Quốc
hội Mỹ đang chia rẽ sâu sắc
Chính
phủ Mỹ đã bắt đầu đóng cửa một phần các cơ quan của họ sau khi Hạ
viện không thông qua ngân sách hoạt động cho năm tới.
Thời
hạn chót vào lúc giữa đêm 30/9 đã trôi qua mà không có thỏa thuận
nào đạt được giữa hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Phe
Cộng hòa kiên quyết đòi phải hoãn lại các cải cách y tế của Tổng
thống Obama thì mới thông qua ngân sách.
Khi
chỉ còn chưa tới một giờ nữa là đến nửa đêm, Hạ viện do Đảng Cộng
hòa nắm đã kêu gọi thành lập một ủy ban phi đảng phái cùng với
Thượng viện để tìm ra một thỏa thuận. Tuy nhiên, phe Dân chủ nói đã
quá muộn.
Nhà
Trắng đã bắt đầu thông báo cho các cơ quan liên bang 'đóng cửa một
cách trật tự'.
Obamacare
Tổng
thống Barack Obama nói rằng nguy cơ các cơ quan chính phủ phải đóng
cửa là ‘hoàn toàn có thể tránh được’ trong khi chỉ còn vài giờ nữa
để hành động.
Ông
Obama đã chỉ trích những người Cộng hòa là muốn lặp lại kỳ bầu cử
trước khi họ tìm cách gắn kết ngân sách với chính sách y tế của
ông.
Cho
đến nửa đêm thứ Hai, tức 11h sáng thứ Ba 1/10 giờ Việt Nam, nếu không
đạt được thỏa thuận nào thì chính quyền Mỹ phải tạm dừng hoạt
động tất cả các cơ quan liên bang không thiết yếu.
Đây
là lần đầu tiên trong vòng 17 năm nước Mỹ trải qua tình trạng như
vậy.
Hơn
700.000 viên chức chính phủ liên bang có thể phải ở nhà không có
lương.
Một
trong những điểm tranh cãi chủ chốt giữa hai Đảng Dân chủ và Đảng
Cộng hòa là chính sách y tế của Tổng thống Barack Obama, vốn được
đặt biệt danh là Obamacare.
Các
dân biểu Cộng hòa ở Hạ viện cũng như ở Thượng viện đã yêu cầu rút
lại đạo luật này hoặc bãi bỏ điều khoản về ngân sách. Khi đó họ
mới thông qua ngân sách cho hoạt động của chính phủ.
Việc
các cơ quan nhà nước đóng cửa sẽ ‘có tác động kinh tế thật sự lên
người dân ngay tức thì’, Tổng thống Obama nói hôm thứ Hai ngày 30/9 khi
chỉ còn bảy giờ nữa là đến thời hạn phải đóng cửa.
Ông
cũng nói rằng điều này sẽ gây tác hại cho sự phục hồi kinh tế của
Mỹ.
“Việc
đe dọa những tiến bộ mà phải khó khăn lắm người dân Mỹ mới đạt
được là đỉnh cao của sự vô trách nhiệm,” ông lên án.
Obama
và các nghị sỹ Dân chủ trong Thượng viện đã cam kết sẽ bác bất cứ
dự luật nào đụng đến Obamacare mà Hạ viện do phe Cộng hòa chi phối
đưa ra.
“Có
ai tin rằng chúng tôi sẽ không tiếp tục đấu nhau như thế sau nhiều
tháng nữa?,” Obama giải thích lý do tại sao ông và các đồng minh của
ông trong Quốc hội sẽ không đàm phán lại đạo luật này.
Trước
đó, Thượng viện do Đảng Dân chủ nắm giữ đã bỏ phiếu chống một dự
luật do Hạ viện của Đảng Cộng hòa thông qua đặt điều kiện thông qua
ngân sách cho chính phủ chỉ khi nào đạo luật về y tế bị hoãn lại
một năm.
Tỷ
lệ bỏ phiếu ở Thượng viện là 54-46.
‘Bắt
nạt’
Ông
Obama cảnh báo quỹ thời gian sắp cạn kiệt
Sau
phiên bỏ phiếu ở Thượng viện vào chiều thứ Hai ngày 30/9, lãnh đạo
phe Dân chủ ở đây đã quy trách nhiệm cho những người Cộng hòa về khả
năng các cơ quan chính phủ phải đóng cửa.
Thượng
nghị sỹ Harry Reid của tiểu bang Nevada
đã gọi các đồng nghiệp của ông bên Đảng Cộng hòa là ‘những kẻ bắt
nạt’.
“Người
dân Mỹ không muốn chính phủ đóng cửa và tôi cũng vậy,” ông John
Boehner, chủ tịch Hạ viện, phát biểu.
Tuy
nhiên ông Boehner cũng nói rằng đạo luật y tế của chính phủ Obama đã
‘có những tác động tàn phá đối với đất nước’ và ‘cần phải làm gì
đó’.
Nếu
hai đảng không đạt được thỏa thuận thì bắt đầu từ ngày 1/10, các
công viên quốc gia và các viện bảo tàng Smithsonian sẽ phải đóng cửa,
lương hưu và trợ cấp cựu chiến binh sẽ bị tạm ngừng chi trả trong khi
các hồ sơ xin thị thực sẽ phải nằm chờ.
Tuy
nhiên các hoạt động thiết yếu khác như kiểm soát không lưu và an toàn
thực phẩm vẫn được tiếp tục.
Chính
phủ Mỹ đóng cửa: Ai bị ảnh hưởng?
Quốc
hội Hoa Kỳ đã không thống nhất được về ngân sách trước ngày 1/10 và chính phủ
liên bang đã bắt đầu đóng cửa khiến hơn 700.000 nhân viên nhà nước phải ở nhà,
các khu vườn quốc gia, bảo tàng, các dịch vụ và khu nhà chính phủ phải ngưng
hoạt động.
Bộ
Quốc phòng
Nhân
viên quân sự sẽ không bị ảnh hưởng
Khoảng
1,4 triệu nhân viên mặc quân phục sẽ vẫn hoạt động.
Một
nửa trong số 800.000 nhân viên dân sự sẽ nghỉ làm nhưng các dịch vụ "đảm
bảo an ninh quốc gia" được coi là ngoại lệ.
Nhưng
tất cả các nhân viên sẽ không được trả lương khi đi làm.
"Các
nhân viên quân đội và dân sự phải đi làm sẽ được trả lương sau khi ngân sách
tiếp tục được phân bổ," theo ông Robert Hale, kiểm soát viên tài chính của
Bộ Quốc phòng.
Bộ
Năng lượng
Hầu
hết các ban bệ của Bộ Năng lượng với gần 14.000 nhân viên sẽ đóng cửa trong khi
chỉ khoảng hơn 1.000 nhân viên làm việc.
Trong
số 1.000 nhân viên đi làm có những người chịu trách nhiệm về an toàn cho các cơ
sở hạt nhân, đập nước và đường dây tải điện quốc gia.
Bộ
Giao thông
Các
nhân viên điều hành không lưu và kiểm tra hải quan thuộc diện miễn trừ
Các
vị trí trong Bộ Giao thông, từ kiểm soát không lưu cho các sân bay tới thanh
tra các nguyên liệu độc hại sẽ tiếp tục làm việc.
Gần
37.000 trong số hơn 55.000 nhân viên của bộ này tiếp tục đi làm.
Những
hoạt động bị tạm ngưng bao gồm thanh tra an toàn ở các cơ sở, các hoạt động
kiểm tra nhân sự đối với nhân viên và chương trình thử ma túy dành cho nhân
viên.
Viện
Smithsonian
Các
sở thú ngưng đón khách nhưng vẫn chăm sóc thú
Sở
thú Quốc gia và 19 bảo tàng và khu triển lãm bao gồm cả Bảo tàng Lịch sử Tự
nhiên, Bảo tàng Chân dung và Bảo tàng Hàng không Không gian sẽ đóng cửa.
Trong
tổng số hơn 4.000 nhân viên, gần 700 sẽ được giữ lại để "bảo vệ sinh mạng
và tài sản" - đó là các nhân viên bảo vệ, nhân viên chăm sóc và nuôi thú
tại Sở thú Quốc gia.
Viện
Smithsonian nói: "Về mặt pháp lý, Viện không thể nhận các dịch vụ tình
nguyện của nhân viên để tiếp tục hoạt động trong thời gian phải đóng cửa."
Vườn
Quốc gia
Các
vườn quốc gia - từ Yosemite tới Alcatraz và
Tượng Nữ thần Tự do - sẽ đóng cửa và chỉ hơn 3.000 trong số gần 25.000 nhân
viên tiếp tục làm việc.
Các
nhân viên này bao gồm những người đảm trách dịch vụ cứu hỏa, khẩn cấp và thực
thi pháp luật.
Những
khách thăm vườn quốc gia trong ngày sẽ phải ra về ngay lập tức trong khi những
người đang sử dụng các nơi ở qua đêm cũng sẽ phải tìm nơi ở khác.
Bộ
Nội an
Lực
lượng tuần duyên và kiểm soát cảng, đồn biên phòng và cửa khẩu sân bay vẫn hoạt
động
Khoảng
86% trong số 240.000 nhân viên sẽ tiếp tục làm việc trong đó có những người phụ
trách kiểm tra hải quan ở các sân bay và hải cảng và đồn biên phòng.
Đa
số Lực lượng Tuần duyên, Mật vụ và Quản lý An toàn giao thông cũng sẽ thuộc
diện miễn trừ trong giai đoạn ngưng hoạt động của Chính phủ.
Cơ
quan Di trú và Quốc tịch Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục xử lý hồ sơ xin thẻ xanh.
Bộ
Tư pháp
Trong
số gần 115.000 nhân viên của Bộ Tư pháp, khoảng gần 97.000 sẽ thuộc diện ngoại
lệ bao gồm tất cả nhân viên của Cục Điều tra Liên bang FBI.
Các
nhân viên của Cục Chống Ma túy, Cục Quản lý Rượu, Thuốc lá, Vũ khí và Chất nổ
cũng như các luật sư sẽ vẫn đi làm.
Những
người được miễn trừ khác là các nhân viên làm việc trong các nhà tù.
Bưu
điện
Dịch
vụ Bưu điện độc lập về tài chính sẽ vẫn tiếp tục hoạt động. Bưu điện không nhận
ngân sách mà dựa vào thu nhập từ bán tem cũng như các loại phí khác.
Con tôi đi nhận xác “Chồng”! |
Săn tình ở Trung Quốc |
Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa một phần |
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.