Võ
Nguyên Giáp trên bìa tạp chí Time, ngày 15 tháng 5 năm 1972
Để
đánh bại bất kỳ đối thủ nào, vị tướng Bắc Việt Võ Nguyên Giáp chấp nhận thương
vong khổng lồ và sự tàn phá gần như toàn bộ đất nước
Tôi
từng gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người vừa mới mất hôm thứ Sáu – hai lần.
Lần đầu tiên diễn ra trong một bệnh viện quân đội của Việt Nam , nơi tôi
được đưa đến không lâu sau khi bị bắt năm 1967. Bố tôi là tư lệnh lực lượng
quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, và điều đó khiến tôi trở thành đối tượng gây tò
mò trong một số giới của nhà cầm quyền Bắc Việt.
Tôi
vẫn còn nhớ một vài vị khách cao cấp bên cạnh những lính gác hay những người
thẩm vấn mà tôi tiếp xúc hàng ngày. Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng của
Bắc Việt, là người duy nhất mà tôi nhận ra. Ông chỉ ở lại một lát, nhìn tôi
chằm chằm, rồi im lặng bỏ đi.
Cuộc
gặp gỡ thứ hai của chúng tôi diễn ra đầu những năm 1990, trong một trong nhiều
chuyến công tác của tôi tới Hà Nội để bàn về vấn đề POW/MIA (tù binh và những
trường hợp mất tích trong chiến tranh) và việc bình thường hoá quan hệ ngoại
giao giữa hai nước. Trước đó, tôi đã đề nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ
Thạch và Thứ trưởng Lê Mai sắp xếp một cuộc phỏng vấn ngắn với vị tư lệnh huyền
thoại của quân đội Bắc Việt.
Hôm
sau, tôi được dẫn vào phòng tiếp đón lớn của Phủ Chủ tịch (vốn do người Pháp
xây dựng theo phong cách Beaux-Arts cho Toàn quyền Đông Dương), nơi vị tướng
đang đợi. Tươi cười, nhỏ nhắn, cao tuổi nhưng hoạt bát, và trong bộ đồ màu xám
cùng caravat, thật khó mà nói rằng trông ông giống với tiếng tăm thời chiến của
mình như một chiến binh tàn nhẫn với tính khí quyết liệt.
Võ
Nguyên Giáp hồ hởi đón tôi dưới bức tượng bán thân khổng lồ của HCM,
người đã dẫn dắt Việt Nam trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cả hai
chúng tôi đều vỗ vai nhau như thể là những đồng chí lâu ngày gặp lại chứ không
phải là cựu thù.
Trước
khi cuộc gặp diễn ra, tôi hy vọng cuộc thảo luận sẽ tập trung vào vai trò lịch
sử của ông. Sau khi từ Việt Nam trở về quê hương năm 1973, tôi đọc tất cả những
gì đến tay mình liên quan đến cuộc chiến của người Pháp cũng như cuộc chiến của
người Mỹ ở đây, bắt đầu với tác phẩm “Hell in a Very Small Place” (Địa ngục ở
vùng đất chật hẹp đó), công trình nghiên cứu kinh điển của ông về cuộc bao vây
năm 1954 tại Điện Biên Phủ, nơi chế độ thuộc địa của Pháp thực sự chấm dứt và
thiên tài của Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên trở nên hiển nhiên trước một thế giới
đang kinh ngạc.
Tôi
muốn nghe Võ Nguyên Giáp mô tả về trận đánh kéo dài gần hai tháng kia, muốn ông
giải thích về cách thức mà quân đội của ông đã khiến người Pháp phải sửng sốt
khi làm nên điều không thể là đưa những khẩu pháo băng qua bao núi non và rừng
rậm. Tôi còn muốn trao đổi với ông về một kỳ tích hậu cần khác nữa: đường mòn HCM.
Tôi
hiểu ông tự hào về danh hiệu “Napoleon đỏ” của mình, và tôi cho rằng ông sẽ tận
dụng mọi cơ hội để thoả mãn trí tò mò của tôi về những chiến công của mình. Tôi
muốn chúng tôi hành xử như hai sỹ quan quân đội hồi hưu hay hai cựu thù hồi
tưởng về những sự kiện lịch sử mà ở đó ông từng đóng một vai trò quyết định còn
tôi chỉ là một nhân vật nhỏ bé. Tuy nhiên, ông lại trả lời phần lớn các câu hỏi
của tôi một cách ngắn gọn, cung cấp thêm ít ỏi thông tin ngoài những gì mà tôi
đã biết, rồi phẩy tay ra dấu không quan tâm.
Giờ
đây tất cả đều đã là quá khứ, ông nói. Bạn và tôi nên bàn về một tương lai mà ở
đó hai nước chúng ta không phải là kẻ thù mà là bạn bè. Và chúng tôi đã làm như
vậy, hai chính khách bàn về cái công chuyện quốc gia chung đã đưa tôi đến Việt Nam .
Võ
Nguyên Giáp là một bậc thầy về hậu cần, nhưng danh tiếng của ông thì còn bắt
nguồn từ nhiều thứ khác. Những chiến công mà ông giành được là nhờ vào một chiến
lược mà ông và HCM tin chắc là sẽ thành công – một quyết tâm sắt đá là chấp
nhận tổn thất khổng lồ và sự tàn phá gần như toàn bộ đất nước để đánh bại mọi
kẻ thù, bất kể chúng hùng mạnh đến đâu. “Các bạn giết 10 người của chúng tôi
thì chúng tôi cũng giết một người của phía bạn”, ông nói, “nhưng cuối cùng, các
bạn sẽ mệt mỏi với điều đó trước chúng tôi”.
Võ
Nguyên Giáp thi hành chiến lược đó với một ý chí sắt đá. Ở Điện Biên Phủ, quân
Pháp đẩy lùi hết đợt tấn công vỗ mặt này đến đợt công kích trực diện khác. Cuộc
tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một thảm hoạ về mặt quân sự mà
trên thực tế đã phá tan Việt Cộng. Nhưng Võ Nguyên Giáp vẫn kiên định và chiến
thắng.
Người
Mỹ chưa bao giờ thua Bắc Việt trong một trận đánh nào, nhưng họ lại thua trong
cuộc chiến. Các quốc gia, chứ không phải quân đội của chúng, mới là kẻ chiến
thắng trong các cuộc chiến. Võ Nguyên Giáp đã hiểu điều đó, còn chúng tôi thì
không. Người Mỹ tỏ ra mệt mỏi với cuộc chết chóc sớm hơn người Việt Nam . Thật khó
mà bảo vệ chiến lược đó về mặt đạo lý, nhưng bạn lại không thể phủ nhận thành
công của nó.
Gần
cuối cuộc gặp, tôi lại thử thái độ trung thực của Võ Nguyên Giáp một lần nữa.
Tôi hỏi ông là có phải ông từng phản đối việc Việt Nam xâm lược Campuchia không. Ông
lại phủ nhận điều ấy, với một câu theo kiểu “các quyết định của đảng thì luôn
luôn đúng”.
Câu
trả lời đó đã kết thúc cuộc gặp gỡ của chúng tôi. Chúng tôi đứng dậy, bắt tay,
và khi tôi định quay gót ra về thì ông nắm lấy tay tôi rồi nói nhỏ: “Các bạn là
kẻ thù danh dự.”
Tôi
không biết ông muốn hàm ý điều đó như một sự so sánh với những kẻ thù khác của
Việt Nam, người Tàu, người Nhật, hay người Pháp (những kẻ đã sát hại vợ ông),
hay như một sự thừa nhận ngầm rằng chúng tôi đã chiến đấu cho lý tưởng chứ
không phải cho một đế quốc nào và rằng chủ nghĩa nhân đạo của chúng tôi đã góp
phần vào thất bại của chúng tôi. Mà có thể là ông chỉ muốn vuốt ve tôi thôi.
Bất kể ông muốn hàm ý điều gì đi nữa thì tôi cũng ghi nhận tình cảm đó.
John
McCain là thượng nghị sỹ Đảng Cộng hoà của bang Arizona ; ông từng là ứng cử viên của Đảng
Cộng hoà trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008.
Tâm sự một đảng viên
Tôi đã biết mình lầm đường lạc lối
Từ sau cái ngày "giải phóng" Miền Nam
Một mùa xuân tang tóc năm bảy lăm
Đi giữa Sài Gòn, tôi nghe mình thầm khóc.
Tôi khóc Miền Nam tự do vừa mất
Và khóc cho
mình, chua xót đắng cay
Nửa đời người theo đảng đến hôm nay
Tưởng cứu nước đã trở thành tội ác.
Bởi tôi quá tin nghe theo lời bác
Rằng đảng ta ưu việt nhất hành tinh
Đường ta đi, chủ nghĩa Mac Lê nin
Là nhân phẩm, là lương tri thời đại.
Rằng tại Miền Nam , ngụy quyền bách hại
Dìm nhân dân
dưới áp bức bạo tàn
Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
Đang rên siết kêu than cần giải phóng.
Tôi đã xung
phong với bầu máu nóng
Đi cứu Miền Nam
ruột thịt nghĩa tình
Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
Biếu người bà con trong nầy túng thiếu.
Người dân Miền Nam thật là khó hiểu
Nhà khang
trang bỏ trống chẳng còn ai
Phố phồn hoa hoang vắng tự bao giờ
Giải phóng đến sao người ta chạy trốn?
Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
Khi điêu
ngoa dối trá hiện nguyên hình
Trước thành phố tự do và nhân bản.
Tôi tìm đến người bà con trong xóm
Nhà xinh
xinh, đời sung túc
tiện nghi
Kí gạo đem theo nay đã mốc xì
Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.
Anh bà con
tôi- một ngưi công chức
Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui
Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.
Rồi anh nói: "Ngày mai đi cải tạo
Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
Một chút tình người bà con Nam bộ."
Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc,
cho mình và đất nước./.
Phan
Huy
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.