Note: Tất cả những hình trong bài này là hình minh họa
Học
xong đại học, tôi may mắn tìm được học bổng sang Mỹ học thạc sỹ. Học bổng có
30% nên bố mẹ tôi cũng khá vất vả để lo cho tôi phần tiền còn lại. Mẹ dặn tôi
sang Mỹ cố học hành tử tế, tìm một công việc gì đó làm thêm nếu có điều kiện,
và đừng yêu đương mất thời gian (“về nhà thì tha hồ mà chọn” - mẹ nói vậy).
Tôi
- trai Hà Nội chưa từng có “mảnh tình vắt vai” đã quyết là sẽ “nghe lời” mẹ dặn
- học và làm - rồi về Việt Nam cưới vợ cho sướng.
Sang
Mỹ 6 tháng, tôi dần quen với cuộc sống bận bịu ở New York . Sáng lên giảng đường, chiều vào
thư viện, tối ra một quán phở của người Việt làm chân chạy bàn kiếm thêm chút
tiền trang trải cuộc sống. Tôi thấy hài lòng với cuộc sống của mình, tuy tối về
nhà có hơi cảm giác trống trải nhưng vẫn quyết “kiên định” và nghe lời mẹ.
Tại
ngôi trường tôi học có khá nhiều sinh viên Việt Nam , trong đó có khoảng vài chục cô
nữ sinh con nhà giàu từ TPHCM sang học. Có cô học hành chăm chỉ, cũng có cô
sang đây dường như chỉ để tiêu bớt tiền “hộ” bố mẹ. Tôi, một chàng cao to, đẹp
trai cũng lọt vào “mắt xanh” của vài cô nhưng tôi lại không có cảm tình với ai,
một phần cũng vì mỗi lần điện thoại về nhà lại được nghe mẹ nhắc nhở: “Học cho
nghiêm túc rồi về Việt Nam mà chọn vợ, con gái ở nhà vừa xinh, vừa ngoan...”.
Tôi
vẫn còn nhớ hôm đó là một buổi chiều mưa. Cơn mưa bất chợt đổ xuống khi tôi
bước chân ra khỏi thư viện. Tôi đang cắm cúi chạy giữa sân trường giơ tập tài
liệu lên che đầu thì bất chợt… hết mưa. Ngẩng lên mới biết, một cô gái tóc
vàng, một chiếc ô màu xanh và một nụ cười lấp lánh đang ở ngay bên cạnh.
Lindsay
là tên cô gái ấy. Chúng tôi học cùng trường nhưng khác khoa và chúng tôi không
hề quen nhau. Tuy nhiên, Lindsay, có lẽ vì thấy tội nghiệp tôi chạy giữa mưa
nên đã mời tôi che ô chung với cô ấy.
Nhà
Lindsay ở New York
và hàng ngày cô tự lái xe đi học. Hôm đó, cô cho tôi đi nhờ xe về ngôi nhà tôi
thuê cách trường chừng 3 km. Trên đường về, chúng tôi trò chuyện khá sôi nổi.
Lindsay là một cô gái Mỹ tiêu biểu: Dễ gần, vui vẻ và năng động. Cô đang học về
truyền thông và chưa có kế hoạch cụ thể sau khi ra trường.
Ngày
đầu tiên của tôi và Lindsay là vậy, sau đó chúng tôi quen nhau và trở thành đôi
bạn thân thiết. Tôi không hiểu vì sao Lindsay lại quý mến tôi, một chàng trai
Việt Nam
rất bình thường, hiền lành và không hề biết “tán gái”.
Một
buổi chiều, tôi và Lindsay hẹn nhau đi uống cà phê. Như thường lệ, chúng tôi
nói đủ thứ chuyện mà thông thường thì Lindsay là người nói còn tôi nghe.
Lindsay hỏi tôi: “Học xong Tuấn sẽ về Việt Nam làm việc à?” và tôi trả lời “Ừ,
gia đình mình ở đó mà”. Bất ngờ Lindsay cầm tay tôi và nói: “Có lẽ khi ấy mình
cũng sẽ sang Việt Nam
làm việc, mình không thể chịu được nếu phải xa bạn...”
Vậy
là chúng tôi yêu nhau. Khoảng thời gian một năm còn lại ở Mỹ của tôi trở nên
thú vị hơn nhiều. Tôi và Lindsay ở bên nhau bất cứ khi nào rảnh rỗi nhưng tôi
vẫn chưa hề thông báo với mẹ là tôi đã có người yêu, tôi sợ phải nói với bà
điều này, nhất là khi người yêu của tôi thậm chí còn không phải người Việt Nam!
Ngày
tôi bảo vệ xong luận án thạc sỹ, Lindsay cũng hoàn tất khoá học của mình. Tôi ở
Mỹ thêm chừng 2 tuần để thu dọn đồ đạc. Khi tôi bay về Việt Nam , Lindsay
gạt nước mắt hôn tôi ở sân bay, cô nói: “Em sẽ sang với anh sớm nhất có thể”.
Những
ngày đầu khi mới về nước, tôi dành nhiều thời gian cho gia đình của mình. Mẹ
nấu ăn cho tôi suốt ngày, lắng nghe tôi kể chuyện “bên tây” và tất nhiên, bà
hỏi tôi cả chuyện tình cảm. Khi tôi nói thật với mẹ là tôi yêu một cô gái Mỹ,
và cô ấy sắp theo tôi sang Việt Nam
làm việc, bà vô cùng sững sờ nhưng chỉ im lặng.
Bà
không nói gì với tôi suốt cả ngày hôm đó. Thái độ của bà không buồn, không vui
nên khiến tôi rất bối rối.
Sau
khi tôi về nhà chừng hơn 2 tháng thì Lindsay gọi điện và báo rằng cô ấy đã tìm
được việc làm tại một công ty của Mỹ có chi nhánh ở Việt Nam . Cô ấy sẽ
sang với tôi sớm nhất có thể. Tâm trạng của tôi khi đó vui buồn lẫn lộn bởi tôi
biết, chỉ trong một thời gian ngắn nữa, tôi sẽ phải giới thiệu bạn gái với mẹ
mình.
Buổi
tối đầu tiên tôi đưa Lindsay tới nhà chơi, mẹ cũng gợi ý tôi có thể mời bạn gái
ăn tối cùng cả nhà. Tôi đề nghị như vậy và Lindsay vui vẻ đồng ý. Cô mặc váy
rất đẹp, mang theo một giỏ hoa quả tươi tới làm quà cho bố mẹ tôi. Buổi tối
diễn ra khá vui vẻ dù tôi “mệt nhoài” vì làm “phiên dịch viên” còn Lindsay cũng
mệt chẳng kém vì phải ăn bằng đũa!
Thời
gian thấm thoắt trôi, Lindsay đã ở Việt Nam được một năm, công việc của cô
khá ổn định. Cô thích nghi dần với cuộc sống dù không biết thêm mấy câu tiếng
Việt do than “học khó”. Tôi cầu hôn Lindsay bằng một chiếc nhẫn nhỏ xinh. Ở Mỹ,
đó là một sự kiện lớn và vì thế, Lindsay rất hạnh phúc. Chúng tôi hào hứng lên
kế hoạch cho đám cưới.
Khi
tôi nói với mẹ chuẩn bị đám cưới, mẹ tôi lại sững người đi nhưng lần này bà không
im lặng nữa, bà nói: “Con đã nghĩ kỹ chưa, con có biết, khi hai người khác biệt
về văn hoá, bất đồng ngôn ngữ cưới nhau thì sẽ như thế nào không?”. Bà chỉ nói
vậy. Sau đó 3 tháng, đám cưới của chúng tôi vẫn diễn ra vui vẻ.
Sau
đám cưới, tôi và Lindsay dọn ra ở riêng - một ngôi nhà nhỏ ngay gần nhà bố mẹ
tôi. Mẹ tôi khóc nhiều khi tôi dọn đồ đi bởi tôi là con trai duy nhất, vậy
nhưng tôi không thể làm gì khác vì Lindsay đâu có khái niệm “làm dâu”, cũng như
tôi cho rằng: “Mình vẫn ở ngay gần bố mẹ”.
Buổi
sáng, vợ chồng tôi thường ăn sáng cùng nhau và sau đó, Lindsay lái xe tới công
ty còn tôi vẫn đi xe máy đi làm. Tôi sợ kẹt xe trễ giờ nếu đi ô tô trong khi
đó, Lindsay thoải mái hơn về thời gian nên cô vẫn đi ô tô như khi còn ở Mỹ và
hơn nữa, với Lindsay, xe máy là một phương tiện rất không an toàn.
Những
tuần đầu sau khi kết hôn, tôi đề nghị vợ mình là về ăn tối với bố mẹ và Lindsay
hoàn toàn đồng ý với điều kiện: Một tuần vẫn phải đưa cô đi ăn tối 3 lần tại
nhà hàng. Mẹ tôi nấu ăn hàng tối cho cả nhà và cô con dâu “tây” thì chỉ biết
nói đúng một câu khi kết thúc bữa ăn là: “Cảm ơn mẹ về bữa tối” (câu này,
Lindsay bắt tôi phải dạy đi dạy lại hàng ngày).
10
tháng sau ngày cưới, Lindsay được thăng chức trưởng phòng và cô ấy bắt đầu về
muộn nhiều hơn. Việc chúng tôi về ăn tối thất thường khiến mẹ tôi khá vất vả vì
không biết nên chờ ăn cơm cùng hay để phần như thế nào, vậy nên tôi đề nghị vợ
mình là chúng tôi tự nấu ăn hàng tối.
Lindsay
chưa từng bước chân ra chợ (trước đây, cô chỉ thỉnh thoảng đi siêu thị vài tuần
một lần), đây là điều đầu tiên tôi nhận ra khi chúng tôi quyết định tự nấu ăn
hàng tối, vợ tôi cũng không giỏi tiếng Việt và vì thế, tôi hiển nhiên trở thành
người đi chợ mỗi sáng.
Vậy
là tôi phải dậy sớm hơn thường lệ, chạy ra chợ mua một số loại đồ ăn, về cho
vào tủ lạnh rồi mới đi làm. Rồi cũng chính tôi là người vào bếp nấu nướng bởi
Lindsay quá bận và không kịp về nấu ăn.
Vợ
tôi là người dễ ăn nhưng tôi cũng hiểu là cô ấy không mấy hào hứng với các món
ăn Việt. Vậy là thực đơn của nhà tôi, quanh đi quẩn lại chỉ có salad, mì ống,
thịt rán, xúc xích, bơ sữa, các món thịt nguội chế biến sẵn và táo. Thi thoảng,
quá ngán các món ăn kiểu này, tôi lại sang ăn “ké” mẹ trong thời gian vợ vẫn
còn làm việc ở công ty.
Lindsay
có cách “nịnh” chồng rất đáng yêu khiến tôi không thể giận cô ấy lâu. Cô ấy
thường pha nước tắm cho tôi, viết lời xin lỗi dán lên tủ lạnh hoặc bất ngờ bước
vào phòng làm việc của tôi mà chỉ “mặc” một chiếc khăn voan mỏng, vì thế, tôi -
dù đôi khi rất giận Lindsay do cô ấy hay về muộn, ghét nấu nướng nhưng cũng
phải ù xoà cho qua.
Những
ngày cuối tuần, tôi thường muốn “ngủ nướng” hoặc sang nhà bố mẹ nấu ăn, tụ tập
với anh chị em họ nhưng Lindsay thì không thích như vậy, vợ tôi thích ra ngoại
thành chơi với bạn bè, hoặc tối đi bar, lên sàn nhảy. Tôi cũng một vài lần đi
cùng Lindsay vì chiều vợ, tuy nhiên có những khi tôi mệt và từ chối thì Lindsay
tự lái xe đi một mình. Lindsay của tôi là vậy, cô ấy sống thoải mái, ghét bị
quản thúc và cũng chẳng bao giờ “kiểm soát” chồng.
Một
sáng, tôi đến công ty muộn, vừa định mở cửa bước vào phòng thì nghe thấy phó
tổng giám đốc hỏi Minh phòng tôi: “Tuấn đến chưa?”. Minh vui vẻ trả lời: “Sao
đến giờ này được hả anh, ông ấy còn bận đi chợ, nấu ăn cho vợ. Gớm, lấy được cô
vợ tây, đến cơ quan lúc nào cũng thấy mệt mỏi...”. Tôi nghe Minh nói vậy, bực
lắm nhưng cũng chẳng biết nói thế nào.
Thấm
thoắt chúng tôi lấy nhau đã một năm rưỡi nhưng vẫn “chưa có gì”. Mẹ tôi không
nhắc nhở nhưng tôi biết bà mong có cháu lắm vì thấy chiều nào bà cũng ra đường
chơi với mấy đứa trẻ con hàng xóm. Tôi hỏi vợ tôi: “Em có mong có con không?”,
Lindsay chỉ cười nói: “Em không biết...”.
Một
ngày tình cờ, vợ tôi đi làm về, bỏ túi xách trên ghế và không kéo khoá. Chiếc
túi bất ngờ rơi xuống sàn và những món đồ trong đó rơi khắp nơi. Tôi nhặt đồ
lên định bỏ vào túi cho vợ thì nhìn thấy một vỉ thuốc tránh thai hiệu
Nokdette...Tôi sững người và hiểu ra vì sao lấy nhau đã lâu vậy mà chúng tôi
vẫn “chưa có gì”. Tôi cầm vỉ thuốc ra hỏi Lindsay: “Thế này là thế nào, sao em
cần thuốc tránh thai?”, vợ tôi chỉ cười nói: “Công việc của em giờ bận lắm, em
chưa thể làm mẹ được, hơn nữa, em nghĩ phải sau 30 tuổi em mới sẵn sàng cho
chuyện này”.
Tôi
bực mình lắm, muốn hét to với cô ấy rằng: “Em thật ích kỷ” nhưng rồi tôi lại im
lặng bởi tôi hiểu, với Lindsay, không gì có thể ép buộc.
Một
ngày kia, tôi đi họp lớp, gặp lại bạn bè cũ, giờ đa số đã lập gia đình và mọi
người đều mang theo chồng/vợ hoặc con còn tôi đi một mình bởi Lindsay của tôi
lại bận. Tôi gặp lại ba thằng bạn thân hồi đại học, cả ba thằng đều đã làm bố,
nhìn ba đứa nhóc của bạn mình, lòng tôi trào lên một nỗi ghen tỵ nho nhỏ...
Buổi
tối hôm đó, tôi về nhà thì Lindsay đã về, đang ăn tối một mình. Thực đơn của vợ
tôi là salad cá ngừ và nước cà rốt khiến tôi nhớ ra, hôm nay là ngày cô ấy ăn
kiêng!
Ngồi
xuống bàn cùng vợ, tôi nói: “Anh muốn thỉnh thoảng em vào bếp nấu ăn, muốn ngày
cuối tuần em không đi nhảy nữa. Và quan trọng nhất, anh muốn có con, vậy có
được không?”.
Lindsay
cũng nhìn tôi và nói nghiêm túc: “Em sắp phải về Mỹ làm việc khoảng một năm,
công việc đòi hỏi em như vậy. Tất nhiên em sẽ đi về giữa Mỹ và Việt Nam , anh đừng
lo. Hai tháng nữa em đi. Sau đó khi em xong việc, chúng ta sẽ nói về chuyện
này, anh đồng ý chứ?”
Rồi
cô ấy hôn tôi, đứng lên, nháy mắt và mỉm cười: “Em vào phòng tắm đợi anh
nhé...”. Tôi chẳng kịp nói gì, chỉ thở dài, đứng lên và bước ra phía cửa sổ.
Nhìn sang nhà bố mẹ, hình như tôi thấy mẹ tôi cũng đang đứng bên hiên nhà...
Mar
14, 2013
Nhiều
người trong chúng ta khi mới đến Hoa Kỳ không phân biệt được người Mỹ trắng và
người Mễ, thấy họ khác chúng ta và nhất là thấy không phải là ông Mỹ đen thì
trong thâm tâm rất lấy làm kính trọng. Dăm ba tháng ...
Sep
15, 2013
-Em
hiểu ra rồi, cuộc sống vợ chồng càng lâu càng cũ thì càng qúa quen thuộc nhàm
chán nên chẳng cần lịch sự giữ ý, chẳng cần nhường nhịn nhau, lấy lòng nhau làm
gì, bởi thế mới dễ xảy ra đụng chạm, mâu thuẫn.
Apr
16, 2011
Tôi
đã lấy chồng, làm vợ, làm mẹ, làm bà nhưng tôi đã hạnh phúc hay đau khổ với một
ông chồng người Mỹ nên được xã hội Việt Nam khinh khi ban cho danh từ “Me Mỹ”!
Ở cùng một hoàn cảnh, ăn mặc cùng một kiểu, nói bá ...
Jul
29, 2012
“Gái
lớn ai không phải lấy chồng…” nhưng không có người vợ trẻ nào trồng cấy mảnh
ruộng mới của mình mà không cần đến Mẹ. Trong nhiều cách, Mẹ vẫn dzần công cho
con trong vụ mùa mới, để con vào đời và thực sự ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.