Gắn
liền với các chiến hạm từ cổ đại tới hiện đại, sông Thames
vừa một lần nữa làm nên lịch sử khi đón chiếc du thuyền năng lượng mặt trời lớn
nhất thế giới trở về sau chuyến thám hiểm đại dương.
Thủ đô London của nước Anh là điểm dừng chân của
siêu du thuyền năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới MS Turanor Planet Solar.
Con tàu thân thiện với môi trường tới Thủ đô London cuối tuần trước sau khi kết thúc tốt
đẹp chuyến thám biển Đại Tây Dương.
Với điện tích mặt boong lên
tới 500 m2 và được bao phủ hoàn toàn bởi các tấm pin mặt trời, mọi hoạt động
của con tàu nặng 60 tấn dựa hoàn toàn vào ánh sáng của vầng thái dương. 800 tấm
pin mặt trời sạc đầy điện cho hệ thống ắc quy phía dưới, giúp con tàu hoạt động
liên tiếp 72 giờ khi không được chiếu sáng.
Để tới được nước Anh, con
tàu năng lượng mặt trời 16 triệu USD phải trải qua 3 tháng lênh đênh trên biển.
Rời Miami trong tháng 6, con tàu cùng toàn bộ thủy thủ đoàn, bao gồm các nhà
khoa học khí tượng hàng đầu, đã lênh đênh trên Đại Tây Dương để kiểm tra mẫu
nước, mẫu không khí để xác định tình trạng biến đổi khí hậu.
Trước khi tới London, con
tàu cũng đi qua nhiều thành phố lớn - như New York, Boston của Mỹ và Halifax
của Canada - trước khi vượt Đại Tây dương để đến thủ đô của xứ sở sương mù.
Di chuyển với tốc độ trung
bình khoảng 5 hải lý, MS Turanor Planet Solar cũng là tàu năng lượng mặt trời
vượt qua Đại Tây Dương nhanh nhất sau khi đi từ Tây Ban Nha đến Tây Ấn chỉ
trong 22 ngày, phá vỡ kỷ lục do nó lập lên trước đó.
MS Turanor Planet Solar
được thiết kế theo ý tưởng của nhà sinh thái người Thụy Sỹ Raphael Domjan. Tuy
nhiên công nghệ mà con tàu sở hữu do công ty hàng hải LOMOcean Design của New Zealand
cung cấp. Con tàu được đóng mới ở Knierim Yachtbau, Đức năm 2010.
Đặc biệt, con tàu đủ chỗ ăn
ở, sinh hoạt và làm việc cho 60 người. Trái ngược với các tàu chạy nhiên liệu
diesel, hành khách trên MS Turanor Planet Solar hoàn toàn không nghe thấy tiếng
động cơ. Nó lướt nhẹ nhàng trên đại dương.
Con tàu năng lượng mặt trời
đi qua tượng Nữ thần tự do Mỹ.
Hồng
Duy
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.