Nói
về các loại thú nuôi trong nhà, chó là một trong nhiều loại động vật thông minh
nhất. Chim hay két chỉ có thể nhái lại tiếng người vài tiếng. Mèo hiền hòa,
thêm một chút lười biếng...ăn rồi ngủ... Chó là động vật năng động, thông minh
và hữu dụng nhất trong các loài, nếu ta biết huấn luyện nó. Chó có thể nhớ và
hiểu được tiếng người trên dưới 200 chữ (dĩ nhiên chỉ hiểu qua tiếng nói mà
thôi).
Ngoài
sự thông minh chó còn có tính trung thành và trung thành hơn hẳn loài người. Có
thể bạn nghe nhiều chuyện về sự trung thành của chó, nhưng ít khi nghe về sự
phản bội của nó.
Con chó trung thành Hachikō
Bên
Nhật có câu chuyện về con chó trung thành tên Hachiko. Ông chủ của Hachiko là
một giáo sư. Mỗi buổi sáng đi làm con Hachiko đi theo ông đến trạm xe lửa. Đến
chiều con chó lại lọt tọt ra đón ông nơi trạm xe lửa và thói quen nầy kéo dài
rất lâu. Cho đến một buổi chiều của năm 1925, ông chủ của Hachiko không trở về
vì ông đã bị đột tử nơi làm việc. Con chó không biết chủ mình đã vĩnh viễn sang
bên kia thế giới và chiều nào cũng đến ngay điểm hẹn cũ mà chờ chủ. Chờ
đợi...chờ đợi... suốt 9 năm dài đăng đẳng và cuối cùng Hachiko cũng qua đời
trong sự mong chờ tuyệt vọng, thọ 11 tuổi.
***
Ngoài
việc phụ giúp loài người trong nông trại, chó còn được huấn luyện để phụ giúp
người mù trong cuộc sống hàng ngày.
Chó
có khả năng khứu giác rất độc đáo. Đánh hơi rất hay và rất mạnh mà loài người
không thể làm được. Chính vì đặc tính nầy mà người ta huấn luyện chó phụ giúp
các nhân viên quan thuế để tìm ma túy hay chất nổ nơi bến cảng hay phi
trường....
Còn
một ưu điểm nữa con người đã tận dụng ở loài động vật bốn chân nầy là dùng chó
trong chiến tranh. Đa số để canh gác hay để đánh hơi kẻ thù. Trong chiến tranh
Việt Nam
quân đội Mỹ đã dùng khoảng 5000 con chó trong nhiều công tác khác nhau. Nổi bậc
nhất là con chó tên Nemo sau thời gian ngắn phục vụ ở VN đã đươc truy tặng huy
chương quí nhất dành cho quân khuyển.
Quân khuyển Nemo bị thương
một mắt
Cậu
Nemo sinh tháng mười năm 1962 và được nhận vào quân khuyển lúc một tuổi rưỡi.
Sau khi được tập huấn tám tuần lễ tại một trường đặc biệt. Nemo làm việc tại
tiểu bang Washington
một thời gian cùng với quân nhân tên Bryant. Tháng 1 năm 1966 Bryant và con chó
Nemo được đưa về phục vụ cho công tác bảo vệ vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất.
Tháng 7 năm 1966 binh sĩ Bryant bị điều về Mỹ. Con chó Nemo phải ở lại công tác
với binh sĩ khác tên Robert Thorneburg...Lúc nầy là lúc con Nemo xông xáo và
tạo kỳ tích...
Ngày
5 tháng 12 / 1966 đến phiên trực của Robert Thorneburg và chó Nemo.
Nhiệm vụ của các biệt đội nầy là canh gác bảo vệ phòng đai ngoài cùng của phi
trường Tân Sơn Nhất, hầu ngăn chận những sự đột nhập phá hoại của đặc công Việt
Cộng. Hôm đó Thorneburg rất cảnh giác vì đã có một sự đột kích tối hôm trước
với 13 tên đặc công bị hạ. Tối hôm đó Thorneburg được phân công ở vòng ngoài
cùng, nơi một nghĩa địa bỏ hoang của người địa phương. Vừa dừng xe chuẩn bị
tiến vào nghĩa địa là con chó đánh hơi ngay ra kẻ thù...Thorneburg chưa kịp
phản ứng thì chàng trai 22 tuổi nầy lãnh ngay một tràng đạn AK...Mặc dù anh đã
bị một viên đạn bắn xuyên qua vai trái, anh ta cũng cố gắng phản công và hạ
ngay một tên đặc công. Còn tên đặc công thứ hai tiếp tục nhả đạn...Lúc nầy con
chó Nemo cũng đã bị một viên đạn vào mắt trái, đạn trổ xuyên qua miệng...Bất kể
mình đang bị thương, con Nemo phóng như bay về phía kẻ thù, lấy nguyên sức nặng
85 pound của mình để tấn công, cắn xé kẻ thù. Nemo đã làm cho những tràng đạn
của kẻ thù bắn ra đều sai mục tiêu...
Chính những giây phút nầy đã giúp cho anh
lính Mỹ có thì giờ điện về kêu đồng đội tiếp cứu...Vừa buông máy điện đàm xuống
là anh ta quay lại dứt điểm kẻ thù...Mặc dù cả hai đều bị thương, con Nemo vẫn
cố gắng lết về phía chủ và lấy thân của nó đè lên, bao che cho chủ...Khi đồng
đội đến nơi và làm chủ tình hình, con Nemo vẫn quyết chí gầm gừ không cho ai
đụng vào thân thể của anh lính Thorneburg. Các bạn anh phải cố gắng nhiều lần
mới tách ra được và đưa cả hai về cấp cứu...
Nhóm
bạn của Thorneburg liền lục soát khu nghĩa địa nhưng không tìm thấy tên đặc công
nào nữa; chưa hài lòng họ mang thêm một nhóm chó đến đánh hơi và hạ thêm 4 tên
đặc công. Viên sĩ quan trách nhiệm ra lệnh lục soát lần thứ hai với sự đánh hơi
tài tình của quân khuyển họ hạ thêm 4 tên nữa đang lẫn trốn dưới những ngôi mộ
giả...
L-R:
Robert A. Throneburg, NEMO A534, Leonard Bryant
Các
bác sĩ thú y đã cố gắng hết sức mình để giải phẩu, cắt ráp da để tạo lại khuôn
mặt cho con Nemo. Vài tháng sau Nemo đã trở lại với công tác cũ mặc dù chỉ còn
một con mắt. Anh lính đồng tác chiến với Nemo không thể hồi phục ngay và cần
phải đưa qua Nhật để tiếp tục điều trị. Chó và chủ đều rơi nước mắt khi phải
chia tay nhau.
Đến
tháng 6/1967 cấp chỉ huy phải đưa con Nemo về Mỹ vì vết thương cũ tái
phát...Đến Mỹ, Nemo được trao huy chương cao quí nhất dành cho quân
khuyển...Sau đó Nemo được về hưu tại trung tâm hưu trí dành cho quân khuyển tại
Lackland , Texas .
Nơi đó có một bản to tướng ghi đầy đủ tên, số quân và công trạng của Nemo. Quân
khuyển Nemo qua đời tháng 12 năm 1972, thọ 10 tuổi.
***
Nếu nói về sự đánh hơi kỳ tài của chó, thật là thiếu sót nếu không kể về
sự thử nghiệm mới này. Bác sĩ Olivier Cussenot - người Pháp - đã có sáng kiến
dùng chó đánh hơi và tìm ra chính xác các nam bệnh nhân mang bệnh ung thư tiền
liệt tuyến (prostate cancer).
Chó Aspirant đánh hơi mẫu
nước tiểu
Đầu
năm 2007 bác sĩ Cussenot đã liên hệ với bộ quốc phòng Pháp xin cung cấp vài con
chó để thử dùng chó tìm bệnh ung thư. Bộ quốc phòng đồng ý. Hạ sĩ Antony
Fremont và con chó tên Aspirant được điều về làm việc với bác sĩ Cussenot. Con
chó Aspirant to con giống như chó Đức, nhưng gốc gác từ Bỉ. Nó được tuyển trong
số hơn 500 con của quân đội Pháp. Công tác huấn luyện Aspirant kéo dài hơn 15
tháng. Lúc đầu phải tập cho con Aspirant đánh hơi nước tiểu của người có bệnh
và người không bệnh. Những mẫu nước tiểu của người mang bệnh được thấm vào các
giấy tissue và dấu vào nhiều ngăn kéo khác nhau để huấn luyện cho chó đánh hơi.
Sau gần 1 năm huấn luyện, một hôm con chó dừng lại và nhận ra một mẫu nước tiểu
của một bệnh nhân mà bác sĩ nghĩ là không có bệnh. Người ta thông báo cho bác
sĩ...và ông khám nghiệm trở lại, làm biopsy trở lại. Kết quả, bệnh nhân nầy có
bệnh, và bệnh ở thời kỳ đầu mà y học rất khó phát hiện...một lần nữa ông phải
công nhận sự đánh hơi của chó là đúng...
Vào
tháng 2/ 2009 đưa con chó Aspirant vào thi với sự chứng kiến của bác sĩ
Cussenot, nó chỉ sai có 3 trong số 33 mẫu nước tiểu. Như vậy khả năng của nó
“định bệnh” lên đến 90%. Đó là một thành tích đáng ca ngợi. Sau cuộc thi hôm đó
con chó mệt lã, nằm nhoài...vì vận dụng đến bộ óc và khứu giác quá nhiều...
***
Thịt chó ở Hà Nội
Qua
những câu chuyện trên các bạn thấy chó là động vật rất thông minh, rất tốt cho
ta chọn như người bạn đồng hành trong cuộc sống nầy. Vậy mà ở những nước Châu
Á, chó bị làm thịt tơi bời và bị đưa lên bàn nhậu đều đều... Loài chó bị giết
thịt oan ức lắm chứ...Từ thuở thời kỳ đồ đá, đồ đồng...khi mà giống người bên
Trời Tây bắt đầu dùng Anh Ngữ...Loài chó đã lên gặp thượng đế và kiện với
thượng đế rồi....
Thịt chó ở Trung Cộng
-
Thưa thượng đế, chủng loại chúng con rất trung thành, rất thông minh chỉ thua
loài người có một bực thôi...Chúng con biết giúp loài người giữ nhà, giúp săn
bắn, giúp người mù, giúp việc trong chiến tranh, ở xứ lạnh chúng con giúp kéo
xe....Vậy mà chúng con lại bị loài người đối xử tệ bạc và vẫn bị loài người ăn
thịt...
Thượng
đế ngắt lời.
– Ta
hiểu, ta thông cảm vậy bây giờ ngươi muốn ta giúp điều gì?
– Con
muốn thượng đế đặt lại tên cho con và đừng để họ ăn thịt chúng con..
– Tốt
lắm chúng con là động vật quí báo của loài người, ta lấy tên ta đặt cho ngươi.
Người ta gọi ta là GOD, ta sẽ hoán chuyển 3 mẫu tự nầy và đặt tên con là DOG.
Nơi nào gọi con là DOG, thì người ta sẽ cưng chìu con...mà chỉ tụi con thôi
nhe...giống Dingo, dòng họ tụi con sống nơi hoang dã vẫn mang tên là Dingo...và
vẫn bị săn đuổi, ta không màng...
Wild Dingo
***
Các
bạn thấy chưa: xứ sở nào gọi chó là Dog thì loài chó được cưng chiều;
ở nơi nào gọi là Chó, Cẩu, Khuyển, Cầy Tơ....thì chó bị giết đưa lên bàn nhậu!
Ben Tran
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.