Wednesday, September 11, 2013

Doanh nhân Nhật nhặt rác Hồ Gươm

image
Ông NINOMIYA (trái) và người đồng hương trên nền Hồ Gươm
Vào ngày chủ nhật nên dòng người từ khắp nơi đổ về hồ Hoàn Kiếm thư giãn, ngắm cảnh. Nhưng dường như không mấy ai để ý đến người đàn ông đang lúi húi nhặt rác.

image
Ông Ninomiya nhặt rác vào sáng Chủ nhật hàng tuần

Thâm niên một năm nhặt rác
Tám giờ sáng chủ nhật, hồ Hoàn Kiếm rạng rỡ trong nắng thu. Đang chạy bộ quanh hồ Hoàn Kiếm đến đoạn phố Đinh Tiên Hoàng, tôi chững lại vì phía trước là người đàn ông trung niên mặc quần soóc, áo phông đang lúi húi nhặt rác dưới gầm ghế đá.

image
Ông đặc biệt gây chú ý. Ba lô rất gọn, tay trái cầm túi nilon to, tay phải cầm kẹp sắt dài nửa mét hết đứng lại ngồi, đôi lúc cúi gập cả người xuống gầm ghế đá ven hồ để cố moi lấy những mẩu thuốc lá hút dở lẫn vào đất hay vỏ chai nước lăn lóc mà ai đó đã cố tình ném vào.

image
Đầu phố Đinh Tiên Hoàng, gần đài phun nước và có tới 5-6 bạn trẻ cũng đang lúi húi với chiếc kẹp sắt nhặt rác trên tay. Chờ khi cả nhóm kết thúc công việc ngồi uống nước vối đá bên nhà chờ xe buýt tôi lân la bắt chuyện.

image
Thật bất ngờ, người đàn ông nhặt rác ấy là một doanh nhân người Nhật Bản. Ông tên là Ninomiya, Giám đốc Công ty ISHIGAKI RUBBER VN có trụ sở tại khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư thuộc quận Long Biên.

image
Đến nay, ông Ninomiya đã có thâm niên 1 năm nhặt rác tại hồ Hoàn Kiếm. Còn nhóm bạn trẻ người đã đi làm, người là sinh viên cùng hưởng ứng việc làm này với doanh nhân Nhật Bản.

Mong có 50 người đồng hành

image
Đứng đầu một doanh nghiệp Nhật Bản nhưng ông Ninomiya có phong cách khá giản dị, dễ mến. Ngồi bệt xuống vỉa hè, ông Ninomiya kể, bản thân ông sống và làm việc tại Việt Nam được bốn năm, rất muốn làm việc gì đó cho Hà Nội, thành phố ông có thiện cảm.

“Công việc này rất hữu ích và không cần đầu tư tiền bạc gì” - ông nói. Vào những chủ nhật cuối của tháng, số người đến tham gia làm vệ sinh quanh hồ nhiều hơn bình thường, khi đông có thể tới 20 đến 30 người.

image
Ông Ninomiya (bìa trái) và nhóm bạn trẻ cùng nhặt rác tình nguyện.
Trung bình có khoảng 10 người Nhật và 5 người Trung Quốc tham gia. Mỗi buổi nhặt rác vào sáng Chủ Nhật chỉ kéo dài chừng nửa giờ trên bờ hồ đoạn phố Đinh Tiên Hoàng, nhưng mỗi người cũng nhặt được một túi rác khá to và nặng tới chừng năm cân! “Thực sự là có quá nhiều rác cần phải nhặt, nhất là sau những ngày nghỉ lễ”- một tình nguyện viên trong nhóm chia sẻ.

image
Ông Ninomiya cho biết, ông không phải là người sáng lập, mà ông biết đến hoạt động này từ ông Takuchi, một người bạn đang điều hành ở Công ty Ashahi Densco VN có trụ sở đặt tại khu công nghiệp Nội Bài.

image
Cũng theo ông Ninomiya, tất cả những người Nhật tham gia nhặt rác tại hồ Hoàn Kiếm đều là nhà đầu tư hoặc chuyên gia kỹ thuật làm việc tại Hà Nội.

image
Ông mong muốn đến tháng 12 năm nay sẽ kêu gọi được 50 người cùng tham gia.
Ngoài việc trực tiếp nhặt rác, ông còn in những tờ rơi có ảnh màu kêu gọi bảo vệ môi trường và phát cho những người tham gia nhóm để mọi người có thể chuyển đến tay người khác biết về hoạt động này.

image
Được biết, ông Ninomiya tự trang bị cả chục bộ kẹp rác bằng sắt dài, túi nilon, găng tay và để phát cho mọi người muốn tham gia.



Minh Tuấn

Thật đáng xấu hổ – Một dân tộc luôn tự hào là có bốn ngàn năm Văn Hiến…!

Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cho rằng: Thật đáng xấu hổ nếu người Việt Nam để cho người Nhật Bản làm cái việc để giữ vệ sinh cho mình.

image
Hà Nội mưa rét không làm thay đổi lịch nhặt rác Hồ Gươm của quý ông Ninomiya.

image
Đầu trần, áo phông, bất chấp trời mưa rét, ông Ninomiya cặm cụi nhặt từng mẩu rác

image
Nhiều người qua lại ngạc nhiên nhìn ông

image
Chưa đầy 20 phút, túi rác của ông Ninomiya đã nặng trĩu.

image
Có khoảng 15 người tham gia nhặt rác cùng ông Ninomiya, trong đó có cả các em nhỏ

image
Vây quanh ông Ninomiya có rất nhiều bạn trẻ, trong đó đa số là sinh viên.
Nhưng không phải họ đến để tham gia nhặt rác cùng ông người Nhật mà vì hiếu kỳ.

image
Thấy nam thanh niên quần áo chỉnh tề lúi húi nhặt từng mẩu rác, các cô gái đồng loạt ngoái lại nhìn chăm chú, bình phẩm.

image
Một thanh niên thờ ơ khi thấy ông Ninomiya ngồi xổm dưới đất, dùng tay hớt đống rác ở bên cạnh

image
Một cặp vợ chồng dừng lại quan sát doanh nhân người Nhật nhặt rác.
Người phụ nữ chuyên chụp ảnh bên bờ hồ tiện thể khoe rằng chủ nhật nào bà cũng thấy ông người Nhật này nhặt rác ở đây.

image
Thấy đây là việc làm kỳ lạ nên họ nhanh tay chụp ảnh để về khoe người thân

image
Doanh nhân người Nhật cặm cụi nhặt rác trước sự tò mò của nhiều bạn trẻ và người qua đường.

image
Ông Ninomiya (trái) cùng nhóm nhặt rác của mình

image
Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cho rằng:
Thật đáng xấu hổ nếu người Việt Nam để cho người Nhật Bản làm cái việc để giữ vệ sinh cho mình.



ĐấtViệt

Jun 22, 2013
Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng ...

9 hours ago
Là con trai duy nhất của hoàng tử và công chúa Akishino, hoàng tử bé vừa nhập học trường tiểu học thuộc ĐH Ochanomizu ở Bunkyo, Tokyo . Cậu là thành niên nam đầu tiên trong gia đình hoàng gia thời kỳ hậu Thế chiến ...

Jul 29, 2013
Một bà mẹ Trung Quốc sống ở Kyoto đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non cũng như thói quen của những đứa trẻ ở Nhật Bản. Cô chia sẻ những điều mình quan sát được. Cô viết: "Trước khi tới Nhật, Tiantian ...

8 hours ago
Theo tạp chí SPA của Nhật, xu hướng phụ nữ mặc tã lót ngày càng phổ biến tại đất nước mặt trời mọc. Tạp chí này cho biết khá nhiều phụ nữ Nhật mặc tã lót để không phải đi vệ sinh. Cô Kaori Adachi (25 tuổi) làm việc tại một ...

Jan 21, 2013
Viết bài này, tôi không hề có ý định nói về cuộc sống của người Việt Nam nói chung tại Nhật. Tôi chỉ nêu nhận xét chủ quan của riêng tôi đối với những điều tai nghe mắt thấy tác động trực tiếp đến cuộc sống của cá nhân và ...

image

Một thời câu cá
Blogger Mẹ Nấm nói về cuộc gặp với EU
Những ngày xa xưa trên quê hương đâu rồi?
Những trào lưu của gái Nhật
Hoàng gia Nhật dạy con như thế nào?
Văn hoá 'cởi giày'
Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội
Vũ khí hóa học giết người hàng loạt
Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh
Đạo trong võ học
Sợ Vợ
Liệu sẽ có 'cách mạng cơm-bún' ở VN?
Việt kiều về thăm quê
Khuôn mặt lấp ló giữa đống lửa đang cháy
So sánh GDP đầu người của Việt Nam với vài nước Á ...
Dalai Lama: Học làm người
Cộng Cà Phê và Quán thịt chó Đảng
Hủ tiếu
Rainbow Mountains In China
Một góc nhìn về cơm 2000 đồng
Tại sao thuyền nhân liều mạng tới Úc?
Công an 'xô xát' với giáo dân ở Nghệ An
Số người tị nạn Syria vượt mức 2 triệu
Những thứ cần phải quên
Nghi Phạm khủng bố Al-Qaeda gốc Việt là ai?
Tin "Vịt"
Thế giới kỳ lạ bên trong cơ thể con người
Quốc khánh
Nữ nghệ sĩ Việt với cuộc hành trình đưa nhạc dân t...
Facebook ở VN: Đồng sàng dị 'mạng'
Hoa Kỳ có lịch sử lâu đời về hoạt động quân sự ở n...
Hũ hài cốt là con tin trong chùa
Chuyện cờ bịch ngày xưa ở VN
Cho phép thì lo, không cho thì lạc hậu
Điệp viên cs Phạm Xuân Ẩn: Xin đừng chôn tôi gần c...
Thế giới ăn gì vào bữa sáng?
Hòa thượng Thích Quảng Độ từ nhiệm
Chị “Sui” hấp dẫn!!
Chủ nợ Việt dùng cảnh sát Việt hăm dọa con nợ
Những chuyện về ăn uống
Nhân Quyền, Dân Chủ VN: Tình Hình Tháng 8 Năm 2013...
Hai cậu bé: bán thuốc lá dạo và đạp xích lô ở VN
Bán tất cả, trừ huyền thoại
25 món bún

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.