Monday, September 16, 2013

30 năm cuộc chiến Việt - Trung

image
Cuộc chiến bắt đầu ngày 17.02.1979 khi chừng 100.000 quân Giải phóng Nhân dân, có xe tăng và pháo binh hỗ trợ, vượt qua đường biên giới 1300 cây số.

'Dạy bài học'
image
Cuộc chiến Việt - Trung (tháng Hai - Ba 1979) đánh dấu điểm tệ hại nhất trong lịch sử quan hệ hiện đại hai nước.
Giao tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu kéo tới ngày 5.3.1979 khi Bắc Kinh loan báo rút quân. Phải tới ngày 16.3 thì việc triệt thoái mới hoàn tất. Nhưng cho tới mãi cuối thập niên 1980, Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên Việt Nam tại biên giới, và dọa dạy chọ người Việt bài học thứ hai.

image
Thứ Bảy 17.2.1979, sau nhiều căng thẳng, Trung Quốc tuyên chiến, mở màn cuộc chiến biên giới
Tháng Bảy 1978, khi Trung Quốc lần đầu nói rõ ý định dạy "Việt Nam một bài học", đó là để phản ứng lại sự đối xử của chính phủ Việt Nam với người Hoa.
Bắc Kinh cáo buộc Hà Nội ngược đãi Hoa kiều, xóa bỏ thỏa thuận năm 1955 theo đó không bắt Hoa kiều phải trở thành công dân Việt Nam. Đến ngày 11.7.1978, Trung Quốc đóng cửa biên giới Việt - Trung để kiểm soát dòng tị nạn vào Trung Quốc.

Nhưng lý do thực sự của chiến tranh lại liên quan mối quan hệ tay ba thay đổi giữa Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô, và sự xâm lấn Campuchia là điểm sôi chót.

image
Quân Trung Quốc vượt sông tiến vào lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 5.7.1979, trong vòng đàm phán giữa Bắc Kinh và Hà Nội, Trung Quốc bỏ qua vấn đề Hoa kiều và biên giới, mà đòi cuộc thương lượng "tiếp tục từ vấn đề then chốt - chống lại bá quyền".
Trung Quốc nói việc Việt Nam xâm lấn Campuchia là một phần kế hoạch thành lập Liên bang Đông Dương, đi theo "mưu đồ bá chủ thế giới" của Liên Xô. Ngay từ tháng Chín 1975, Trung Quốc đã ép Lê Duẩn từ bỏ quan hệ gần gũi với Liên Xô bằng việc ký tuyên bố chung chống bá quyền - nhưng Lê Duẩn từ chối.

Mỹ xa, đành chọn Liên Xô
Chúng ta biết Bắc Kinh bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến Việt - Trung ngay từ tháng Tám 1978.
Ngày 3.11.1978, Hà Nội và Moscow ký hiệp ước hữu nghị Việt - Xô. Câu hỏi lớn cần đặt là vì sao Việt Nam chỉ ký nó vào lúc này cho dù đã có quan hệ gần với Moscow từ giữa thập niên 1960?
Câu trả lời đầy đủ đòi hỏi ta phải dựng lại những cố gắng bình thường hóa quan hệ với Mỹ của Việt Nam sau tháng Tư 1975, và đặt nó trong quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn này.

image
Pháo binh Trung Quốc giữ vai trò quan trọng, yểm trợ cho bộ binh
Còn câu trả lời ngắn gọn thì là đến tháng Mười 1978, rõ ràng sẽ không sớm có sự bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt. Washington đã chọn Trung Quốc thay vì Việt Nam. Việt Nam chỉ còn lá bài Liên Xô để chống lại cái mà họ xem là mối đe dọa phương Bắc.

image
Cuộc chiến 1979 diễn ra ngắn ngủi nhưng đẫm máu
Ngay cả ASEAN, tổ chức hợp tác chặt với Bắc Kinh trong suốt thập niên 1980 để buộc Việt Nam rút khỏi Campuchia, cũng thường xuyên thừa nhận rằng phải xem xét quan ngại an ninh của Việt Nam, và rằng tổ chức này không muốn đưa Việt Nam từ tay Liên Xô ngả sang làm vệ tinh Trung Quốc.

image
Hàng trăm xe tăng Trung Quốc băng qua đường núi để tấn công Cao Bằng và Lạng Sơn
Đây là quan điểm được cả năm, và sau đó là sáu, nước ASEAN chia sẻ. Không nước nào vui vẻ với sự trừng phạt Việt Nam của Trung Quốc. Như đại diện của Singapore tại Liên Hiệp Quốc, Tommy Koh nói tại Liên Hiệp Quốc: "Lẽ ra Trung Quốc không nên tự mình quyết định luật lệ..."

Tiến trình bình thường hóa
image
Biên giới hai nước hiện nay là địa điểm giao thương tấp nập
Sự sup sụp của Liên Xô và Chiến tranh Lạnh chấm dứt năm 1989-90 thúc đẩy Việt Nam và Trung Quốc xét lại quan hệ. Campuchia là trở ngại chính.
Ngay từ tháng Hai 1985, Lê Duẩn đã bày tỏ niềm tin rằng tình hữu nghị Việt - Trung sẽ phải được phục hồi. Sau đó, có tin nói Lê Đức Thọ thăm Paris, ngoài là để dự hội nghị đảng Cộng sản Pháp, nhưng cũng để bí mật gặp phía Trung Quốc.

Cuộc họp Việt - Trung lần đầu sau chín năm, ở cấp thứ trưởng, diễn ra tháng Giêng 1989. Vòng hai được tổ chức từ 8-10 tháng Năm 1989.
Nhưng sự khôi phục quan hệ còn phải chờ việc giải quyết mâu thuẫn Xô - Trung. Và điều này diễn ra trong tháng Năm 1989, khi Gorbachev lần đầu thăm Trung Quốc, gần ba năm sau diễn văn cột mốc của ông tại Vladivostok, trong đó ông bày tỏ ý định cải thiện quan hệ với Trung Quốc, niềm tin rằng tương lai Campuchia phải do người Campuchia định đoạt và cũng kêu gọi Việt - Trung bình thường hóa.

image
Không lâu sau hội nghị Xô - Trung, một cuộc họp bí mật diễn ra tại Thành Đô tháng Chín 1990.
Tháng Tám 1991, Lê Đức Anh, khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng, có chuyến thăm không loan báo tới Trung Quốc. Lúc này, thế hệ lãnh đạo Việt Nam giữ vai trò chủ chốt thời Chiến tranh Lạnh, như Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, đã qua đời.

Chúng ta vẫn không biết những gì diễn ra trong các cuộc họp bí mật và không quá bí mật đó, nhưng rõ ràng trong giai đoạn này, đặc biệt là nửa cuối thập niên 1980, Việt Nam không đủ mạnh để dằng co với Trung Quốc, vì bị cô lập, kinh tế suy sụp và dần mất sự bảo trợ của Liên Xô, nước tan rã vào tháng 12.1991.

Tin Trung Quốc và Việt Nam sẽ bình thường quan hệ được chính thức loan báo tháng Chín 1991, khi Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Bắc Kinh.

Gần mà xa
image
Kể từ 1991, quan hệ Việt - Trung rõ ràng đã tăng tiến rất nhiều. Nhưng không có nghĩa là chỉ có màu hồng. Vấn đề tranh cãi nhất, chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, sẽ không thể giải quyết trong thời gian dài, nhưng tới nay, lãnh đạo hai nước đã bày tỏ ý chí chính trị không để vấn đề vượt quá kiểm soát.

image
Có hai quan điểm về quan hệ Việt - Trung. Một trường phái nói rằng quan hệ này chủ yếu được định hình bằng những ký ức lịch sử. Theo đó, cuộc chiến năm 1979 có thể xem là tất yếu và câu hỏi không phải là liệu nó có xảy ra lần nữa hay không, mà là khi nào?

Trường phái khác cho rằng mối quan hệ được định hình bởi những thế lực bên ngoài hoặc những tính toán địa chính trị. Theo quan điểm của tôi, cuộc chiến 1979 là đỉnh điểm của những căng thẳng và khác biệt đã bị tạm đè nén vì cuộc chiến Việt Nam, khi thế giới vẫn còn được hình dung như hai khối ý thức hệ.

image
Trong tháng Năm 1979, hai nước bắt đầu thủ tục trao trả tù binh.
Khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt và xuất hiện mẫu hình mới trong quan hệ Trung Quốc, Liên Xô và Mỹ, những khác biệt tạm gác trước đây giờ lại xuất hiện.

Hình thù địa chính trị mới, cộng thêm thành kiến ngàn đời, đã làm bùng phát những nghi kỵ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc chiến 1979 là ví dụ kinh điển khi những cái nhìn, hình thành từ kinh nghiệm quá khứ, có thể tạo ra hiểu nhầm và rồi làm những dự báo tự biến thành sự thật.
Ngay cả khi một số điều vẫn giữ nguyên, thì hệ thống quốc tế đã thay đổi đáng kể từ năm 1979 và còn tiếp tục chuyển động. Quan hệ Việt - Trung, giống như mọi mối quan hệ, vẫn còn là "công trình dang dở".

image
Quân Trung Quốc triệt thoái, chấm dứt một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu.

Về tác giả:Tiến sĩ Ang Cheng Guan hiện làm việc ở Viện Giáo dục Quốc gia Singapore sau thời gian làm người đứng đầu Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng của Đại học Công nghệ Nanyang (NTU). Ông là tác giả của nhiều sách về cuộc chiến Việt Nam, trong đó có Vietnamese Communist Relations with China and the Second Indo-China Conflict, 1956-1962 (1997), và Ending the Vietnam War: The Vietnamese Communists' Perspective (2004).



Tiến sĩ Ang Cheng Guan

image

Vé giả vào thăm bảo tàng Louvre & Táo Trung Quốc
Nhiễm độc thủy ngân
Vợ chồng khắc khẩu
Cái giá của độc đảng
Nước ngầm ở Hà Nội ‘nhiễm thạch tín’
Tức nước vỡ bờ
Dây điện Hà Nội thành nơi treo lồng chim, phơi áo
Chăn vịt chạy đồng
Bà Cẩm Lợi
Chuyện tếu_Joke
Ba ngày ở Sapa
Người Việt bị FBI lật tẩy tội mưu sát
Tại sao một số phụ nữ sẩy thai nhiều?
Bảy Viễn : Cuộc đời ngang dọc
Syria: Số phận nghiệt ngã và đề xuất ngớ ngẩn của ...
Nỗi niềm của những người 'phụ nữ thừa'
Đồng hồ của các cụ chỉ mấy giờ
Obama xỉ vả Putin tại G20
Doanh nhân Nhật nhặt rác Hồ Gươm
Một thời câu cá
Blogger Mẹ Nấm nói về cuộc gặp với EU
Những ngày xa xưa trên quê hương đâu rồi?
Những trào lưu của gái Nhật
Hoàng gia Nhật dạy con như thế nào?
Văn hoá 'cởi giày'
Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội
Vũ khí hóa học giết người hàng loạt
Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh
Đạo trong võ học
Sợ Vợ
Liệu sẽ có 'cách mạng cơm-bún' ở VN?
Việt kiều về thăm quê
Khuôn mặt lấp ló giữa đống lửa đang cháy
So sánh GDP đầu người của Việt Nam với vài nước Á ...
Dalai Lama: Học làm người
Cộng Cà Phê và Quán thịt chó Đảng
Hủ tiếu
Rainbow Mountains In China
Một góc nhìn về cơm 2000 đồng
Tại sao thuyền nhân liều mạng tới Úc?
Công an 'xô xát' với giáo dân ở Nghệ An
Số người tị nạn Syria vượt mức 2 triệu
Những thứ cần phải quên
Nghi Phạm khủng bố Al-Qaeda gốc Việt là ai?
Tin "Vịt"
Thế giới kỳ lạ bên trong cơ thể con người
Quốc khánh
Nữ nghệ sĩ Việt với cuộc hành trình đưa nhạc dân t...
Facebook ở VN: Đồng sàng dị 'mạng'
Hoa Kỳ có lịch sử lâu đời về hoạt động quân sự ở n...
Hũ hài cốt là con tin trong chùa
Chuyện cờ bịch ngày xưa ở VN
Cho phép thì lo, không cho thì lạc hậu
Điệp viên cs Phạm Xuân Ẩn: Xin đừng chôn tôi gần c...
Thế giới ăn gì vào bữa sáng?
Hòa thượng Thích Quảng Độ từ nhiệm
Chị “Sui” hấp dẫn!!
Chủ nợ Việt dùng cảnh sát Việt hăm dọa con nợ
Những chuyện về ăn uống
Nhân Quyền, Dân Chủ VN: Tình Hình Tháng 8 Năm 2013...
Hai cậu bé: bán thuốc lá dạo và đạp xích lô ở VN
Bán tất cả, trừ huyền thoại
25 món bún
Madison, Wisconsin: 30-8 Ngày John 'Vietnam' Nguye...
Những bí ẩn bên trong xác ướp HCM?
Bà Clinton 'nhiều quà' hơn cả ông Obama
Thế giới tập trung vào Syria

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.