Tiến
sĩ Paul Weinig: "Nhiều ca sĩ VN không được đào tạo về âm nhạc"
Đó
là nhận định của tiến sĩ Paul Weinig - viện trưởng
Viện Goethe tại TP.HCM - trong cuộc trao đổi ngắn với Tuổi
Trẻ xung quanh những tranh luận gần đây trong làng nhạc.
Mở
đầu cuộc trao đổi, tiến sĩ Paul Weinig nhận định:
-
Tôi thấy rất đáng tiếc là trẻ em và những người trẻ hầu như không được học nhạc
ở trường học và chỉ có thể cảm nhận âm nhạc thông qua những gì họ nghe thấy
hằng ngày. Họ không có cơ hội tìm hiểu và hiểu được những cấu trúc âm nhạc phức
tạp để có thể phát triển được tư duy và tâm hồn âm nhạc trong đầu. Đây cũng là
lý do họ khó có thể sáng tạo trong lĩnh vực này.
*
Thưa ông, với vai trò là viện trưởng Viện Goethe tại TP.HCM, ông đã tham
gia rất nhiều sự kiện văn hóa tại TP.HCM, trong đó có các sự kiện âm
nhạc. Ông có nhận định chung gì về nền âm nhạc hiện nay của
Việt Nam ?
-
Có rất nhiều thể loại nhạc giải trí ở Việt Nam như: pop, hip hop hay karaoke
và mọi người đều thích hát. Nhiều người trong số ca sĩ rất có năng
khiếu nhưng do họ không được đào tạo về âm nhạc nên họ chỉ có thể hát nhạc giải
trí.
Nhạc
jazz và cổ điển có rất ít, nhưng điều này cũng dễ hiểu vì những thể loại này
đòi hỏi các ca sĩ phải có kỹ năng rất cao và phải được đào tạo bài bản.
Tôi
thấy rằng trong trường học ở Việt Nam cần phải tăng cường giảng dạy
những môn học như âm nhạc và nghệ thuật để nâng cao tiềm năng cho học sinh.
*
Cá nhân ông có đặc biệt yêu thích một thể loại âm nhạc, một tác giả hay một ca
sĩ cụ thể nào của Việt Nam
không?
- Cá
nhân tôi yêu thích nhạc jazz và ông Trần Mạnh Tuấn là người tôi thích nhất ở
Việt Nam .
Theo tôi, ông ấy cũng là người chơi nhạc jazz hay nhất ở Việt Nam hiện nay.
Ông ấy có khả năng sáng tạo và biết cách kết hợp âm nhạc truyền thống của Việt
Nam với những sáng tác mang phong cách nhạc jazz, đây là một nghệ sĩ đẳng cấp
quốc tế.
*
Khi giới thiệu các sự kiện âm nhạc Đức tại Việt Nam , Viện Goethe thường chú trọng
đến các thể loại nhạc mới, mang tính đương đại với nhiều sáng tạo đặc biệt hoặc
nhạc cổ điển. Vì sao thưa ông?
-
Nước Đức nổi tiếng với di sản âm nhạc cổ điển. Nhạc cổ điển rất phổ biến và hầu
như thành phố nào cũng có những dàn nhạc giao hưởng cùng những đơn vị đào tạo
tuyệt vời.
Ở
Việt Nam ,
mọi người đang thiếu một trải nghiệm cùng nhau chơi nhạc ở đẳng cấp cao. Một
phần của sự hấp dẫn ở thể loại đỉnh cao này là sự phối hợp ăn ý của các nghệ sĩ
sẽ được chuyển tải đến khán thính giả, và chỉ những dàn nhạc nổi tiếng có thể
làm được điều này.
Tôi
muốn tạo ra cơ hội để khán thính giả Sài Gòn có thể thưởng thức những điều này.
Tôi cũng hi vọng thông qua những buổi biểu diễn này có thể truyền cảm hứng đến
những người trẻ tuổi. Một điều tôi muốn nhấn mạnh là âm nhạc cổ điển có thể
mang lại cho khán giả khả năng tưởng tượng phong phú, những thế giới mới được
hình thành trong đầu, điều mà nhạc pop không làm được.
*
Vậy theo ông, các ca sĩ, nghệ sĩ làm việc trong lĩnh vực âm nhạc tại Việt Nam nên đi theo
hướng nào để vừa bắt kịp được xu hướng của thế giới, vừa giữ được bản sắc của
mình và thu hút được cả khán giả trong lẫn ngoài nước?
-
Tôi tin rằng ở nước ngoài thì nhạc pop của Việt Nam sẽ không thành công. Rào cản
lớn nhất là ngôn ngữ. Không nhiều người trên thế giới hiểu tiếng Việt.
Trình
độ tiếng Anh của phần lớn ca sĩ Việt Nam cũng hạn chế để có thể gặt hái
được thành công tại đấu trường quốc tế. Một cản trở nữa là các ca sĩ nhạc pop
của Việt Nam thông thường không sáng tác những ca khúc cho riêng mình mà chỉ
hát lại những sáng tác của người khác, như vậy khó có thể thành công ở nước
ngoài. Ngoài ra họ còn thiếu những nền tảng âm nhạc trên lý thuyết và thực hành
bởi họ không được đào tạo âm nhạc căn bản. Họ không có hiểu biết về lịch sử và
những danh mục âm nhạc trên thế giới.
Cuối
cùng tôi muốn nói để có thể nghe và cảm nhận được nhạc cổ điển, nhạc jazz hay
pop, người ta cần có những hiểu biết nhất định và cần phải nghe nhiều.
QUỲNH
NGUYỄN
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.