Monday, September 30, 2013

Người Nga "túng làm liều" với MiG-35?

image
Nga mới đây đã công bố kế hoạch mua 16 chiếc MiG-29SMT bất chấp sự miễn cưỡng của Không quân nước này. Theo giới chuyên gia, động thái này không xuất phát từ nhu cầu quân sự mà đơn giản là để cứu nguy cho tập đoàn chế tạo máy bay MiG.
Nguy cơ phá sản của tập đoàn MiG là hoàn toàn có thật và lộ rõ từ hồi đầu năm nay khi hợp đồng bán 37 chiếc MiG-35 cho Không quân Nga gặp trục trặc. Báo chí Nga (tờ Kommersant) cho rằng nguyên nhân của việc trì hoãn này là do Bộ Quốc phòng Nga thiếu tiền để ký hợp đồng cả gói với MiG.

image
Cận cảnh một chiếc MiG-29 đang được lắp ráp trong nhà máy sản xuất máy bay của MiG.

Dẫn chứng nhằm thuyết phục là việc Bộ Tài chính Nga yêu cầu Bộ Quốc phòng lùi kế hoạch mua sắm một số trang bị trong giai đoạn 2014-2016 sang sau năm 2016. Theo đó, tờ Kommersant cho rằng trong số này có cả hợp đồng mua chiến đấu cơ MiG-35.

image
MiG-35D (hai chỗ ngồi) của Nga
Tuy nhiên, giới chuyên gia và thạo tin lại cho rằng việc trì hoãn hợp đồng mua MiG-35 có liên quan tới những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển (về mặt kỹ thuật).

Việc hủy bỏ hợp đồng này sẽ đẩy tập đoàn MiG rơi vào khó khăn tài chính và giải pháp tốt nhất để cứu nguy cho MiG chính là mua thêm những mẫu MiG-29 hiện đã được phát triển.

image

Đây là một trong 4 chiến đấu cơ MiG-29M2 đang được chế tạo cho đối tác nước ngoài, có thể đó là Syria.
Đây không phải lần đầu tiên Nga mua những chiếc MiG đơn giản vì lý do tài chính mà không phải vì lý do quân sự. Hồi năm 2008, Nga cũng từng chấp nhận mua 28 chiếc MiG-29 để giúp tập đoàn MiG không bị phá sản.
Hợp đồng này để chữa cháy khi Algeria tuyên bố hủy bỏ hợp đồng mua 28 chiếc MiG-29 của Nga với tổng trị giá khoảng 1,3 tỷ USD và trả lại những chiếc đã bàn giao. Phía Algeria khi đó đã khẳng định có những vấn đề về chất lượng và một số chiếc được lắp ráp từ đồ cũ.

image
Phản lực MiG-29 của Nga
MiG-29 bắt đầu được đưa vào trang bị từ những năm 1980, tuy nhiên kho dự trữ các chi tiết và bộ phận của loại máy bay này vẫn còn nhiều. Chính vì thế một số lãnh đạo của tập đoàn MiG đã nghĩ đến việc sử dụng các bộ phận này để lắp cho những chiếc MiG-29 bán cho Algeria. Vụ việc sau đó đã được điều tra và phanh phui.

Sau vụ bê bối này, giới lãnh đạo MiG kỳ vọng mẫu máy bay mới là MiG-35 có thể cứu nguy cho tập đoàn. Được mô tả là tương đương với F-35 của Mỹ, MiG-35 nhắm đến các đối tượng khách hàng “thu nhập thấp”.
Chính Tư lệnh Không quân Nga, Tướng Alexander Zelin hồi năm 2011 đã tuyên bố Nga sẽ sử dụng MiG-35 như một đối trọng với F-35 của Mỹ. Tuy nhiên, so sánh này là khập khiễng khi thực chất MiG-35 chỉ là bản thiết kế lại của MiG-29 (MiG-29K/KUB và MiG-29M/M2).

image
Phản lực đa năng thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ
MiG-29 được đưa vào biên chế từ năm 1983. Cho tới nay, có khoảng 1.600 chiếc MiG-29 các phiên bản được sản xuất và khoảng 900 chiếc được xuất khẩu. Mẫu máy bay nặng 22 tấn này của Nga có thể so sánh với F-16 của Mỹ. Nga đã chi rất nhiều tiền để nâng cấp MiG-29 song hầu như chỉ chú trọng tới phần “vỏ” và động cơ mà không mấy quan tâm tới các thiết bị điện tử.

MiG-35 được Nga phát triển với 2 phiên bản là MiG-35 (một chỗ ngồi) và MiG-35D (2 chỗ ngồi). MiG-35 nặng 29 tấn được trang bị một pháo 30 mm và chỉ có thể mang được khoảng 5 tấn bom đạn (không phải là 6,5 tấn như nhiều nguồn đưa tin).
Những thông số được quảng cáo rầm rộ nhằm thu hút khách hàng là khả năng tấn công (có tài liệu nói là đánh chặn?) và tác chiến điện tử cũng như các cảm biến dò tìm mục tiêu mặt đất và mặt nước. Một điểm nổi bật nữa của MiG-35 được quảng cáo là loại radar Zhuk A.

image
MiG-35 được đích thân Tư lệnh Không quân nga Zelin so với F-35
Trong bình luận mới đây, tờ “Trang Chiến lược” cho rằng tất cả những điều này là rất ấn tượng nhưng chỉ trên giấy. Theo đó, các thiết bị điện tử của MiG-35 sẽ không thể sánh được với F-35 của Mỹ. Ngoài ra, MiG-35 có khả năng tàng hình kém hơn F-35.

image
Hai chiếc MiG-29M2 biến thể 2 người ngồi đã được lắp ráp gần xong trong nhà máy.

Chuyến bay đầu tiên của MiG-35 này được tiến hành vào năm 2007. Cho tới nay, đã có tới 10 nguyên mẫu được sử dụng để thử nghiệm và phát triển. Sau khi được sản xuất, MiG-35 sẽ được bán với giá chỉ bằng một nửa của F-35 (hiện khoảng 120 triệu USD mỗi chiếc).

Máy bay F-35 của Mỹ nặng 27 tấn, được trang bị pháo 25 mm, 4 tên lửa không đối không trong khoang kín (hoặc 2 tên lửa và 2 bom thông minh). Ngoài ra, F-35 còn có thể mang theo 4 bom thông minh và 2 tên lửa bên ngoài. Toàn bộ các thiết bị cảm biến của máy bay đều được giấu kín.
Tổng khối lượng vũ khí mang theo tối đa của máy bay đạt 6,8 tấn. Nếu không mang theo vũ khí bên ngoài, F-35 có khả năng tàng hình gần như hoàn hảo trước các hệ thống radar hiện nay.

image
Các nhân viên kỹ thuật và kỹ sư trong nhà máy đang lắp ráp các thiết bị, bộ phận trên máy bay MiG-29M2.

Cũng có ý kiến cho rằng F-35 ưu việt hơn vì đây là loại máy bay thế hệ thứ 5, trong khi MiG-35 chỉ là thế hệ 4++. Còn sức mạnh của MiG-35 nằm ở các loại vũ khí mang theo như tên lửa Vympel R-27, Molniya R-60, Vympel R-77, Vympel R-73…cũng như các loại bom KAB-500Kr, KAB-500-OD, KAB-1500Kr…

image

Gần đây, Hãng tin Interfax dẫn phát biểu của lãnh đạo hãng máy bay MiG nói rằng Nga và Syria đang hoàn tất đàm phán hợp đồng cung cấp 10 máy bay tiêm kích MiG-29M2.
Tuy nhiên, những khó khăn tài chính của tập đoàn MiG và vụ bê bối “đồ cũ” MiG-29 xuất khẩu cho Algeria là những luận cứ hoàn toàn có cơ sở để nghi ngờ về chất lượng thực sự của MiG-35 so với những thông số sức mạnh mang tính quảng cáo của loại phản lực này.
Có lẽ, không chỉ đơn giản vì lý do tài chính mà Không quân Nga tạm dừng hợp đồng mua 37 chiếc MiG-35 tới sau năm 2016 (không rõ liệu có nối lại hay không?).

image
Máy bay tiêm kích MiG-29M2 là loại máy bay chiến đấu, ném bom đa năng được phát triển bởi hãng sản xuất máy bay MiG.

image
Radar tầm xa được trang bị trên MiG-29M2 có thể phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách đến 120 km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu trong số đó.

image
Ở bên ngoài, một chiếc MiG-29UBK đang thực hiện các chuyến bay thử nghiệm.



Đông Triều

image

Chuyện một bài ca dao cổ
Học trò lớp 7 tính hộ NASA về ngày tận thế 13/4/20...
Vợ xấu
Ăn gì cũng có thể chết !!
9 cách đối phó lại bà vợ hay cằn nhằn
Bỏ quốc tịch Mỹ
Bảo vệ trái tim quý bà
Phim "Cho Đi" Làm hằng triệu người chảy nước mắt (...
Video chế giễu Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm n...
Chuyện hai người quét rác
Du khách Trung Quốc đang là "sự bực bội" ở nhiều q...
Hình ảnh về mậu-dịch thời bao-cấp
Internet và cách mạng
Lấy vợ Mỹ
Mật ong
Pedophile priests:Ấu dâm không phải tội riêng Công...
Tạm biệt, Philipp Roesler
Syria: Đối đầu Mỹ Nga
Mì ăn liền
Tỉa hành tây thành hoa
Hiểu sai về hạn định thời gian
Ý nghĩa của Diễn đàn Xã hội Dân sự
Một vụ án Y khoa
Hai mẹ con Mùi và Phả
Bầu cử Đức: bà Merkel chiến thắng
Để giết một người Mỹ!
Bà Trần Thị Hài mãn hạn tù
Phụ nữ miền Tây kiếm tiền
Học sinh cắt cổ thầy giáo & Vụ “giết người vì danh...
Du thuyền năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới
Dân oan thành kẻ sát nhân
Truyền thông và cách mạng
Thiếu Lâm thua đau đớn trên đất Mỹ
TNS John McCain: Người Nga đáng có được một tổng t...
Đảng 'bịt miệng' chủ tịch nước
Nói lái trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam
Độc tài: Mạnh hay yếu?
Obama đã quên Việt Nam?
Viện dưỡng lão
Một nửa người đàn ông
Tân nhạc Việt Nam dưới thời XHCN
Chuyến bay Delta 15
What happens to your body while you're asleep
Bánh canh quê em quê anh
Lời nói dối về thịt bò "cô bê phở"
Cô nhi viện và Viện dưỡng lão
12 địa điểm ngắm hoàng hôn tuyệt vời nhất
Nước Mỹ số một

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.