ như trong các phim chưởng, truyện chưởng mà chúng
ta thường xem. Tất cả những điều đó chỉ là kết quả của sự tưởng tượng,
nhất là đối với dân tộc Việt Nam chúng ta. Nếu lần giở lại lịch sử
trên 4000 năm văn hiến, từ khi lập quốc đến nay, đến thời đại chúng
ta, từ Nam, qua Trung, ra Bắc, chưa hề bao giờ nghe nói đến có những
môn võ nào dậy đệ tử đi làm hại người cả. Ngược lại, chỉ thấy những
môn võ rèn luyện môn sinh để giữ gìn đất nước, bảo vệ người cô thế.
Đến khi những môn võ nước ngoài du nhập vào đất nước ta, cũng chỉ
nghe nói đến chữ “Nhân” trong võ học.
Các đòn thế đấm, đá, vật,
xiết cổ, đè, quăng, ném đều hạn chế người xử dụng tới một điểm
nào đó. Những cú đánh kết liễu chỉ được dành cho các môn sinh ở
trình độ cao, có thể tự điều khiển được mình rồi, mới được học
cách xử dụng, với lời căn dặn là “chỉ khi nào nguy cấp, không còn
cách tự vệ nào khác, mới được áp dụng đòn hiểm để thoát thân.” Do
đó, từ cả trăm năm nay, không mấy ai nghe nói đến có những trường hợp
tử vong chỉ vì người xử dụng võ thuật nóng giận, đấm đá kẻ địch
đến chết hoặc chết vì thách đấu.
2- Chữ Nghĩa:
2- Chữ Nghĩa:
Một khi nói
đến chữ “Nghĩa”, người ta thường nghĩ ngay đến “Nghĩa hiệp” và “hành
hiệp trượng nghĩa”. Mà muốn hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổn phò
nguy, thì phải biết võ nghệ. Do đó, võ học đi liền với “nghĩa”. Người
học võ thường thích ra tay nghĩa hiệp. Giữa đường thấy chuyện bất bằng
là phải ra tay ngay. Nghĩa còn dậy chúng ta phải biết trả ơn một khi
đã nhận ơn. Người học võ thường không bao giờ muốn nợ ai mà không trả.
Nhất là nghĩa Thầy, Cô, nghĩa Sư Phụ, Đệ Tử. Học chữ có thể quên
Thầy, nhưng học võ thì không bao giờ có thể không nhớ ơn Thầy đã nắm
tay, cầm chân, chỉ cho một thế đá, thế đấm, không thể quên lời Thầy
dặn dò, chỉ bảo, hoặc gắt mắng chỉ vì lo cho môn sinh mau tiến bộ,
mà lại không gây thương tích cho chính mình hoặc cho người khác.
3- Chữ Lễ:
3- Chữ Lễ:
Lễ là hình
thức cư xử giữa môn sinh và Thầy Cô, giữa các môn sinh với nhau, giữa
môn sinh của môn phái này và môn phái khác. Lễ được thể hiện ngay ở
cách chào kính, bái tổ trước khi bước ra sân đấu. Tùy theo môn phái,
mà cách chào kính, bái tổ khác nhau, thường thì bái Tổ sư, kính
Thầy, chào bạn, có môn phái chào cả khán giả, có môn phái lại chào
cả nơi chốn mà mình tập luyện, song đấu nữa. Trong môn phái Nhu Đạo,
khi thi lên đẳng cấp đai đen, ngoài thi song đấu, thi kỹ thuật còn thi
Lễ nữa. Các võ sinh đai đen phải di chuyển từng bước chân, từng cử động
thật chậm đúng Lễ Nghi, đúng phong thái mới được trao bằng. Chữ Lễ
trong võ học còn dậy các môn sinh quy củ trường tập, kính trên nhường
dưới. Lễ dậy cách bảo vệ danh dự của Môn phái, bảo vệ danh dự cho
nhau. Người đã tập võ chân chính càng ngày càng cung kính, nhún nhường,
không cao ngạo, không tự phụ, khoe khoang, không biểu diễn võ công khi
không cần thiết. Chữ “Lễ” trong Võ học được trọng kính và áp dụng hơn
rất nhiều chữ lễ trong khi học chữ. Người Thầy trong Võ học khi xưa
còn có quyền sinh sát với môn sinh hơn cả cha mẹ nữa cũng chỉ vì chữ
“Lễ”.
4- Chữ Trí:
Người học
võ nhất định phải học những cách phản công, xử thế trong các trường
hợp ngặt nghèo. Môn võ nào cũng dậy cách biến hóa, phản đòn, nghĩa
là dậy các môn sinh dùng Trí tuệ đi kèm theo Võ thuật. Không có Trí,
võ chỉ là những đòn hùng hục như trâu, gặp đối thủ lanh lợi thì nhừ
đòn. Trí trong các môn võ học chính thống không phải là lường gạt, mưu
mô, mặc dù có đòn hư, đòn giả. Người võ sinh chính nhân quân tử chỉ
dùng Trí để không cho địch thủ biết mình định xủ dụng đòn nào thật,
đòn nào giả. Những cạm bẫy để lừa gạt người không phải là Trí mà
chỉ là phương pháp tiểu nhân mà thôi. Ngoài ra, các môn võ chân chính
cũng dậy môn sinh phải biết suy nghĩ để cho võ thuật được xử dụng
đúng lúc và đúng cách hầu đúng với câu :Một trí tuệ minh mẫn trong
một thân thể tráng kiện.
5- Chữ Tín:
5- Chữ Tín:
Không cần phải
giải thích nhiều, ai cũng hiểu, người có võ học luôn biết giữ chữ
Tín của Người Anh Hùng, đã nói là làm, đã hứa là phải giữ lời. Người
có chữ Tín thà chết không để cho danh dự bị xúc phạm vì nói mà
không giữ lời. Trong chiến tranh, đã biết bao võ sinh hy sinh thân mình
chỉ vì một chữ Tín với Giang Sơn, Tổ Quốc.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.