Hầu
hết những biến động chính trị lớn - trong đó có những biến động lớn đến độ được
xem là cách mạng - trên thế giới trong mấy năm vừa qua đều ít nhiều liên quan
đến internet. Vai trò của internet quan trọng đến độ nhiều người gọi cái gọi là
Mùa Xuân Ả Rập (Arab Spring) từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011 là cuộc “cách
mạng internet” hoặc “cách mạng facebook” hoặc “cách mạng truyền thông xã hội”
(social media revolution).
Hiện tượng độc tài ở các nước Ả Rập vốn đã có từ lâu và cũng đã được mọi người biết đến từ lâu. Sự bất mãn và phản kháng của người dân dưới các chế độ độc tài ấy cũng đã có từ lâu và cũng đã được nhiều người biết đến từ lâu. Thế nhưng, bất chấp những sự bất mãn và phản kháng ấy, các chế độ độc tài vẫn tiếp tục thống trị, hơn nữa, thống trị một cách mạnh mẽ, ngỡ như bất khả xâm phạm cả hàng mấy chục năm.
Hiện tượng độc tài ở các nước Ả Rập vốn đã có từ lâu và cũng đã được mọi người biết đến từ lâu. Sự bất mãn và phản kháng của người dân dưới các chế độ độc tài ấy cũng đã có từ lâu và cũng đã được nhiều người biết đến từ lâu. Thế nhưng, bất chấp những sự bất mãn và phản kháng ấy, các chế độ độc tài vẫn tiếp tục thống trị, hơn nữa, thống trị một cách mạnh mẽ, ngỡ như bất khả xâm phạm cả hàng mấy chục năm.
Những gì dồn dập xảy ra ngay sau đó chứng minh cả hai đều sai.
Giới truyền thông chính mạch ở các nước Tây phương lại càng sai. Thoạt đầu, khi cả hàng ngàn người dân xuống đường biểu tình ở Tunisia, và sau đó, Ai Cập và Yemen cũng như một số quốc gia Ả Rập khác, giới truyền thông ở các nước ấy rất dửng dưng, hầu như không hề loan tin; giới truyền thông quốc tế (kể cả BBC) cũng chỉ đưa tin một cách ơ hờ. Hầu như không ai nghĩ đó là khởi đầu của cách mạng.
Ở Ai Cập cũng vậy. Trước đó, cảnh sát tha hồ tác oai tác quái, hết đánh đập người này đến bắt tù người kia, nhiều người bị giết chết một cách oan ức và thảm khốc trong các nhà tù, mọi người dân vẫn im thin thít, hoặc nếu khóc lóc hay gào thét thì cũng không có ai nghe tiếng. Năm 2010 thì khác. Hình ảnh anh thanh niên Khaled Said bị cảnh sát lôi từ tiệm internet cà phê và sau đó giết chết tức khắc được đưa lên internet. Một trang facebook mang tên “Tất cả chúng ta đều là Khaled Said” (We are all Khaled Said) được lập, và trong vòng vài tuần, thu hút đến trên 130.000 thành viên, sau đó, con số này nhảy lên đến 473.000 người, tức gần nửa triệu. Những câu khẩu hiệu kiểu “Hôm nay họ giết Khaled. Nếu tôi không vì anh mà hành động, ngày mai họ sẽ giết tôi” được lan truyền với một tốc độ nhanh đến chóng mặt.
Xin lưu ý là khi cách mạng bùng nổ ở Tunisia vào tháng 12 năm 2010, ở cả hơn 20 nước Ả Rập khác, giới truyền thông chính mạch đều im lặng. Các chế độ độc tài đều giống nhau: kiểm soát chặt chẽ giới truyền thông. Trong quá khứ, việc kiểm soát ấy thường dễ dàng và rất hiệu quả. Nhưng trong thời đại internet thì khác. Bằng các mạng lưới truyền thông xã hội, tin tức nhanh chóng vượt qua hàng rào kiểm duyệt của chính phủ để lan đi khắp nơi. Asmaa Mahfouz, một thanh niên 26 tuổi người Ai Cập phát biểu:
“Khi người Ai Cập thấy những gì xảy ra ở
Tunisia, họ nhận ra có một nước Ả Rập đã phản kháng và giành lại quyền cho họ
[…] Đi theo các biến cố này, chúng tôi bắt đầu nói với mọi người là chúng ta
phải hành động, chúng ta phải phản kháng và đòi lại các quyền của chúng ta.”
Theo cái đà ấy, những gì xảy ra ở Tunisia nhanh chóng lan sang Ai Cập rồi Libya và Yemen, Bahrain, Syria, và với mức độ nhỏ hơn, ở Algeria, Iraq, Jordan, Kuwait, Morocco, Sudan, Mauritania, Oman, Saudi Arabia, Djibouti, Western Sahara, v.v.. Chỉ ở mấy nước đầu, hành động phản kháng của dân chúng thành công, dẫn đến việc sụp đổ của các chế độ độc tài. Ở các nước sau, sau vài bất ổn, với những mức độ khác nhau, tình hình vẫn trở lại như cũ. Giới nghiên cứu nhận ra một điểm chung: Các quốc gia độc tài theo lối quân phiệt dễ bị đánh sập hơn các chế độ độc tài theo lối quân chủ. Lý do, các nước độc tài quân chủ (nhưSaudi Arabia ,
chẳng hạn) có chỗ dựa vững chắc trong lịch sử, truyền thống, và đặc biệt tôn
giáo, nhờ thế chúng dễ được dân chúng chấp nhận hơn.
Theo cái đà ấy, những gì xảy ra ở Tunisia nhanh chóng lan sang Ai Cập rồi Libya và Yemen, Bahrain, Syria, và với mức độ nhỏ hơn, ở Algeria, Iraq, Jordan, Kuwait, Morocco, Sudan, Mauritania, Oman, Saudi Arabia, Djibouti, Western Sahara, v.v.. Chỉ ở mấy nước đầu, hành động phản kháng của dân chúng thành công, dẫn đến việc sụp đổ của các chế độ độc tài. Ở các nước sau, sau vài bất ổn, với những mức độ khác nhau, tình hình vẫn trở lại như cũ. Giới nghiên cứu nhận ra một điểm chung: Các quốc gia độc tài theo lối quân phiệt dễ bị đánh sập hơn các chế độ độc tài theo lối quân chủ. Lý do, các nước độc tài quân chủ (như
Hai trăm năm: Vẫn còn quá sớm!
Tuy nhiên, có một điều không cần quá lâu để biết: vai trò của internet trong các biến động chính trị tại các nước Ả Rập trong năm 2011. Có thể tóm tắt các vai trò ấy vào mấy điểm chính:
Thứ hai, nó tập hợp lực lượng một cách dễ dàng. Tất cả các cuộc xuống đường biểu tình ở các nước Ả Rập vào đầu năm 2011 đều có một đặc điểm giống nhau: không có lãnh tụ và không có đảng phái nào đứng sau cả. Tất cả đều tự phát. Người ta rủ rê và hẹn hò nhau xuống đường bằng internet (chủ yếu là qua điện thoại cầm tay). Nếu không có internet, một hành động tự phát như vậy không thể thu hút đến cả hàng triệu người.
Thứ tư, qua các mạng lưới truyền thông xã hội, người ta nhen nhóm ý thức phản kháng cho nhau. Hầu như mọi người đều biết internet, dưới những hình thức như twitter, facebook, blog hay email, tự nó, không thể làm nên cách mạng. Internet chỉ là công cụ. Nguyên nhân thực sự của cách mạng bao giờ cũng nằm những chỗ khác: về kinh tế, sự cùng quẫn; về xã hội, sự bế tắc; và về chính trị, sự bất mãn. Nhưng những sự cùng quẫn, bế tắc và bất mãn ấy, tự chúng, cũng không đủ để dẫn đến cách mạng. Người ta vẫn có thể chịu đựng. Như họ đã từng chịu đựng cả hàng ngàn năm dưới chế độ độc tài phong kiến và hàng chục năm dưới các chế độ độc tài hiện đại.
Không có internet, cách mạng vẫn có thể xảy ra. Nhưng có internet, cách mạng có thể xảy ra nhanh chóng, và đặc biệt, bất ngờ hơn.
***
Chú thích:
Tất cả các con số và trích dẫn ở trên đều lấy từ cuốn Digital Revolutions: Activism in the Internet Age của Symon Hill do World Changing xuất bản tại
Nguyễn
Hưng Quốc
Jul
11, 2013
Hãng
bảo mật Cyber Defender (Mỹ) vừa đưa ra danh sách 10 điều nguy hiểm nhất mà
người dùng có thể gặp phải khi làm việc trên mạng. Dưới đây là những điều nguy
hiểm và các biện pháp phòng tránh do trang công ...
Mar
12, 2013
Phúc
trình của RSF viết: "31 người sử dụng internet hiện đang bị cầm tù và các
cà phê internet bị kiểm soát chặt chẽ, người dùng (theo quy định) phải xuất
trình giấy tờ trước khi vào mạng". Theo dõi chặt. image. RSF nhận
xét ...
Apr
01, 2013
Từ
ngày thế giới bước vào thế kỷ Internet chưa bao giờ con người cảm thấy gần nhau
hơn bao giờ hết. Một tin tức nóng hổi hay một biến cố vừa xảy ra vài phút sau
cả thế giới đều biết. Vòng tay lớn của con người ngày một ...
Mar
12, 2012
Tổ
chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) lại xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia là
"kẻ thù" của Internet từ góc độ tự do ngôn luận trên mạng trong danh
sách mới công bố. Việt Nam
lần này đứng thứ hai, sau Trung Quốc, ...
Apr
16, 2011
Cám
ơn quý vị và xin chào. Thật là thú vị, hôm nay một lần nữa tôi có dịp trở lại
khuôn viên của Trường đại học George Washington, nơi mà cách nay hơn 20 năm tôi
đã có mặt để làm một số công việc khác nhau. Đặc biệt tôi ...
Aug
13, 2013
Nghị
định 72 về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet không chỉ gây tranh cãi
tại Việt Nam
mà còn thu hút sự chú ý của báo giới nước ngoài. BBC Việt Ngữ điểm một vài bài
báo nước ngoài bình luận về Nghị định này.
Mar
11, 2013
Kiến
nghị về sửa đổi Hiến pháp (nhóm 72 nhân sĩ trí thức) đã lan tràn nhanh chóng
trên các blog trong một quốc gia có hơn một phần ba của 87 triệu người sử dụng
internet trực tuyến, làm khấy động thêm cho cuộc tranh ...
Sep
04, 2013
Nhưng
ngay cả trong số khoảng 10-15 triệu thành viên Facebook ở Việt Nam cũng có sự
khác biệt về cách sử dụng mạng và điều này cũng đúng khi nhìn rộng ra trên mạng
internet. Chỉ có một số nhỏ người dùng Facebook, ...
Sep
22, 2013
Với
internet, người ta có thể xây dựng được một thứ quyền lực từ dưới lên (power
from below), hay nói theo chữ của Vaclav Havel, “quyền lực của những kẻ vốn
không có quyền lực” (the power of the powerless). image.
Sep
20, 2013
Xin
ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ về vấn đề nhân quyền và xung quanh ý
kiến cho rằng có hạn chế internet ở Việt Nam ? image. Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang trả lời: Tôi xin cảm ơn câu hỏi của vị phóng ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.