Tổng
thống Obama bước đến bục để đọc diễn văn trước nhân dân Mỹ, ngày 10/9/2013.
Xưa
nay, hầu như ai cũng biết một trong những nguyên tắc căn bản để giành thắng lợi
trong mọi cuộc chiến là tận dụng được yếu tố bất ngờ: Ra tay đánh vào lúc và
vào chỗ địch quân sơ ý nhất, và vì sơ ý, nên phòng thủ kém nhất. Từ nguyên tắc
căn bản ấy, nhìn những gì đang diễn ra tại Mỹ trong mấy tuần vừa qua liên quan
đến kế hoạch trừng phạt chính phủ Bashar al-Assad ở Syria, chúng ta không khỏi
ngỡ ngàng: Mọi chuyện đều công khai. Chả có chút xíu gì là “bí mật quân sự” cả.
The
Surprise Attack On Pearl Harbor
Trước hết là quyết định có tấn công Syria hay không, Tổng thống Barack Obama đề
nghị giao cho Quốc Hội Mỹ thảo luận và bỏ phiếu, nghĩa là mọi chuyện được tiến
hành dưới các ống kính truyền hình để không những dân chúng Mỹ mà mọi người
trên thế giới cùng… xem. Dĩ nhiên, trong số khán giả ấy, những người xem chăm
chú nhất, kiên nhẫn nhất, và cũng căng thẳng nhất chắc chắn là chính phủ Syria .
Ngay cả kế hoạch tấn công với những chi tiết như tấn công bằng loại vũ khí gì, nhắm vào những địa điểm nào, và sẽ kéo dài bao lâu cũng được đem ra bàn tán công khai trên mọi diễn đàn. Bản dự thảo nghị quyết của Ủy ban đối ngoại thuộc Nghị viện Mỹ soạn thảo ngày Thứ Tư 4/9 ghi rõ: Một, chỉ cho phép Tổng thống tiến hành việc trừng phạt
Chưa tấn công, thậm chí, có khi sẽ không bao giờ tấn công Syria, mọi người, từ những người lãnh đạo cao nhất trong ngành hành pháp và lập pháp đến các cố vấn, các bình luận viên trên các cơ quan truyền thông đại chúng đã nhao nhao bàn luận về những cái được và những cái mất, những cái lợi và những cái hại, những nguy hiểm, thậm chí, những nguy cơ thất bại của Mỹ. Dư luận cũng chia phe rõ rệt: người ủng hộ, kẻ chống đối. Các bên đều lên tiếng ồn ào và đả kích nhau kịch liệt. Ở
Nếu Quốc Hội Mỹ đồng ý, trước khi chính thức tấn công
Những chuyện như trên có vẻ như nghịch lý. Nhiều người có lẽ sẽ không thể hiểu được. Nhất là người...Việt
Dĩ nhiên, tất cả mọi người trong giới lãnh đạo và chính khách Mỹ cũng như Tây phương nói chung, đều hiểu việc công khai hóa như vậy sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các chiến dịch quân sự của họ.
Hiểu. Nhưng họ không có cách gì khác. Lý do
đầu tiên: Đó là trò chơi dân chủ. Lý do thứ hai: trong chiến tranh, thắng địch
đương nhiên là một mục tiêu lớn, nhưng đó không phải là mục tiêu duy nhất. Mọi
chiến thắng chỉ có ý nghĩa khi nó mang lại lợi ích cho con người, và một trong
những lợi ích ấy là con người phải được tôn trọng; những người cần được tôn
trọng trước hết là các công dân của mình; điều họ cần được tôn trọng đầu tiên
là quyền công dân của họ, trong đó, có quyền được…biết!
Theo luật về tự do thông tin, mọi người dân đều có quyền được biết tất cả những gì liên quan đến chính phủ (dĩ nhiên trừ một số vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng và kinh tế thường được bảo mật trong một thời gian nhất định nào đó). Khi dân chúng hỏi, các cơ quan chính phủ, từ Quốc Hội đến các cơ quan hành pháp và tư pháp các cấp, từ các bộ, sở, ngành đến các tổ chức được chính phủ tài trợ (kể cả các trường đại học) đều có bổn phận phải trả lời. Người hỏi chỉ cần trả một số tiền cho việc tìm kiếm các tài liệu, tiền làm photocopy và tiền tem gửi đến nhà mình. Số tiền ấy rất phải chăng. Hầu như ai cũng có thể trang trải được, nếu muốn. Người được hỏi phải trả lời trong thời gian quy định (tùy từng quốc gia, nhưng trung bình là vài tuần và tối đa là một tháng). Không ai có quyền làm ngơ.
Bởi vậy, có thể nói một cách đơn giản và tóm tắt thế này: Bạn có thể biết được một chế độ có dân chủ hay không chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất: ở đó, dân chúng có được quyền biết các thông tin liên quan đến chính phủ và giới lãnh đạo hay không? Ví dụ, riêng trong trường hợp của Việt Nam, chúng ta có thể được cung cấp thông tin chính xác là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bao nhiêu căn nhà và bao nhiêu tiền được ký gửi ở các ngân hàng từ Việt Nam đến ngoại quốc? Mỗi năm ông nhận bao nhiêu quà (kể cả quà trong các phong bì)? Trị giá mỗi món quà là bao nhiêu? Và do ai trao tặng? Những món quà ấy được dùng để làm gì? Cất giữ ở đâu? Vân vân.
Bài kiểm tra xem chừng rất đơn giản.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.