Hòa
thượng Thích Quảng Độ tiếp tục lãnh đạo GHPGVNTN sau khi chỉnh đốn nhân sự.
Tin
Hòa thượng Thích Quảng Độ từ chức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất (GHPGVNTN) ngày 01/09/2013 đã là một chấn động lớn đối với những người mến
mộ ông.
Nhưng
sau hai ngày theo dõi phản ứng của Phật tử và tiếp xúc với các chức sắc trong
giáo hội, ngày 04/09, Hòa thượng Thích Quảng Độ cho biết ông chấp nhận tiếp tục
lãnh đạo Giáo hội, sau khi chỉnh đốn lại thành phần nhân sự Văn phòng II Viện
Hóa Đạo.
Đây
là một tin mừng cho giới tăng ni, Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Thống nhất vì, theo Thông cáo báo chí ngày 05/09, "cuộc vận động Giải trừ
Quốc nạn và Pháp nạn chưa thành, lãnh thổ lãnh hải bị ngoại nhân xâm chiếm,
nhân tâm ly tán, phân hóa, đồng bào trong nước sống cảnh đói nghèo, thiếu tự
do, nhân quyền, chế độ độc tài toàn trị vẫn còn thống trị, để van nài Ngài trở
lại lèo lái con thuyền Giáo hội trên phong ba bão táp".
Nhưng
rõ ràng đây là một thông điệp chính trị. Thông cáo báo chí này để lộ những khó
khăn mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang gặp phải. Người thuyền
trưởng không thể rời bỏ con tàu đang giữa phong ba bão táp.
Tất
cả những vấn nạn mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang gặp phải là chỗ
đó: đạo và đời là hai lãnh vực rất khó tách rời nhau trong sinh hoạt của hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Sự
gắn bó của Phật giáo giữa đạo và đời không phải mới đây, quan hệ này đã xuất
hiện ngay từ khi Phật giáo được du nhập vào Việt Nam .
Sự
phát triển của Đạo Phật ở Việt Nam
Nhiều
tông phái Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa vào Việt Nam qua nhiều thời kỳ khác nhau
Được
du nhập vào miền Bắc Việt Nam
(vùng Bắc Ninh hiện nay) cách đây hơn 2000 năm, đạo Phật đã được những thương
nhân và tăng sĩ Ấn Độ truyền bá rộng rãi trong chốn dân gian.
Thời
đó dân chúng Việt gọi Đức Phật là Bụt (Buddha), trong khi người Trung Hoa gọi
là Phật Đà (Buddha phát âm theo tiếng Hán, đọc ngắn lại là Phật); cách phát âm
của hai phụ âm B (Việt) và Ph (Hoa) rất giống nhau. Ngày nay Bụt chỉ còn được
nhắc tới trong những truyện kể dân gian, trong khi Phật được phổ biến rộng rãi
trong kinh điển và chốn thị thành.
Dưới
thời Bắc thuộc, khi Phật giáo Đại thừa được đưa vào miền Bắc, danh xưng Bụt bị
biến mất nhường chỗ cho danh xưng Phật. Cùng thời gian đó, hai tín ngưỡng khác
cũng được người Hán đưa vào miền Bắc: Khổng giáo và Lão giáo.
Khổng
giáo là một triết lý cầm quyền thể hiện qua phương pháp tu thân tề gia, trị
quốc và bình thiên hạ của người quân tử, trong khi Lão giáo là một triết lý
sống thuận với trời đất qua tu luyện của từng cá nhân. Từ đó, Phật giáo, Khổng
giáo và Lão giáo từ đó trở thành ba tôn giáo bám sâu vào sinh hoạt văn hóa dân
gian của người Việt.
Mặc
dù xuất hiện từ lâu đời, đạo Phật chỉ lưu hành trong giới dân gian trong khi,
ngược lại, giai cấp cầm quyền lấy Khổng giáo làm kim chỉ nam hành động. Sự tách
biệt này không phải vì giáo lý đạo Phật mà vì triết lý thực dụng của đạo Khổng.
Về
Lão giáo, do không nắm vững triết lý Đạo (Con đường), nghĩa là sống thuận với
trời đất và thiên nhiên để tìm sự bình an trong tâm hồn, những phương pháp tu
luyện trở thành huyền bí dành riêng cho những phái đạo gia khí công, hay biến
cải thành những giải thích siêu nhiên (tử vi, phong thủy…) dành cho quần chúng.
Phát
triển
Đạo
Phật chỉ thực sự phát triển và thịnh vượng dưới thời nhà Lý (1009-1225), trở
thành tôn giáo chính của triều đình, giai cấp tăng lữ trở thành công bộc của
triều đình và được hưởng bổng lộc như những công thần.
Sang
thời nhà Trần (1225-1428), giai cấp tăng lữ tiếp tục đảm nhiệm nhiều vai trò
quan trọng trong xã hội, nhà chùa có ruộng đất riêng và nô tì riêng.
Nhưng
khi tiếp cận với quyền lợi và cuộc sống xa hoa, giới tăng lữ xa rời đạo lý và
xử sự như người trần tục, hai đại thần Lê Quát và Trương Hán Siêu đã nhiều lần
phê phán gay gắt giới tăng ni và khi quân Champa tiến công vào Thăng Long, giới
sư sãi cũng bị đôn quân đánh giặc như dân thường.
Năm
1396, sau khi khống chế nhà Trần, Hồ Quý Ly áp dụng nhiều chính sách thuận với
Khổng giáo nhằm loại bỏ ảnh hưởng của đạo Phật ra khỏi cung đình, những sư sãi
bị sa thải lui về ở ẩn trong các chùa chiền làng xã xa xôi để tránh nạn.
Ngược
lại, trong dân gian, những sinh hoạt của Phật giáo đã trở thành nếp sống văn
hóa chung của người Việt, như tụng kinh, thờ cúng, bố thí, trai đàn (cầu siêu),
phóng sinh, ăn chay…
Dưới
thời hậu Lê (1427-1789), ảnh hưởng của Phật giáo bị loại hẳn khỏi chốn cung
đình và trở thành một tôn giáo dân gian, với những cái hay và cái dở của nó.
Vua
Lê Thánh Tông (1460-1497) chính thức lấy Khổng giáo làm quốc học và tình trạng
này kéo dài cho đến hết thời Pháp thuộc (1884-1945), nghĩa là trong suốt thời
nhà Nguyễn (1802-1883).
Một
sự kiện cần được nhắc tới là trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627-1775),
đặc biệt là dưới thời các chúa Nguyễn (1558-1777), đạo Phật ở xứ Đàng Trong
được tôn vinh trở lại.
Nhiều
chùa chiền lớn đã được xây dựng, một số vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay như
chùa Linh Mụ, chùa Từ Đàm (Huế), chùa Sùng Hóa (Phú Vang)… Chúa Nguyễn Phúc Chu
(1691-1725) còn cho người sang Trung Hoa thỉnh bộ Đại tạng kinh, xây Tàng kinh
lâu để bảo quản.
Trong
giai đoạn này, nhiều tăng sư Đại thừa đã trực tiếp từ Trung Hoa vào Đàng Trong
giảng kinh, nhiều tổ đình được thành lập. Một cách vô tình, Huế trở thành tổ
đình, trung tâm sinh hoạt của đạo Phật trong suốt thời nhà Nguyễn.
Dưới
thời Pháp thuộc, vì Phật giáo được coi là một tôn giáo dân gian, chính quyền
thực dân Pháp đã để dân chúng Việt sống đạo một cách bình thường.
Đạo
Phật được xếp vào hạng hội đoàn văn hóa và chỉ bị chi phối bởi Luật hội đoàn
1901.
Thiếu
cơ quan lãnh đạo Phật giáo toàn quốc
Đạo
Phật chỉ thực sự phát triển dưới thời nhà Lý (1009-1225)
Từ
khi xuất hiện cách đây trên 2000 năm, rất nhiều tông phái Phật giáo Ấn Độ và
Trung Hoa đã được du nhập vào Việt Nam.
Phái
Đại thừa (Mahayana) chiếm đa số với các tông phái Bắc tông, Thiền tông (Zen),
Tịnh Độ tông, Mật tông (Vajrayana); phái Tiểu thừa (Theravada) chỉ giới hạn ở
miền Nam với các tông phái Nam tông, Phật giáo nguyên thủy, Phật đường Nam tông
Minh sư đạo.
Mỗi
tông phái có nhiều hệ phái nhỏ, Đại thừa Thiền tông có những chi phái Trúc Lâm,
Hoa Nghiêm, Liễu Quán… Ngoài ra có nhiều tông phái chỉ phát sinh tại miền Nam
Việt Nam như Phật giáo Hòa hảo, Tứ ân Hiếu nghĩa, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt
Nam, Bữu sơn Kỳ hương...
Nói
chung, cho tới năm 1954, Phật giáo tại Việt Nam chưa bao giờ được tổ chức thành
một giáo hội chính quy mà chỉ có những tông phái và chi phái riêng biệt và sinh
hoạt độc lập với nhau.
Hơn
nữa, do không có một cơ quan Phật học chủ đạo để đào tạo giới tăng lữ, ai cũng
có quyền đi tu và có thể trở thành tăng sĩ, tăng sĩ nào có công xây chùa thì
được trụ trì tại chùa đó.
Do
thiếu sách báo viết về Phật học, trình độ thuyết pháp của những vị sư ở thành
thị và thôn quê rất là chênh lệch và nghi thức phụng pháp giữa hai vùng cũng
hoàn toàn khác nhau. Tại nhiều nơi, nhất là trong các chùa lớn, những thiền sư
trụ trì tự in sách Phật giảng dạy giáo lý cho tín đồ và khách thập phương.
Chính
qua những buổi thuyết giảng này mà uy tín của mỗi vị thiền sư tỏa rộng trong khắp
dân gian và trở thành cấp lãnh đạo tự nhiên của Phật giáo. Trong nhiều trường
hợp, những cấp lãnh đạo này là một đe dọa cho các chính quyền đương thời.
Ảnh
hưởng chính trị
Hòa
thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963 để phản đối chính phủ Ngô Đình Diệm
Tại
miền Bắc, sinh hoạt của các giáo phái và những cơ sở Phật giáo (chùa chiền, đền
thờ, am tự…) đã gần như hoàn toàn nằm trong tay chính quyền cộng sản, những vị
sư trụ trì trong các chùa đều do nhà nước bổ nhiệm và sinh hoạt của những cán
bộ nhà nước.
Những
hình thức cầu siêu, cúng bái đều bị cấm đoán và bị cho là mê tín dị đoan, việc
tuyển dụng sư sãi rất là hạn chế và phải được chính quyền chấp nhận.
Tại
miền Nam ,
dưới thời đệ nhất cộng hòa (1954-1963), đạo Phật vẫn phát triển một cách bình
thường với sự hội nhập của nhiều nhà sư và Phật tử từ miền Bắc di cư vào.
Năm
1954, toàn miền Nam
có 2.206 chùa chiền lớn nhỏ, con số đó đã tăng lên gấp đôi vào năm 1963 với
4.776 cơ sở.
Về
tổ chức, Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, được thành lập từ năm 1951 và trụ sở đặt
tại Sài Gòn, là cơ quan điều hành các hội đoàn Phật giáo Đại thừa trên toàn
lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa; miền Trung và miền Nam cũng có những tổng hội Phật
giáo riêng, sinh hoạt độc lập với Tổng hội Sài Gòn, như Giáo Hội Tăng Già Trung
Phần, Tổng hội Phật Giáo Thừa Thiên, Tỉnh Hội Phật Giáo Thừa Thiên…
Tuy
nhiên, không hiểu vì lý do gì, vụng về hay cố ý, chính quyền Ngô Đình Diệm đã
thi hành một số biện pháp phân biệt đối xử đối với Phật giáo.
Lúc
đầu, các cấp lãnh đạo Phật giáo phản đối việc áp dụng đạo Dụ số 10 ban hành
ngày 6/8/1950 dưới thời cựu vua Bảo Đại, theo đó những tổ chức tôn giáo được
xếp ngang hàng với các hội đoàn và những hạn chế của nó, như không được quyền
nhận tiền trợ cấp, giới hạn quyền sở hữu bất động sản…
Tiếp
theo là Công điện số 5159 ngày 6/5/1963 cấm treo cờ tôn giáo vào dịp lễ Phật
Đản hai ngày sau đó gây bất mãn trong giới Phật tử Huế.
Ủy
ban liên phái bảo vệ Phật giáo để tranh đấu đòi bình quyền tôn giáo được thành
lập, nhiều vị lãnh đạo đã bị bắt giam.
Biểu
tình và chống biểu tình đã làm nhiều người thiệt mạng và phong trào chống đối
chính quyền Ngô Đình Diệm lan rộng trên khắp miền Nam, mà cao điểm là ngày
11/6/1963 với cái chết của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Chính quyền Ngô Đình
Diệm bị lật đổ ngày 1/11, chấm dứt nền Đệ nhất cộng hòa.
Nhắc
lại, trong thời gian từ 1960 đến 1963, chính quyền cộng sản miền Bắc tiến hành
cuộc tiến chiếm miền Nam
bằng võ lực, Hoa Kỳ muốn đưa quân vào can thiệp nhưng gặp sự chống đối của
chính quyền Ngô Đình Diệm.
Cuộc
tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức ngày 11/6 và cú đảo chánh ngày 1/11/1963 đều
do Hoa Kỳ dàn dựng để lấy cớ bênh vực Phật giáo nhằm thành lập một chính quyền
thân Mỹ tại miền Nam .
Về
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất
Tín
đồ Phật giáo tụ tập trước cửa chùa Xá Lợi ngày 20/8/1963.
Từ
sau khi được tự do hành đạo và tổ chức giáo hội, những cấp lãnh đạo tông phái
Phật giáo nhận thấy muốn có tiếng nói mạnh trong và ngoài nước thì phải được
kết hợp thành một tổ chức có quy củ như Giáo hội Công giáo La Mã, với những
chức vụ và cơ quan chức năng liên hệ.
Nhưng
khi biến ước muốn thành hiện thực, sự việc đã không dễ dàng: Tổng hội Phật giáo
Việt Nam quá yếu, chỉ có danh mà không có thực, còn những tông phái Phật giáo
khác thì có rất nhiều và rất phân tán.
Ngày
31/12/1963, đại diện 11 tông phái và hội Phật giáo Bắc tông và Nam tông đã cùng
nhau họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn, để soạn thảo Hiến chương thành lập Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngày 4/1/1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất ra đời và trở thành cơ quan lãnh đạo sinh hoạt Phật giáo trên toàn lãnh
thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Cơ
quan điều hành giáo hội gồm hai viện: Viện Tăng Thống (giáo luật) và Viện Hóa
Đạo (điều hành). Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tăng thống (chủ tịch), Thượng
tọa Thích Tâm Châu làm viện trưởng Viện Hóa Đạo và Thượng tọa Thích Trí Quang
làm tổng thư ký Viện Tăng Thống. Chùa Ấn Quang tại Sài Gòn được chọn làm trụ sở
sinh hoạt của Giáo hội, tức Viện Tăng Thống. Viện Hóa Đạo, trụ sở đặt tại Việt
Nam Quốc tự đường Trần Quốc Toản, Sài Gòn.
Do
quen với sinh hoạt tự do và tự trị từ lâu đời, những tăng sĩ và cư sĩ của giáo
hội mới này chưa quen với sinh hoạt có tổ chức, hơn nữa nhiều tăng sĩ đã bỏ ra
nhiều công lao muốn được trao những vai trò quan trọng hơn, nhưng thực tế đã
không như mong ước.
Tuy
mang danh là một giáo hội tôn giáo, nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất hoạt động như một tổ chức chính trị năng động. Chính vì thế ngay sau khi
vừa ra đời, việc điều hành Giáo hội đã gặp nhiều khó khăn.
Khó
khăn
1. Bất
mãn nội bộ giữa hai Viện
Với
những thành tích trong cuộc tranh đấu tại Huế, Thượng tọa Thích Trí Quang muốn
nắm giữ một vai trò tích cực hơn trong việc biến Phật giáo thành một lực lượng
quần chúng đáng kể để đấu tranh chính trị bạo động với chính quyền quân sự miền
Nam mà chức vụ tổng thư ký của ông không đủ điều kiện để thực hiện. Trong khi
Thượng tọa Tâm Châu thì ngược lại, cổ động đường lối đấu tranh ôn hòa để đạt
mục tiêu.
2. Khác
biệt về khuynh hướng chính trị giữa hai vị lãnh đạo
Sau
1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được chia làm hai khối: khối Ấn
Quang và khối Việt Nam Quốc Tự. Khối Ấn Quang, gồm 3 đoàn thể, do Thượng tọa
Thích Trí Quang và Đại đức Nhất Hạnh lãnh đạo biểu lộ khuynh hướng thân cộng
(Mặt trận Giải phóng Miền Nam) và hoạt động chống lại chính quyền Việt Nam Cộng
Hòa, mà cao điểm là cuộc bạo loạn cướp chính quyền năm 1966 nhưng bị thất bại.
Khối
Việt Nam Quốc Tự, với 8 đoàn thể, biểu lộ khuynh hướng thân chính quyền và được
công nhận là đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Lực
lượng Phật giáo Việt Nam được thành lập dưới quyền lãnh đạo của Viện Hóa Đạo để
tranh đấu và đề đạt nguyện vọng như yêu cầu chính quyền quân sự tái lập lại
chính quyền dân sự và Mặt trận Giải phóng miền Nam giải giới và rút về vĩ tuyến
17.
Sự
phân chia giữa hai khối kéo dài cho đến khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp
đổ ngày 30/4/1975.
3. Chia
rẽ ngay trong phong trào Phật giáo
Mặc
dầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã chính thức thành lập với sự kết
hợp 11 tông phái và hội Phật giáo, một số tăng sĩ khác vẫn tiếp tục sinh hoạt
riêng và lập những hội đoàn khác.
Những
tổ chức thân với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là Viện Cao đẳng Phật học, được
thành lập ngày 13/3/1964, nhằm đào tạo và cấp bằng cấp Phật học; Giáo hội Thiền
tông Việt Nam được thành lập tháng 11/1964; liên phái Phật tự khu vực Sài Gòn
Gia Định tách khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất để thành Tổng Giáo
hội Phật giáo Việt Nam tháng 12/1964.
Những
tổ chức Phật giáo thân với Mặt trận Giải phóng Miền Nam
rất nhiều và thường được sử dụng như những cơ sở giao liên, tất cả đều đặt dưới
sự điều động của Hội Lục hòa Phật tử do Mặt trận Giải phóng Miền Nam thành lập.
Hòa
giải Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất
Nhiều
chùa chiển được xây dựng tại Huế còn tồn tại tới ngày nay
Ngay
sau 30/4/1975, chính quyền cộng sản Việt Nam áp dụng chính sách hạn chế hoạt
động tín ngưỡng đối với mọi tôn giáo. Toàn bộ những cơ sở của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất, Viện Hóa Đạo cũng như Ấn Quang, bị chính quyền mới
tịch thu, nhiều vị sư lãnh đạo tị nạn sang nước ngoài như Thích Tâm Châu, Thích
Nhất Hạnh.
Những
hình thức lễ lạt lớn của Phật giáo đều bị cấm, kể cả việc treo cờ. Cuối năm
1975, nhiều cuộc đụng độ giữa Phật tử và công an đã xảy ra, 12 người tự thiêu
nhưng cũng không làm thay đổi quyết tâm đặt giáo hội Phật giáo dưới quyền kiểm
soát của chính quyền cộng sản.
Những
cơ sở công ích còn lại của giáo hội Phật giáo cũng lần lượt bị đóng cửa hay
quốc hữu hóa, như cô nhi viện Quách Thị Trang, Viện Đại học Vạn Hạnh, nhà xuất
bản Lá Bối.
Các
cấp lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị coi là phản động, cũng đã
lần lượt bị bắt giam: Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích
Thiện Minh.
Những
người đã từng ủng hộ Mặt trận Giải phóng Miền Nam trước kia và đang có chân
trong Mặt trận Tổ quốc và Quốc hội, như Hòa thượng Thích Đôn Hậu, cũng bị đối
xử thô bạo vì dám chống lại chính quyền.
Áp
lực
Giáo
hội Phật giáo Việt Nam
đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ, Hà Nội
Để
hóa giải ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và nắm Phật giáo
trong tay, ngày 7/11/1981 chính quyền cộng sản Việt Nam cho ra đời Hiến chương
thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, qui tụ 9 tổ chức giáo hội, hội, và hệ
phái trên toàn quốc, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.
Sơ
đồ tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam không khác gì sơ đồ của một đảng phái
hay hội đoàn dân sự, với những cấp trung ương, tỉnh thành, quận huyện, thị xã
và thành phố thuộc tỉnh.
Quyết
tâm biến Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành một công cụ chính trị của
chế độ thể hiện rõ rệt trong Điều 7 của Hiến chương:
"Giáo
hội Phật giáo Việt Nam hoạt
động theo đúng Giáo pháp, Giáo luật Phật chế và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam .
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ".
Ngoài
ra Hội đồng Trị sự, tức cơ quan điều hành, còn có nhiệm vụ giới thiệu tăng ni,
cư sĩ Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị xã hội.
Từ
sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, mà quần chúng Việt Nam gọi là 'Giáo
hội Phật giáo nhà nước' hay 'Giáo hội Phật giáo quốc doanh', tầm hoạt động và
ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất suy giảm hẳn.
Tăng
sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị chính quyền cộng sản Việt
Nam gây áp lực gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nếu muốn tiếp tục trụ trì
hay ở lại trong những cơ sở tu hành.
Hiện
nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chỉ còn giữ được khoảng 10% tổng số
cơ sở đã có trước 1975. Tất cả những cơ sở còn lại được chính quyền cộng sản
Việt Nam giao cho Giáo hội
Phật giáo Việt Nam
quản lý.
Can
thiệp
Sự
can thiệp của chính quyền trực tiếp vào cách hành đạo đã khiến sinh hoạt của
Phật giáo Việt Nam
suy đồi. Một số sư sãi được chính quyền đề cử trụ trì đã biến chốn thờ phượng
thành nơi giải trí và buôn thần bán thánh.
Nhiều
cán bộ cao cấp trong chính quyền bỏ tiền xây chùa và mướn sư sãi trông nom với
hy vọng được về cõi Niết Bàn sau khi chết. Có chùa còn tạc tượng bồ tát Hồ Chí
Minh, có tượng được dát vàng, để thờ ngang với các chư Phật.
Hiếm
thấy một vị sư nào có nước da cháy nắng, gầy ốm còn đi khất thực hay sống trong
những ngôi chùa ảm đạm để tu thiền và giảng thuyết.
Ngày
nay, nhiều khách thập phương đến chùa để cầu xin trúng số hay thỏa mãn tình
duyên nhiều hơn là để cầu nguyện.
Thêm
vào đó, sự tuyển chọn người đảm nhiệm nhiều chức vụ tôn giáo do chính quyền
quyết định. Sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
đang bị chính quyền cộng sản Việt Nam trần tục hóa.
Trước
chính sách trần tục hóa của sinh hoạt Phật giáo, sự tồn tại của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất là rất cần thiết, vì đó là một đối trọng.
Nhưng
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hiện nay không còn thống nhất như trước.
Tầm vóc hoạt động của giáo hội trong và ngoài nước đã bị thu hẹp nhưng tranh
chấp quyền lực vẫn tiếp tục xảy ra ngay trong nội bộ Giáo hội mà vụ Thích Chánh
Lạc là một thí dụ.
Thêm
vào đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đang đối đầu với nguy cơ lão hóa.
Hòa
thượng Thích Quảng Độ năm nay đã 85 tuổi, những người có thể kế tục chắc chắn
không còn trẻ và cũng không có tầm vóc uy tín và bản lĩnh như ông.
Nếu
không đào tạo được những thế hệ thay thế, sự tồn tại của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam Thống nhất đang bị đếm ngược.
Nguyễn
Văn Huy
Sep
03, 2013
Hòa
thượng Thích Quảng Độ công bố lá thư nói ngài “không còn chịu trách nhiệm bất
cứ việc gì” tại Giáo hội Phật giáo vẫn bị chính quyền ở Việt Nam không công
nhận. Người đang là Đệ Ngũ Tăng Thống của Giáo Hội cho ...
Jan
23, 2013
Vào
khoảng năm 525 trước Jésus, Đức Phật đã tiên đoán trước: "Hai ngàn năm
trăm năm sau, tuy Phật giáo có khoảng 700 triệu tín đồ trên toàn thế giới,
nhưng lại biến mất trên đất nước Ấn Độ, nơi mà trước đó Phật giáo ...
Mar
04, 2013
Người
khác thì kêu gọi trên Facebook rằng chính phủ Thái cần truy tìm bức tượng này
và hủy nó ngay lập tức vì nó là báng bổ Đức Phật mà các tín đồ Phật giáo hằng
thờ phụng và kính trọng. Nhưng các phản ứng từ Việt ...
Sep
03, 2013
Phật
Giáo không chủ trương hỏa táng cũng như địa táng. Vì thế việc chọn lựa này là
do quyết định của người qua đời, lúc còn sống đã để lại di chúc. Nếu không thì
người thân trong gia đình nên bàn thảo để có quyết định ...
Apr
08, 2012
3)
Khi ông bà cha mẹ gọi một vị sư là Thầy hay Sư phụ, người con hay cháu phải gọi
là Sư ông, hay cũng gọi là Thầy? Như vậy con cháu bất kính, coi như ngang hàng
với bậc bề trên trong gia đình chăng? 4) Một vị xuất gia ...
Jun
01, 2011
Một
Quốc Gia có đầy đủ chủ quyền, độc lập, tự chủ và tự quyết, được cộng đồng quốc
tế công nhận và nể vì. Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gầy dựng nước Việt Nam Cộng
Hoà từ một đống tro tàn và những hệ lụy của ...
Sep
06, 2013
Phật
giáo, Thiên Chúa giáo chỉ là hệ thống tổ chức Tôn giáo và Giáo lý thôi. Trên
thực tế Chân Lý vẫn là một đối với người đã giác ngộ. Giống như người miền
Trung gọi là củ sắn thì người miền Nam gọi là củ mì, còn người ...
Aug
13, 2013
VGCS
phải biến Hồ Chí Minh thành Phật, và như thế đương nhiên đảng trở thành giáo
hội. Thâm ý của VGCS là, một khi nhân dân đã tín ngưỡng cái tôn giáo của chúng
lập ra rồi thì lịch sử Dân Tộc sau này khó mà kết án Hồ ...
Mar
21, 2013
Antony
Ratcliffe, 42 tuổi, từ Nottingham, đã bị từ chối nhập cảnh khi quá cảnh tại sân
bay chính của Colombo hôm 15/3 vì bị cáo buộc thiếu tôn trọng đối với Phật
giáo. image. Du khách người Anh phủ nhận việc ông 'thiếu tôn ...
Aug
14, 2013
Trên
mạng xã hội Việt Nam
đang lan truyền hình ảnh các ni cô mặc trang phục đời thường trình diễn văn
nghệ trên sân khấu mà nhiều người cho là 'phản cảm' và 'báng bổ Phật giáo'. Tuy
nhiên, một vị ni trưởng có liên quan ...
Jul
26, 2013
Phật
Giáo dùng chùa lập mật khu cho Việt Cộng hoạt động ngay tại Thủ Đô Sàigòn .
Nhằm mục đích để đưa ra ánh sáng chúng tôi cố gắng tìm hiểu ,nghiên cứu xem có
bao nhiêu lý do cốt lỏi, đưa đến việc chính quyền miền ...
Aug
12, 2013
Để
thay thế và kiểm soát được Phật Giáo theo ý đồ của Đảng Cộng Sản (CS), họ đã
bắt bớ, giam cầm và đàn áp các Tăng Ni và Phật Tử của Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam Thống Nhất vì Giáo Hội này đấu tranh đòi tự do tôn ...
Nov
09, 2012
Nói
về hướng giải quyết vụ việc sau lễ Tác pháp Yết Ma, Thượng tọa Thích Bửu Chánh,
Phó Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai, trụ trì Thiền viện Phước Sơn cho
biết: “Sau lễ Tác pháp Yết Ma, Thiền viện quyết định biệt ...
Apr
13, 2011
-Người
Việt: Giáo Sư nói Việt Nam không có tổ chức đối đầu với Cộng Sản; Giáo Sư nghĩ
gì về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất với quan điểm đấu tranh tới cùng
để Việt Nam có tự do, dân chủ? -GS Stephen Young: ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.