hình minh họa
Cậu
bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ
Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học
Trương Nguyện Thành
Một
nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài
viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán
thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn. Câu chuyện của Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học
Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là
niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm
phục để giới trẻ Việt Nam noi theo.
hình minh họa
Năm
11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ
mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt bán thân. Ngày ngày, sau giờ tan
trường từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ đêm, cậu bé rong ruổi với thùng thuốc lá
trên vai đi bán dạo quanh bến xe lam chợ Gò Vấp. Năm 1976, khi Việt Nam mở
chiến dịch đưa cư dân ra các vùng kinh tế mới xa xôi, hẻo lánh, gia đình Thành
chuyển xuống Lái Thiêu xoay sở tậu được một miếng ruộng nhỏ và một cặp trâu. Ở
tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn.
Việc học của cậu bé bị cản trở và chi phối rất nhiều bởi công cuộc mưu sinh vất
vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã
vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm.
Tiến
sĩ Thành chia sẻ:
“Tôi
có tư duy thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách đọc. Chỉ có môn
toán là tôi học được vì không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi ngó qua
một cái rồi để cái đầu tôi làm việc. Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi.
Họ thường khuyên rằng học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có
gì tới thành công.”
Tới
năm học lớp 12, con đường học vấn của cậu bé nghèo, lam lũ bắt đầu rẽ bước
ngoặt, xuất phát từ một đáp án dí dỏm của Thành trước câu hỏi của thầy đố các
học sinh giỏi. Ấn tượng trước sự thông minh của Thành, người thầy đã soạn đưa
cho cậu bé một số sách để tham khảo.
Giáo
sư Trương Nguyện Thành kể lại:
“Năm
1979, Việt Nam
lần đầu tiên tổ chức kỳ thi toán toàn quốc. Thầy tôi có đem mười mấy cuốn sách
cho tôi mượn, bảo tôi đọc cho biết rồi tới dự lớp thầy dạy cho các học sinh
giỏi dự thi toán. Tôi rất cảm động trước nghĩa cử này. Mỗi tối sau giờ làm
ruộng, tôi đốt đèn dầu đọc sách từ 9 giờ tới 12 giờ đêm. Thời điểm đó, ở Việt Nam , hạnh kiểm
là vấn đề khá quan trọng. Hạnh kiểm tôi tương đối xấu nên cô hiệu trưởng không
cho tôi đi thi học sinh giỏi toán. Ông thầy lén đưa tôi đi theo đội tuyển, may
quá tôi thi đậu. Tỉnh Bình Dương lúc đó chọn khoảng 30-40 em học sinh giỏi toán
lên trên tỉnh học chuyên toán trong 3 tháng. Sau 3 tháng, họ tuyển lại lấy 5
em. Tôi cũng may mắn lọt vào trong 5 em đó. Cũng vì thế, ba tôi nhận ra rằng
tôi có tiềm năng. Từ lúc đó, ông khuyên tôi nên nghỉ đừng đi cày thêm mà tập
trung học. Và từ đó, ông tìm cách cho tôi ra nước ngoài.”
hình minh họa
19
tuổi, sau khi thi đậu vào đại học Bách Khoa, chàng thanh niên Trương Nguyện
Thành vượt biên sang Mỹ. Sau 1 năm ở trung học với những khó khăn bước đầu về
ngôn ngữ, anh từ giã gia đình bảo trợ người Mỹ để bắt đầu cuộc sống tự lập ngay
từ năm thứ nhất đại học. Để trang trải sinh hoạt phí trong thời đèn sách, phần
đông các bạn trẻ ở đây thường phụ việc ở nhà hàng, tiệm giặt ủi, hay đi giao
báo. Riêng trường hợp của Thành, anh tìm đến một người thầy và xin được theo
chân làm việc trong phòng thí nghiệm để bắt đầu công việc nghiên cứu ngay từ
năm đầu đại học, một công việc thường bắt đầu ở bậc cao học. Số tiền kiếm được
đủ trang trải các khoản chi phí hết sức tiết kiệm hằng ngày. Còn học phí của
anh chủ yếu nhờ các khoản vay từ nguồn quỹ dành cho sinh viên và các phần học
bổng của chính phủ. Sau 4 năm đại học, anh ra trường với bằng cử nhân hóa học
cùng với 4 văn bằng phụ về lý, toán, công nghệ thông tin, và thống kê.
Tốt
nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ. Trong thời gian nghiên
cứu hậu tiến sĩ, anh dành được học bổng của Qũy Khoa học Quốc gia dành cho các
tiến sĩ trẻ có tiềm năng vì lúc tốt nghiệp tiến sĩ, anh đã có 16 bài nghiên cứu
trong khi trung bình một tiến sĩ khi ra trường xuất bản chừng 4-5 bài nghiên
cứu. Năm 1992, anh về làm Giáo sư hóa cho trường đại học Utah . Một năm sau, anh được chọn là 1 trong
những nhà khoa học trẻ nhiều triển vọng của Hoa Kỳ, với giải thưởng 500 ngàn đô
la cho công tác nghiên cứu. Năm 2002, anh được cấp bằng Giáo sư Cao cấp, tức
bậc cao nhất trong 3 cấp Giáo sư của Mỹ.
Những
yếu tố nào giúp một cậu bé lam lũ, nghèo khó từng bán thuốc lá dạo, cày thuê
cuốc mướn ở đáy xã hội Việt Nam lột xác, đổi đời thành một nhà khoa học danh
tiếng tại Mỹ?
hình minh họa
Giáo
sư-Tiến sĩ Trương Nguyện Thành cho biết:
“Người
đó có tiềm năng trời phú. Thứ hai, có môi trường giúp họ phát triển. Thứ ba,
người đó có nhận thức được rằng mình có cơ hội đó hay không.
Tiềm
năng chỉ là khả năng, muốn đạt được thành công đòi hỏi phải có môi trường để
phát triển. Môi trường không cho phép người đó phát triển, thì cũng không làm
được. Điển hình là người Việt ở Mỹ hay ở nước ngoài thành công rất cao, thế
nhưng tại sao ngay tại Việt Nam
không có những ngôi sao như vậy?
Khi
tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp
như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh. Cậu ta cũng ở gần nhà tôi.
Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau. Tôi cố gắng hơn, tôi vào
đại học. Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền. Một năm sau,
tôi về lại làng thăm ba mẹ nuôi và ghé thăm thằng bạn. Công việc nó làm chỉ đứng
móc ruột gà Tây thôi, chờ con gà chạy qua, đưa tay vào móc ruột gà ra. Nó khoe
với tôi nó có được chiếc xe hơi. Còn tôi lúc đó vẫn chưa có gì. Sau 4 năm đại
học, tôi trở về, anh bạn vẫn còn móc ruột gà Tây. Anh đã có được một căn hộ, có
TV lớn, dàn máy xịn, xe hơi sports. Còn tôi vẫn chỉ một thùng sách quèn. Sau 5,
6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề
vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Lúc đó, tôi sắp ra tiến
sĩ. Đó là cái điều kiện thứ 3 mà tôi muốn nói: người có tiềm năng, có môi
trường, mà không nhận thức được cơ hội của mình và quyết tâm đạt được cơ hội
đó. Thật sự, tôi không có xe hơi, không có bạn gái, không có tình phí, ở nội
trú, ăn mì gói. Cho nên, chi phí tôi rất ít. Tôi làm việc trong phòng nghiên
cứu chỉ đủ sống. Tôi ra đại học trong túi chỉ có 200 đô la, nợ nhà nước khoảng
15 ngàn đô la (mỗi năm khoảng 3-4 ngàn tiền học phí cộng với tiền phụ thêm để
sống), cùng một thùng sách và một giỏ quần áo cũ.”
Thành
công ở xứ người, Giáo sư Thành trở lại Việt Nam, giúp thành lập Viện Khoa học
Công nghệ Tính toán TP.HCM bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Vừa tiếp tục
giảng dạy tại trường đại học Utah ở Mỹ, vừa giúp điều hành Viện nghiên cứu tại
Việt Nam, Viện trưởng Trương Nguyện Thành nói về công việc của mình:
“Điều
khiển một viện nghiên cứu từ xa rất khó. Cho nên, có một viện trưởng tại Việt Nam chuyên lo
các vấn đề hằng ngày như làm việc với chính phủ, hợp đồng, hay mướn người. Còn
tôi phụ trách chiến lược phát triển về khoa học, kêu gọi những người khác về
giúp phát triển.”
Ngoài
ra, cá nhân ông còn nhận bảo trợ cho các sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du
học bằng chính nguồn quỹ nghiên cứu của ông. Đích thân Giáo sư Thành đứng ra
phỏng vấn tuyển chọn người tài, và từ năm 2001 tới nay, ông đã tài trợ cho trên
dưới 20 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập, nghiên cứu. Trong số này có nhiều
người đã trở về giúp ông phát triển Viện nghiên cứu tại Việt Nam .
hình minh họa
Tiến
sĩ Trương Nguyện Thành tâm sự:
“Thời
còn đi cày mướn, lời nguyền của tôi là nếu tôi thành công, tôi sẽ đem cơ hội đó
cho lại những người khác. Đó là tâm nguyện của tôi lúc còn ở đáy xã hội Việt Nam . Tôi thường
nói chuyện với học trò của tôi khi họ tới cảm ơn tôi đã cho họ cơ hội. Tôi bảo
họ không cần cảm ơn tôi. Điều họ có thể trả ơn tôi là đem cơ hội đó cho một vài
người khác. Chính vì vậy, một số đệ tử của tôi về lại Việt Nam , giúp tôi
lập Viện. Tôi gieo những hạt giống và từ đó sẽ nhân thành những hạt giống khác.
Một con én không làm nên nổi mùa xuân. Tôi chỉ là người mở đường. Những người
khác bước chân theo, làm cho con đường rộng ra, nhẵn thêm, dễ đi hơn.”
Giáo
sư Thành nói ai cũng mơ ước thành công, nhưng chỉ có những người chịu khó nỗ
lực mới tới được đích đến:
“Tôi
chỉ có một lời nhắn nhủ với các sinh viên ở Việt Nam rằng trên đời cái gì cũng có
giá phải trả. Nếu muốn thành công, phải chấp nhận trả cái giá đó. Thành công là
một con đường đi chứ không phải là một điểm đích. Tôi không nói tôi đã thành
đạt điều gì, chỉ là một con đường mà khi quay lại tôi thấy tôi đã đi được rất
xa rồi.”
Giáo
sư Trương Nguyện Thành chụp tại Viện Khoa Học-Công Nghệ-Thông Tin ở Sài Gòn
Con
đường thành công của Giáo sư -Tiến sĩ Trương Nguyện Thành trải qua bao nhiêu
năm gian nan, thử thách. Cậu bé bần cùng, lam lũ ở Việt Nam qua đến Mỹ
cũng đã nếm trải bao nhiêu những thiếu thốn, khó nhọc để có được vị trí đáng nể
như ngày hôm nay. Đó là nhờ sự quyết tâm vượt khó vươn lên, sẵn sàng trả giá
cho con đường đã chọn.
Một
thiếu niên đạp xích lô ở Việt Nam
trở thành khoa học gia nguyên tử ở Mỹ
Tiến
sĩ Võ Tá Đức lúc ở trại tị nạn Bataan (Philippines ) trước khi sang Mỹ định
cư
Tiến
sĩ Đức hiện công tác tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, một trong hai
phòng thí nghiệm của Mỹ chuyên nghiên cứu chế tạo các loại võ khí nguyên tử và
là một trong các viện nghiên cứu đa ngành lớn nhất thế giới. Cậu bé đạp xích lô
ở Việt Nam
ngày nào giờ đây đã góp công nghiên cứu sáng chế ra những máy móc, thiết bị dò
tìm nguyên tử đang được ứng dụng để ngăn ngừa các hình thức vận chuyển nguyên
tử bất hợp pháp vào biên giới Hoa Kỳ.
Là
con trưởng trong gia đình 11 anh chị em, năm lên 14 tuổi, cậu bé Võ Tá Đức đã
trở thành lao động chính trong nhà vì gia cảnh khó khăn. Ba cậu làm thợ nề,
nhưng do bệnh tật nên bị mất sức lao động. Mẹ Đức tảo tần buôn bán lặt vặt chạy
bữa qua ngày. Hằng ngày, sau giờ tan học, Đức ăn vội cơm trưa rồi cuốc chiếc xe
xích lô rong ruổi khắp mọi góc phố ở Tuy Hòa để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi 14
miệng ăn trong gia đình.
hình minh họa
Tiến
sĩ Đức nhớ lại:
‘Sau
biến cố năm 1975, lúc đó tôi còn rất nhỏ đang học trung học, nhưng vì nhà nghèo
quá, nên cũng phải phụ giúp gia đình. Sáng đi học, trưa về ăn cơm xong liền
xách xích lô chạy. Đạp xích lô tới chiều tối. Ăn cơm tối xong lại lên xe đi
tiếp. Tôi chỉ học buổi sáng, đạp xích lô từ trưa tới sáng hôm sau luôn. Tối đến
tôi đậu xích lô ở bến xe ngủ. Hễ nghe tiếng xe đò tới thì tôi tỉnh dậy, chạy về
nhà tắm rửa, thay quần áo đi học. Lúc đó tôi đâu có thời giờ học đâu, thỉnh
thoảng khi rãnh, tôi ngồi trên xe xích lô lấy bài vở ra làm chút chút vậy thôi.
Thời đó, tôi học rất dở vì không có giờ học.’
5
năm trời dầm mưa dãi nắng còng lưng trên chiếc xích lô đạp, việc học hành của
Đức hoàn toàn sa sút, nên cậu đã không thi đại học. Tới năm 1981, ba Đức cố
xoay sở tìm cách cho cậu theo một người bà con trong Nam đi vượt biên, và cũng từ đó,
cuộc đời cậu bé đạp xích lô bước sang một ngã rẽ mới. Thời gian trong trại tị
nạn chờ được một nước thứ ba cho đi định cư chính là giai đoạn bước ngoặt đối
với Đức, khi chàng thanh niên lam lũ, cơ hàn quyết chí phải đổi đời, phải phấn
đấu tiến thân bằng con đường học vấn.
Tiến
sĩ Đức cho biết:
“Vượt
biên qua tới trại tị nạn, tôi cảm thấy như vậy là từ đây mình có cơ hội đi học,
phát triển. Ngay từ lúc đó, tôi đã quyết định phải cố gắng học hành cho thành
tài. Còn hồi trước ở Việt Nam ,
tôi không dám có ước mơ đó vì đi đạp xích lô cả ngày, học hành sao được mà có
ước mơ học cho thành công?”
Sau
thời gian ở trại tị nạn, anh tới Mỹ và được một gia đình ở bang Iowa nhận làm con nuôi.
Thành tích học tập của chàng trai nghèo từ Việt Nam bắt đầu tỏa sáng sau 1 năm rưỡi
ở trường trung học Mỹ.
Thông
thường sinh viên ở Mỹ khi vào đại học phải trả học phí. Ngoài một số ít sinh
viên xuất sắc nhận được học bổng, đa số phải vay từ các nguồn quỹ hỗ trợ của
chính phủ dành cho sinh viên. Thế nhưng, cậu bé đạp xích lô ở Tuy Hòa suốt thời
gian đại học và cao học ở Mỹ không phải trả bất kỳ khoản tiền học phí nào, nhờ
vào thành tích lao động trí óc cần cù. Năm học lớp 12, Đức đoạt giải nhất một
kỳ thi khoa học cấp tiểu bang, mang lại cho cậu học trò nghèo học bổng toàn
phần cho suốt 4 năm học ở khoa vật lý trường đại học Bắc Iowa. Tốt nghiệp đại
học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ chuyên ngành vật lý nguyên tử, và
trong suốt thời gian cao học, anh liên tục nhận được các nguồn học bổng dành
cho nghiên cứu sinh. Còn các khoản sinh hoạt phí khác anh trang trải từ thu
nhập làm trợ giảng cho các vị giáo sư.
Tiến
sĩ Đức cho biết những điều kiện học tập có được ở Mỹ đã khuyến khích ông thêm
say mê học tập, nên ông đã không dừng lại ở tấm bằng đại học như dự định ban
đầu:
‘Mình
đi học ráng học cho lẹ, lấy thiệt nhiều lớp để mau ra trường lấy bằng đi làm
kiếm tiền gửi về Việt Nam
phụ gia đình. Nhưng tới lúc học gần xong đại học, tôi lại thấy sức mình vẫn còn
đi học tiếp được. Cho nên năm cuối đại học, tôi lại nộp đơn xin vào cao học.
Tôi thấy vấn đề học hành không khó lắm. Nếu mình chịu khó thì chuyện gì cũng
vượt qua được hết. Mỹ là một nước tự do và có cơ hội để mọi người, ai có chí,
thì có thể làm nên. Tôi nghĩ nếu không qua Mỹ mà còn ở Việt Nam thì giờ này
chắc tôi cũng còn đạp xích lô, không có cơ hội để phát triển thành tài. Nghĩa
là phải có cơ hội nào đó đưa đến cho người ta có dịp để phát triển tài năng.
Đối với tôi, cơ hội đưa đến là được qua Mỹ để rồi được phát triển đầu óc. Ở Mỹ
này tôi thấy nếu mình chịu khó học sẽ có cơ hội đưa cuộc sống mình đi lên. Còn
ở Việt Nam ,
dù cũng có, nhưng cơ hội không đồng đều.’
Scientists
at Los Alamos National Laboratory study nuclear explosions by using 3-D
simulations
Ai
có ngờ một nhà khoa học đang làm việc cho một phòng thí nghiệm nguyên tử nổi
tiếng ở Mỹ xuất thân là một người đạp xích lô ở bến xe Tuy Hòa. Điều kỳ diệu ấy
đã xảy ra đối với Tiến sĩ Võ Tá Đức thì cũng có thể xảy ra với các bạn, nhất là
các bạn trẻ nghèo khó tại Việt Nam, nếu các bạn quyết tâm phấn đấu, cần cù chịu
khó học tập để thay đổi số phận của mình.
Tiến
sĩ Đức:‘Một thông điệp tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam , nhất là
các bạn nghèo, rằng nếu có ý chí sẽ vượt qua được những khó khăn. Nếu các bạn
chịu khó đặt một mục đích nào đó cho tương lai, cho cuộc sống của mình và ráng
sống theo mục đích đó, thì sẽ thành công.’
Cùng với thông điệp của tiến sĩ Đức, Tạp chí Thanh Niên xin chúc các bạn
thành công và luôn sẵn sàng giới thiệu câu chuyện thành công của các bạn với
quý thính giả của đài VOA ở khắp nơi trên thế giới.
Trà
Mi
Leyna
Nguyễn, người dẫn chương trình truyền hình gốc Việt nổi tiếng tại Mỹ, không chỉ
khiến nhiều người khâm phục bởi tài năng, sự xinh đẹp mà cô còn luôn tự hào vì
mình là người Việt Nam .
Apr
02, 2013
Philipp
Roesler 38 tuổi, sinh tại Khánh Hưng (tỉnh Ba Xuyên - nay là Sóc Trăng). Khi
được 9 tháng tuổi, cậu bé mồ côi người Việt này được một cặp vợ chồng người Đức
nhận làm con nuôi và đưa sang Đức. Năm 4 tuổi, ...
Mar
26, 2012
... Mỹ
gốc Châu Á-Thái Bình Dương. Gương thành công của Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Thanh
Tùng, giáo sư y khoa của Đại học California-San Francisco là một niềm hãnh diện
cho cộng đồng người Việt và đặc biệt là cho giới trẻ ...
Aug
01, 2013
Trong
dịp nầy Giáo Sư Đặng Huy Đức cho biết, ông hy vọng đây sẽ là con chim đầu đàn
để hướng dẫn các thế hệ đàn em trong tương lai, Ông rất hãnh diện về thành qủa
trong chuyến đi nầy. Võ Đường Đặng Huy Đức tọa ...
Jun
08, 2011
Tôi
nhớ mãi ngày ba tôi tham dự lễ gắn lon Đại úy của tôi, mắt cha tôi sáng lên với
niềm vui và hãnh diện. Cha tôi mất vì bệnh ung thư khi ông chưa đầy 65 tuổi.
Tôi ước gì ông còn sống đến hôm nay và lâu hơn nữa để ông ...
Jul
09, 2012
Bà
Hoàng Thị Oanh Oanh: Khi mà tôi được bổ nhiệm làm đại diện cho Cao ủy Tị nạn
Liên Hiệp Quốc ở Úc thì ban đầu tôi rất là ngạc nhiên và sau đó rất hãnh diện
vì được trao cho trách nhiệm như vậy. VOA: Thưa bà, là ...
Apr
08, 2013
Nhưng
sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc
hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài
truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ ...
Jun
10, 2011
Nhân
vật chính trong bài viết trúng giải Viết Về Nước Mỹ 2008, mới đây đã được
truyền hình và báo chí Mỹ trân trọng nhắc tới: Em Trần Lộc, 17 tuổi, bẩm sinh
bị khiếm thị và tự kỷ ám thị, hiện là học sinh lớp 12 tại Champlin ...
May
26, 2011
Tạp
chí Redbook ấn bản tháng 6 vừa có chủ đề đặc biệt về người bỏ nghề bác sĩ để
vào nghề diễn hài, và đã thành công để trở thành một ngôi sao lớn trên truyền
hình Mỹ, được đề cử nhiều giải, và đã thắng giải Best WTF ...
Jun
21, 2013
Ông
đã đưa cả đất trời Ý Đại Lợi vào không gian của Honda Center, khẳng định với
nhân loại: tiếng Ý là ngôn ngữ của Tình Yêu. Tiếng hát đầy, ấm, và nhiều màu
sắc của ông nhẹ nhàng toả đi, làm người đối diện thật dễ chịu, như cung cách
khiêm cung cố hữu và nụ cười rất hiền của ông. Một Andrea Bocelli bằng xương
bằng thịt thì quá “hiền” so với sự nghiệp đồ sộ của Ông. image. Tình yêu. .... Phụ
nữ Hồi giáo chia sẻ về nghệ thuật, quan điểm q... Giới trẻ người ...
Jul
26, 2011
Tại
Nam Thái Bình Dương Quân Lực Hoa Kỳ không có nhiều căn cứ, sau khi bỏ căn cứ
không quân Clark Base và căn cứ hải quân Subic Bay
tại Phi Luật Tân thì Hoa Kỳ thấy sự cần thiết phải có lực lượng ứng chiến
thường ...
Jun
01, 2012
Diane
Tran, cô nữ sinh gốc Việt 17 tuổi bị phạt tù giam 24 tiếng vì nghỉ học quá quy
định ở Willis, Texas – Mỹ, vừa từ chối khoản tiền hơn 100.000 USD mà các nhà
hảo tâm quyên tặng. image. Diane Tran từ chối nhận ...
Mar
26, 2012
Người
Việt đã có tiếng nói trong chính quyền Mỹ khi Tổng thống Barack Obama mới đây
vừa bổ nhiệm một bác sĩ trẻ gốc Việt vào Ủy ban Cố vấn cho Tổng thống chuyên
trách về người Mỹ gốc Châu Á-Thái Bình Dương.
Aug
10, 2012
Sinh
ra và lớn lên ở vùng châu thổ sông Cửu Long, trong khung cảnh đồng lúa khắp
nơi, cô Trần Kiều Nga, sau khi lập gia đình có tên là Tara VanToai, luôn có ước
mộng nghiên cứu về canh nông và hy vọng gia tăng năng ...
Feb
05, 2013
Ông
Ngô Thanh Hải, người gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm vào Thượng viện Canada,
mới đây đã lên tiếng kêu gọi các thanh niên người Việt tham gia chính trị dòng
chính cũng như tiếp tục cuộc tranh đấu cho dân chủ của ...
Jul
04, 2012
Nhiều
người không dám dùng nguyên cả số tiền tiết kiệm trong mấy chục năm để đánh
bài, nhưng đối với hai anh em họ Đặng, đặt vài trăm ngàn hoặc một triệu đôla
cho môn xì-phé online chỉ là chuyện bình thường.
Jul
01, 2011
Line
Officer là Sĩ Quan HQ Chỉ Huy - Tác Chiến Phục vụ tai các đơn vị chiến đấu như:
Chiến Hạm, Tiềm Thuỷ Đĩnh, Phi Cơ-Hải Quân Không Chiến, Lực Lượng Đặc biệt HQ -
Người Nhái và An Ninh - Tinh Báo v.v..
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.