Tuesday, September 17, 2013

Lời nguyền "Armageddon” khiến Mỹ bỏ cuộc tại Syria?

image
Tổng thống Obama đã từ bỏ ý định tấn công sau khi bước đầu tiên của thảm họa "Armageddon” xuất hiện tại Syria. Theo Sách Khải Huyền, "Armageddon" là thuật ngữ ám chỉ về bất kỳ kịch bản nào dẫn tới sự kết thúc của thế giới.

Một báo cáo rất đáng sợ của Văn Phòng của Tổng thống Mỹ (OoP) vừa được tiết lộ trên báo chí đã giải thích tại sao Mỹ nhanh chóng từ chối việc sử dụng hành động quân sự đối với Syria.

Theo tờ EU Times, Tổng thống Obama đã nhanh chóng từ bỏ ý định tấn công vào quốc gia Trung Đông này sau khi bước đầu tiên của thảm họa "Armageddon” đã xuất hiện tại Syria. Theo Sách Khải Huyền, Armageddon là thuật ngữ ám chỉ về bất kỳ kịch bản nào dẫn tới sự kết thúc của thế giới.


image
Theo báo cáo của OoP: Trong một buổi gặp mặt rất hiếm hoi giữa hai Tổng thống Mỹ và Nga bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 tại St Petersburg (Nga), ông Putin đã cảnh báo người đồng cấp của mình rằng nhà lãnh đạo Syria Assad đã chuẩn bị kế hoạch “Armageddon” để phá hủy đập Tagba- công trình giữ nước của sông Euphrates tại hồ Assad- và nếu điều đó xảy ra sẽ gây một thảm họa nhân tạo lớn nhất từ trước tới nay ở Trung Đông.

image
Cũng theo báo cáo này, Tổng thống Putin còn tiếp tục cung cấp cho Obama một "cơ hội cuối cùng" để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng toàn diện tại Trung Đông. Theo đó, Mỹ sẽ có những lý do chính đáng để “rút lui trong danh dự” - không mở các cuộc tấn công vào Syria - nếu Nga đảm bảo tất cả các vũ khí hóa học của Syria nằm dưới sự kiểm soát của Liên hợp quốc.

Tuy vậy, Tổng thống Obama đã bỏ ngoài tai và xem lời cảnh báo của ông Putin là “trò đùa” nên đã lên chuyến phi cơ bay thẳng về nước mà không tham gia cuộc họp báo chung.


image
Chỉ vài giờ sau khi Mỹ từ chối thiện chí của Nga, Syria đã dùng không quân mở ra một loạt các cuộc oanh kích “cảnh báo” nhằm vào các công trình phụ của đập Tagba bằng vũ khí do Nga sản xuất - bom chùm KAB-500L-KE.

image
Tổng thống Assad vẫn chưa sử dụng loại vũ KAB-1500L-Pr. Nếu sử dụng chúng, việc phá hủy hoàn toàn đập Tagba hoàn toàn sẽ xảy ra trong nháy mắt vì sức nổ của loại vũ khí này có thể khoan sâu xuống lòng đất 10-20 m hoặc xuyên thủng các khối bê tông cốt thép dày trên 2 m.


image
Ngay sau khi xác nhận tin, Tổng thống Assad “phá từng phần đập Tagba, Tổng thống Obama đã “ngã ngửa người ra” vì đã xem thường lời Tổng thống Putin.

Ngay sau đó, ông cùng với các đồng minh của mình như Liên minh Quốc gia Trong Cách mạng Syria và lực lượng đối lập và quân đội Syria tự do (FSA) đã vội và đưa ra một tuyên bố chung phản đối vụ không kích và kết luận rằng: Cuộc tấn công vừa rồi đã mở đường cho một thảm họa nhân đạo chưa từng có sẽ xảy ra tại đây nếu đập Tabqa bị vỡ.

image
Báo cáo của OoP cho biết, khu vực gần đập Tagba ở miền bắc Syria đang nằm dưới sự kiểm soát bởi các phe phái do chính quyền của ông Obama hỗ trợ kể từ giữa tháng 3.2013. Đập Tagba có chiều cao 60m và dài 4,5 km và là đập lớn nhất ở Syria. Đập này cho phép hồ Assad trở thành hồ chứa nước lớn nhất của Syria và một khi đập này bị vỡ, nước trong hồ sẽ không chỉ cuốn sạch mọi lực lượng chống đối Tổng thống Assad ngay tức thì mà gây thảm họa cho cả Syria lẫn Iraq.

image
Ông Obama đã từng bỏ qua lời cảnh báo của ông Putin.
Giáo sư Arnon Sofer - người đứng đầu nhóm địa lý chiến lược Chaikin, giảng viên lâu năm tại trường đại học quốc phòng hàng đầu của IDF và là người đứng đầu Trung tâm Đại học Nghiên cứu Quốc gia Israel - đã cảnh báo về sự bùng nổ dân số chưa từng có tại khu vực này với tình tiết ngày càng tăng nặng do thiếu nước một cách trầm trọng và kết luận: “các cuộc xung đột về nước sẽ bùng nổ vào bất kỳ thời điểm nào."

image
Trên thực tế, vào năm 1967, Israel đã phát động một cuộc chiến tranh toàn diện với quy mô chưa từng có để bảo vệ quyền lợi nước dưới cái tên Chiến tranh Ả Rập-Israel, hay Chiến tranh sáu ngày trực tiếp với các nước láng giềng Ả Rập: Ai Cập, Jordan, Syria… còn các quốc gia khác như Iraq, Ả Rập Saudi, Kuwait, và Algérie thì đóng góp quân và vũ khí cho các lực lượng Ả Rập. Bản thân Syria cũng đã sử dụng nước như một “phương thức” để đối đầu với “chiến tranh”.

Năm 1973, khi Iraq vội vã đưa quân tới biên giới phía đông của Syria, nơi là thượng nguồn của sông Euphrates, Syria ngay lập tức khánh thành đập Tabqa và cho nước sông Euphrates vào để tạo ra hồ Assad. Trong năm 1967, khi Tel Aviv chuyển nước từ sông Jordan xuống sa mạc Negev của Israel, trong lúc người Ả Rập tức giận và đe dọa ngăn chặn dòng chảy vào hồ Galile, thì người Syria đã khẩn trương làm các công trình thủy lợi để lấy nước từ Israel về. Các công trình này sau đó đã bị Israel đánh bom phá hủy trong năm 1965 và 1966…

image
Phát biểu với hãng thông tấn Anadolu, sau khi nhận tin đập Tagba sẽ bị san phẳng, ông Iraqi Rava - thành viên Hội đồng huyện Musnah Ismail - cho rằng các huyện Rava, Ane và Al-Qaem sẽ bị ngập chìm trong nước nếu đập Tagba bị vỡ và đặt ít nhất 300 nghìn mạng sống dọc theo biên giới Syria - Iraq bị đe dọa nghiêm trọng.

Một quan chức khác của chính phủ Iraq cho biết, ngay sau vụ oanh kích trên, nước này đã thực hiện biện pháp phòng ngừa cần thiết để đối phó với lũ lụt cho các khu vực nông nghiệp, cơ sở dân sinh và hạ từng thuộc ngành dầu mỏ.

Các quan chức Iraq cũng cảnh báo rằng sự sụp đổ của đập Tagba sẽ gây nguy hiểm cho khoảng 430 di tích lịch sử và hiện vật bảo tàng cổ, trong đó bao gồm Lâu đài Ane có niên đại từ triều đại Abbasid và một số hang động từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại.



image
Điều quan trọng nhất cần lưu ý, mà báo cáo của OoP nhấn mạnh, là Tổng thống Assad đã bắt đầu sử dụng nước như một thứ vũ khí nguy hiểm nhất và nhạy cảm nhất để gây áp lực lâu dài cho cả Trung Đông, theo đúng như kịch bản đã xảy ra tại đây trong quá khứ.

Tổng thống Assad biết rõ ràng rằng: Trung Đông là khu vực thiếu nước trầm trọng hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Dân số ở đây ngày một gia tăng khiến 60% lượng nước ngầm đã bị mất do khai thác bất hợp pháp, và có tổng cộng 177 triệu mẫu Anh dùng để canh tác đã bị xóa sổ.

Sau khi nhận được tin về cuộc tấn công của Syria vào đập Tagba, Tổng Thống Obama ngay lập tức đã ra lệnh ngưng bất kỳ hành động quân sự nào nhằm vào Syria, kể cả việc hoãn vô thời hạn cuộc bỏ phiếu về vấn đề này tại Quốc hội Mỹ, và "nhanh chóng chạy đến" bên cạnh Tổng thống Putin nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến này.



image
Đó là hành động duy nhất đúng sau khi Tổng thống Mỹ khước từ giải pháp của Tổng thống Nga.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu Tổng thống Mỹ hành động khác đi, chế độ Assad trong bước đường cùng sẽ phá hủy đập Tagba. Và cho dù các tổ chức nổi dậy ở Syria dành được chiến thắng trong cuộc chiến tranh này thì một vùng lãnh thổ rộng lớn sẽ bị thảm họa do úng ngập trước mắt và hạn hán kéo dài vô tận sau này khiến cho chính phủ Obama lẫn các đồng minh phương Tây phải “suốt đời” chịu lời “nguyền” của “Cuộc chiến tranh về nước” tại Trung Đông.





No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.