Đặng
Ngọc Viết đã không còn con đường nào khác khi nổ súng vào cơ quan
công quyền?
Tiếng
súng của gia đình họ Đoàn vừa lắng xuống thì tiếng súng Đặng Ngọc Viết lại vang
lên tại vùng đất Thái Bình với hậu quả thảm khốc hơn, đánh dấu sự tang thương
trong xung đột quyền lợi đất đai.
Không
còn là tiếng súng cảnh báo mà nay đã là tiếng súng tấn công vào cơ quan uy
quyền của một địa phương để “tìm và diệt” cán bộ quản lý đất đai, sau đó tự sát.
Mới
nghe qua cứ ngỡ đây là hành vi của một kẻ khủng bố hay một kẻ sát nhân máu
lạnh.
Khó
kiện hay khiễu nại
Nhưng
truyền thông nhà nước trong những ngày qua đã không khai thác về phạm trù đạo
đức như đã từng làm đối với hành vi giết người của Lê Văn Luyện. Tất cả chỉ
tập trung vào việc thu hồi và bồi thường đất đai.
Còn
dư luận trong những ngày qua thì dường như chỉ nghe tiếng thở dài khi nhìn vụ
việc theo mối quan hệ nhân-quả.
Đó
là vì ai cũng hiểu rằng pháp luật và chính sách đất đai như hiện nay có thể
đẩy một con người, một gia đình, vào đường cùng một khi bị thu hồi đất.
Từ
tiếng khua chiêng gõ trống của nông dân Văn Giang cho tới những tiếng súng của
Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết - đó là những âm thanh của sự tuyệt vọng khi
đã vượt ra khỏi giới hạn của sức chịu đựng.
Trong
vụ Đặng Ngọc Viết có thể nhận thấy xu hướng bất cần mức giá bồi thường
do nhà nước đưa ra mà tự áp giá cho mình bằng cách nhận lấy “2 mét vuông đất”
trong nghĩa trang để làm nơi định cư cuối cùng.
Đứng
từ góc độ quản lý xã hội, quá nguy hiểm khi những người có trách nhiệm lại chưa
có bất kỳ một biểu hiện nào để thay đổi chính sách và pháp luật về đất đai
nhân dịp sửa đổi Hiến pháp.
Trong
khi hệ thống pháp luật và thực trạng quản lý đất đai hiện nay dễ dẫn đến sự tùy
tiện của người thi hành khi mà người ra quyết định thu hồi đất lại là người có
thẩm quyền quyết định về khung giá bồi thường đất và thể loại đất.
Có
nhiều người đang sử dụng đất nhưng khi bị mất đất cũng không được bồi thường
một đồng nào với lý do được nêu ra là ‘thuộc diện đất công nên không được bồi
thường’.
Điều
bất ngờ là thuật ngữ ‘đất công’ lại được ưa dùng trong các quyết định hành
chính liên quan tới thu hồi đất, trong khi Hiến pháp và Luật đất đai không hề
đề cập đến hai từ ‘đất công’, hay ‘đất công là đất gì?’.
Nếu
việc thu hồi đất bị khởi kiện ra tòa án, thì người bị kiện là chủ tịch huyện
hay tỉnh, mà chủ tịch huyện hay tỉnh lại là ‘lãnh đạo’ của chánh án tòa án
trong Đảng bộ của huyện hoặc tỉnh đó.
Đất
đai là nguyên nhân chính gây bất ổn ở nông thôn Việt Nam trong thời gian
qua
Khi
người bị thu hồi đất ngại chốn pháp đình mà chỉ khiếu nại, thì người giải quyết
khiếu nại cũng chính là người ra quyết định thu hồi đất.
Chính
vì vậy, cơ may cho người dân đòi quyền lợi đất đai bằng phương pháp khiếu
kiện là vô cùng nhỏ bé, có khi là bất khả thi.
Vai
trò lớn của chính quyền
Bất
cập đó dẫn đến thực tế là các nhà đầu tư cũng chẳng dại gì đi thỏa thuận với
người dân, mà chỉ cần thỏa thuận riêng với chính quyền khi có nhu cầu sử dụng
đất.
Từ
chỗ đó, chính quyền lẽ ra chỉ đóng vai trò trung gian trong chuyển giao quyền
sử dụng đất giữ người dân và chủ đầu tư thì giờ đây họ lại trở thành người
quyết định chính cuộc chuyển giao này.
Họ
làm công việc đó bằng cách ban hành các quyết định hành chính mang tính chất
mệnh lệnh ép buộc người dân phải chấp hành.
Dưới
sự gợi ý của chủ đầu tư, các quyết định ‘thu hồi đất vì mục đích phát triển
kinh tế’ đang lạm phát đến mức chóng mặt.
Thế
nên chẳng mấy chốc hình thành những đoàn người tập trung khiếu kiện lê lết khắp
nẻo đường.
Các
mạng xã hội gọi họ là Dân oan còn các tổ chức phi chính phủ quốc tế gọi
họ là ‘victims of justice’, cṕ nghĩa là 'nạn nhân của công lý'.
Trong
khi đó, các dư luận viên lại xem ḥo là những thây ma làm xấu xí hình ảnh
quốc gia, được 'thế lực thù địch' cho tiền ăn vạ nhằm gây ảnh hưởng đến an ninh
trật tự.
Những
quan chức cao cấp có lương tâm không cần phải ‘vi hành’ để tìm oan sai, mà chỉ
cần rảo bước tập thể dục trong vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở Hà Nội hay đi dạo
trên đường Võ Thị Sáu ở Sài Gòn là sẽ biết.
Người
dân đi khiếu kiện về đất đai sẽ không được gì?
Một
nghịch lý là trong năm năm trở lại đây chưa phát hiện được một trường hợp tham
nhũng đất đai nào dù dòng người khiếu kiện vẫn gia tăng.
Không
biết có phải nhờ vào quyết tâm ‘cho hốt liền, không nói nhiều’ hay đụng phải cơ
chế ‘nếu xử lý hết lấy ai làm việc’ như hai quan chức cao cấp đã từng nói?
Tham
nhũng đất đai
Dù
hai câu nói ý khác nhau, nhưng lại có vẻ rất phù hợp với thực trạng chống tham
nhũng đất đai. Có thể miêu tả gọn tình trạng này bằng từ: bất lực.
Tuy
thu hồi và bồi thường đất đai là do cá nhân ra quyết định, nhưng đằng sau là
cả một hệ thống ban ngành có liên quan và một nhóm lợi ích đang chầu chực.
Với
tính chất siêu lợi nhuận mà đất đai mang lại nên các bên có thể được ăn chia
đẹp và sòng phẳng với nhau. Bởi vậy nên tự nó đã hình thành một mạng lưới đan
xen và kết dính vào nhau để tạo nên một thế đứng an toàn trong hệ thống, dễ làm
nhụt chí những ai có quyết tâm chống tham nhũng.
Những
người bị ‘hốt’ trước đó hầu như chỉ là quan chức cấp huyện và đều rơi vào
trường hợp ‘ăn tạp’ và ‘quá ẩu’, nên đã tự tách mình ra khỏi ‘giới hạn để được
bảo vệ’.
Thành
thử ‘hốt’ quan tham thì ít, mà thực tế chỉ thấy ‘hốt’ người dân tập trung khiếu
kiện thì nhiều.
Hai
chữ Công lý của người dân khiếu kiện khi trở về địa phương chỉ là tên của một
diễn viên hài để làm nên những câu chuyện cười ra nước mắt.
Như
câu chuyện một nông dân ở một tỉnh nọ không đồng tình với việc thu hồi và cưỡng
chế đất của chính quyền sở tại nên mang đơn vô Sài Gòn, ăn nằm dầm dề kêu oan
nhiều ngày trước các cơ quan Trung ương.
Thế
là chính quyền tỉnh này cho rằng người nông dân này đã ‘lợi dụng quyền kiếu
kiện’ để gây mất an ninh trật tự, vu cáo lãnh đạo tỉnh, nên bắt người nông dân
này về và đem ra xử theo điều 258.
Tại
phiên tòa người nông dân này nói: ‘Tòa thử nghĩ coi, một con chim khi bị người
ta phá tổ thì nó cũng kêu la quang quác để kêu cứu. Còn tôi là con người, tôi
bị người ta cướp đất phá nhà, phá đi tổ ấm sinh hoạt của gia đình tôi, thì tôi
phải kêu la lên để cầu cứu chứ, cớ sao lại bắt tội tôi?’.
Đã
xảy ra những vụ nông dân nổ súng vào chính quyền xung quanh tranh chấp
đất đai
Quan
tòa đáp lại: ‘Con người khác với con chim. Bị cáo không được so sánh con người
với con chim. Con chim không biết căng băng rôn biểu ngữ, còn bị cáo thì biết
căng băng rôn biểu ngữ bôi xấu lãnh đạo tỉnh’.
Đây
chỉ là câu chuyện hài của giới luật học, nhưng trên thực tế là địa phương đã
‘giải quyết’ cho nhiều trường hợp đi khiếu kiện đất đai ở Trung ương về bằng
một bảng cáo trạng cho tội danh ‘Gây rối trật tự công cộng’ theo điều 245, hay
tội ‘Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích của tổ chức và
công dân’ theo điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Mấ́t
niềm tin
Oan
sai chồng chất oan sai. Từ chỗ người dân bị thu hồi đất chỉ mất niềm tin vào
chính quyền địa phương, nhưng sau khi khiếu kiện thì sự mất niềm tin này đã lan
sang cả cấp Trung ương.
Từ
những biểu hiện này, để có thể hiểu lý do vì sao Đặng Ngọc Viết lại không dùng
quyền khiếu nại, quyền khởi kiện ra tòa án theo quy định pháp luật, hay nhờ đến
sự can thiệp của các cơ quan Trung ương mà lại hành xử bằng luật rừng.
Tiếng
súng của Viết cho thấy sự bế tắc trong việc tìm kiếm công bằng nơi tư pháp và
sự mất niềm tin vào chính thể rồi phải hành động bằng sự trỗi dậy của bản
năng.
Bỡi
lẽ, đi khiếu kiện đất đai là sống đời dân oan vật vờ bên đống tro tàn của niềm
tin công lý.
Viết
đã không chọn cái chết dựa cột nơi pháp trường theo luật, mà chọn cách gục gã
dưới chân tượng Quán Thế Âm.
Nhưng
trong đời sống thực tại để cứu giúp cho công bình thì cần đến Rousseau và
Montesquieu.
Nếu
các vị này không có chỗ đứng trong sự vận hành của xã hội thì khó tránh khỏi
việc dân oan trở thành sát thủ.
Sep
14, 2013
Người
nổ súng tên là Đặng Ngọc Viết đã tự sát sau đó. Báo chí trong nước cho biết,
nguyên nhân là do bất đồng trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. RFI Việt ngữ
đã đặt câu hỏi với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành ...
Apr
27, 2012
“Trả
lời cho câu hỏi tại sao trong vụ Đoàn Văn Vươn – Tiên Lãng, báo chí lề phải
tích cực tham gia, trong vụ Văn Giang thì gần như tất cả báo lề phải đều im
lặng: Công ty chủ quản của Dự án bất động sản Ecopark là Công ty ...
Nov
09, 2012
Gs.
TsKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT), đã mạnh
bạo lên tiếng về sự thu hồi đất trái pháp luật của chính quyền Hải Phòng đối
với gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Ông được đánh giá là ...
Feb
21, 2012
Vụ
biểu tình của nông dân Hưng Yên diễn ra không lâu sau vụ án Tiên Lãng ở Hải
Phòng, trong đó gia đình của ông Đoàn Văn Vươn đã gây thương tích cho 6 nhân
viên công lực khi dùng vũ khí để chống lại vụ tịch thu đất ...
Jul
05, 2013
Tiên
Lãng lại là vùng đất nơi đã từng xảy ra sự kiện Đoàn Văn Vươn chấn động vào đầu
năm 2012, với đồng tác giả của vụ can thiệp cướp đất chính là những lãnh đạo
của chính quyền huyện - một đối tượng mà người dân ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.