Note:
Một số những hình trong bài này là hình minh họa
Đầu
thu năm nay có ngày Thứ Sáu 13, mấy bà trong làng tôi tin là ngày xui nên bảo
nhau không đi chơi không đi mua sắm trong ngày này. Người ta còn tin số 6 cũng
là số xấu. Ấy thế mà hãng máy bay Phần Lan không tin, vẫn có chuyến bay mang
tên 3 con số 6. Chuyến bay AL 666 ngày thứ Sáu 13 vừa qua vẫn đầy khách. Ông
Phần Lan này ngon a. Tôi hỏi anh John là tại sao người da trắng cho con số 6 là
xấu, thì anh cười hì hì rồi bảo:
- Chính bác đã trả lời rồi đó. Da trắng bảo số 6 là xấu, vì họ tin theo tiếng ViệtNam .
Chữ Sáu đọc lên nghe mài mại như chữ Xấu mà.
- Chính bác đã trả lời rồi đó. Da trắng bảo số 6 là xấu, vì họ tin theo tiếng Việt
Sang
Canada
này rồi tôi mới biết dân Phi Luật Tân cũng ăn rau đay như mình, nhưng cách nấu
khác nhau. Chợ Phi Luât Tân đầy rau đay. Anh kể cho tôi nghe rằng khi Chị Ba
đứng trả tiền thì thấy mấy người bán hàng Phi Luật Tân cứ nhìn anh chị rồi bấm
nhau mà cười tủm tỉm. Anh chị không hiểu tại sao. Khi về tới nhà thì anh gọi
điện thoại hỏi một người Phi Luật Tân bạn của gia đình về việc đi mua rau đay
bị người bán hàng cười tủm tỉm một cách bí mật. Anh bạn này phá ra cười rồi trả
lời ngay: Theo quan niệm về ăn uống của dân Phi Luật Tân thì rau đay là rau
kích dục mạnh nhất. Chèng đéc ơi, vậy sao? Đây là lần đầu tiên tôi mới nghe sự
lạ này. Các cụ độc giả có biết chuyện này chưa? Hóa ra ông bà tôi ngày xưa ở
quê nhà, quanh năm chỉ rau đay với tương cà nên mới đông con đông cháu vậy sao?
Họ cười anh chị John là phải, ăn một gói đã đủ lên mây, đây anh chị mua luôn
một lúc 10 gói!
Ông nói thế
này: Nước Nga là của người Nga. Bất cứ nhóm di dân thiểu số nào đến đây cũng
phải sống như người Nga, tôn trọng luật pháp và văn hóa của người Nga. Nhóm nào
muốn sống theo luật Sharia của Hồi Giáo thì hãy đi chỗ khác. Nhóm thiểu số này
cần nước Nga chứ nước Nga không hề cần họ. Phong tục tập quán nước Nga không
thể thỏa hiệp với phong tục tập quán của nhóm thiểu số. Xin các nhà làm luật
nhớ kỹ điều này. Họ không phải là người Nga.
Cả quốc hội Nga đã đứng lên vỗ tay.
Ai cũng mong một bài diễn văn như thế ở
Đó là tin lửa văn hóa đang cháy đỏ rực ở bầu trời
Nghe tôi hỏi câu này, không biết các cụ phương xa nghĩ sao, chứ ông ODP trong làng tôi thì cười ha ha rồi nói tướng lên: Các cụ Việt
Trên đây là các tin nổi cộm ở
Tới
xem xong thì ông thất vọng hoàn toàn, vì nào công viên này có gì đẹp đâu, ngoài
mấy ghế đá vá mấy gốc cây già. Ông độc giả này mới sáng mắt ra: Công viên này
đẹp thơ mộng vì ông thi sĩ có người yêu ‘em mắt nâu, tóc vàng sợi nhỏ’ bên
cạnh. Ông cho rằng mình đã bị thi sĩ Cung Trầm Tưởng đánh lừa, nên đã mất tiêu
200 đô la tiền xe, nên buổi này ông gặp được thi sĩ thì đòi bồi thường…
Lời thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc Phạm Duy có ma lực, đã hút hồn biết bao
người. Phe liền ông trong làng chúng tôi đã mang chuyện thơ chuyện nhạc ra bàn
luận suốt một buổi sáng Thứ Bảy tuần qua.
Ông ODP bảo nếu không có cà phê thì chắc chúng ta không có nhiều hứng nói lâu
như vậy. Thế là từ đề tài thơ Cung Trầm Tưởng chúng tôi đã bàn sang chuyện cà
phê. Bồ chữ ODP lại thao thao. Ông bảo hồi 1954 khi mới di cư vào Nam ,
nghệ thuật uống cà phê của ông đâu đã lên cao như bây giờ. Anh H.O. thời đó còn
con nít, chưa biết gì về cà phê Saigon nên xin
ông kể cho nghe. Ông ODP kể ngay. Rằng cà phê thời đó ở Saigon
dở ẹc, chưa có ai biết khai thác ngành cà phê cả. Lúc đó, cà phê là món nước
uống như nước trà. Hoặc trà hoặc cà phê. Hễ ăn uống là ra tiệm hủ tíu, với bánh
bao, với há cảo, với xíu mại. Hồi đó là thời huy hoàng của các vua A Coóng, vua
A Hoành… Các tiệm hủ tíu cũng là các tiệm bán cà phê. Thời 1954 Saigon chưa biết đến cà phê phin. Lúc đó là cà phê bí
tất. Sở dĩ gọi là cà phê bí tất vì các chú Tàu dùng cái túi vải đổ cà phê vào
rồi cho vào cái siêu nước sôi. Các chú quấy một chập thì có cà phê mang ra cho
khách. Đó là nước thứ nhất. Sau đó đến nước thứ hai. Cái túi cà phê nhúng đi
nhúng lại trông y như cái bí tất.
Hồi 1954, dân Bắc Kỳ di cư thấy mấy ông Nam Kỳ uống cà phê thì tròn xoe cả mắt:
các ông ngồi ghế kiểu nước lụt, chân dưới chân trên. Cà phê sau khi khuấy nhẹ
cho tan đường thì được đổ ra cái đĩa phía dưới. Đổ ra nhưng không uống ngay,
các ông còn khề khà vấn thuốc hút, phải một hơi thuốc đã rồi mới bưng cái đĩa
lên nhâm nhi. Vừa uống vừa bàn chuyện đua ngựa, chuyện tuồng Tàu, chuyện số đề
số đuôi, uống cà phê như thế mới là người sành điệu.
Mãi về sau, đầu thập niên 1960 cà phê phin (filtre) mới xuất hiện. Nó bắt đầu từ Nhà Hàng Kim Sơn ở góc đường Lê Lợi và Nguyễn Trung Trực. Nhà hàng này đã khai sáng ra việc bày bàn ghế ngoài hiên để khách hàng vừa uống cà phê vừa ngắm thiên hạ qua lại. Rồi cà phê phin lần lượt xuất hiện ở nhà hàng La Pagode, Continental, Givral, Brodard… Rồi từ uống cà phê đi thêm bước nữa là nghe nhạc, từ nhạc đĩa tiến lên nhạc sống, và quán cà phê Anh Vũ trên đường Bùi Viện ra đời, rồi Jo Marcel trên đường Hai Bà Trưng, rồi Đêm Màu Hồng trên đường Tự Do… Vừa uống cà phê vừa nghe nhạc sống.
Các cụ đã thấy ông ODP có một bộ nhớ đáng kinh ngạc chưa. Hỏi cái gì ông cũng
biết. Càng việc ngày xưa ông càng nhớ. Anh John nghe ông kể xong thì thấy hình
ảnh tách cà phê ở Việt Nam
hồi xưa thơ mộng và ngon quá. Ông cứ tiếc là hồi đó mà được quen ông, rồi được
theo ông đi uống cà phê, nhất là theo ông đi quán Anh Vũ vừa uống cà phê vừa
nghe Lệ Thanh hát thì thật là tuyệt vời.
Trên đây là các chuyện văn chương chữ nghĩa mà các nhà quân tử chúng tôi bàn ở
quán cà phê vào sáng Thứ Bảy. Vì câu chuyện hấp dẫn nên các nhà quân tử đã miên
man bàn luận kéo dài đến quá trưa. Thế là chúng tôi ăn trưa luôn ở đây. Sau đó
chúng tôi kéo về nhà cụ Chánh để họp làng.
Chúng tôi quên khuấy bữa nay là lễ Tết Trung Thu. Phe các bà tíu tít làm cơm
buổi chiều. Cơm xong là phần uống trà và ăn bánh trung thu. Mọi năm thì cụ
Chánh mua bánh ở phố Tàu, nhưng năm nay, đọc tin trên báo thấy anh Tàu bây giờ
làm bánh tầm bậy, toàn chất độc, nên cụ Chánh đề nghị các bà làm mấy món ăn dân
tộc, chè đậu xanh, chè đậu đen với các loại xôi. Không ngờ cỗ xem trăng mà sang
trọng, đầy màu sắc dân tộc và ngon đến thế.
- Ba công nhân bị bắt vào nhà tù. Họ hỏi nhau tại sao phải tù. Anh thứ nhất nói: Vì ngày nào tôi cũng đi muộn 10 phút nên tôi bị buộc tội phá hoại. Anh thứ hai nói: Tôi thì trái lại, ngày nào tôi cũng đi sớm 10 phút nên bị buộc tội gián điệp. Anh thứ ba nói: Ngày nào tôi cũng đến sở đúng giờ, tôi bị buộc tội xài đồng hồ ngoại.
Đọc đến đây xong thì anh John tuyên bố hết chuyện thứ nhất. Cả làng ngơ ngác: Cái gì vầy nè? Đây là chuyện được chấm giải hay nhất bên Nga sao?
Cụ B.95 giơ tay can cả làng, xin cứ để anh John đọc tiếp chuyện thứ hai. Anh liền đọc tiếp chuyện được giải hai.
- Để sau khi chết, tôi lên thiên đàng thì tôi có thể nói chuyện với tổ phụ Abraham và Moses, hai tổ phụ là người Do Thái nên tôi phải biết tiếng Do Thái.
- Anh mật vụ bảo: Lỡ cụ không được lên thiên đàng thì sao?
- Nếu tôi không được lên thiên đàng mà phải xuống hỏa ngục thì tôi không cần học tiếng Nga vì ở đó có rất nhiều lãnh tụ Liên Xô.
Rồi anh John tuyên bố hết chuyện tiếu lâm thứ hai của Nga.
Cả làng tôi nghe xong thì không hề cười hay vỗ tay vì không ai thấy chuyện hay ở chỗ nào.
Chính cụ B.95 cũng thấy chán mấy chuyện cười này nên đành xin ngưng chuyện Nga. Cụ bảo anh John hãy kể cho cụ nghe chuyện tiếu lâm nào mà anh cho là hay nhất. Anh bèn nói:
Cháu luôn luôn đi tìm chuyện tiếu lâm hay nhất trên thế giới, mà cho tới hôm nay cháu chưa thấy chuyện nước nào hay như chuyện Việt
- Có một ông già đã ngoài 70. Một trưa hè kia ông đang nằm võng ngủ thì có cô con gái hàng xóm trạc 18 qua xin lửa. Ông bảo cô:
- Lửa ở bếp, cứ lại thổi lấy.
Chẳng may bếp nguội, thổi mãi không được, chị phải chổng mông, ghé mồm, lấy hơi, phồng má, thổi một cái rõ mạnh. Không ngờ vãi ra một cái ‘bủm’. Ông lão giật mình, ngồi nhỏm dậy, nhìn cô gái rồi nói:
- Thôi! Thế là chị làm bạt vía ông Thổ Công nhà tôi rồi. Tôi bắt đền chị đấy!
Cô con gái kia thẹn đỏ mặt, thấy ông lão nói bắt đền thì sợ quá, mới chắp tay van rằng:
- Cháu lạy ông, cháu trót dại, xin ông tha!
- Tha thế nào được. Vía ông Thổ Công nhà tôi có phải là chuyện chơi đâu. Tôi phải đi trình làng mới được. Chị hãy đi ông Lý với tôi.
Nói rồi ông lão đứng dậy ra bộ đi thật. Chị con gái thấy thế sợ cuống, vội vàng chạy lại nắm áo ông lão mà kêu xin rằng:
- Cháu lạy ông vạn lạy, ông đừng làm thế kẻo người ta cười cháu chết. Ông bảo cháu cái gì cháu cũng xin vâng.
Ông lão không nghe cứ làm già, chị kia năn nỉ van vỉ mãi. Lúc đó ông lão mới bảo rằng:
- Thế thì chị phải nằm xuống để tôi thu vía ông Thổ Công nhà tôi lại.
Cô con gái túng thế phải chịu. Ông lão thu một hồi lâu, rồi tha cho cô ả về. Ông lão thì nhọc lử cò bợ, nằm thẳng cẳng như người chết rồi.
Cô ả quen mùi, trưa hôm sau lại dẫn xác đến nhà ông lão, te tái nói rằng:
- Ông ơi, cháu lại đánh rắm!
Ông lão thở không ra hơi, nằm từ hôm qua cũng chưa lại hồn. Ông lắc đầu rồi nói:
- Chị có ị ra đấy lão cũng chịu thôi!
Cô con gái túng thế phải chịu. Ông lão thu một hồi lâu, rồi tha cho cô ả về. Ông lão thì nhọc lử cò bợ, nằm thẳng cẳng như người chết rồi.
Cô ả quen mùi, trưa hôm sau lại dẫn xác đến nhà ông lão, te tái nói rằng:
- Ông ơi, cháu lại đánh rắm!
Ông lão thở không ra hơi, nằm từ hôm qua cũng chưa lại hồn. Ông lắc đầu rồi nói:
- Chị có ị ra đấy lão cũng chịu thôi!
Và
anh John xin hết chuyện. Cả làng vỗ tay rồi cười ầm lên, mãi mới thôi. Hai cô
Huế thì vỗ tay lâu nhất, miệng thì cứ xuýt xoa: sao mà chuyện Bắc kỳ hay đến
thế! Chuyện kể cách đây đã hơn 80 năm mà còn hay thấm thía. Ý thì tục, văn thì
không tục mà nhẹ nhàng.
Để cho làng vãn cơn cười, ông ODP mới hỏi anh John:
- Theo anh thì câu chuyện này nói về cái gì? Anh John đáp ngay: Đây là câu chuyện ông già dê xồm, và cô gái ‘biết mùi chùi không đi’. Ông ODP gật đầu đồng ý, rồi nói thêm: Đây là câu chuyện cổ, cụ Tốn viết cách đây 80 năm, tôi đoán chắc chuyện này đã có trong dân gian trước nữa, cụ Tốn chỉ chọn lọc rồi đăng mà thôi. Trong chuyện này có nói đến việc đi xin lửa. Đây là một nét văn hóa nói lên đời sống làng xã Việt
Chồng tôi tích trữ vỏ xe hơi đã lâu, nay
muốn tống khứ đi. Anh ấy mang hết những vỏ xe này ra trước garage, viết một tấm
bảng ‘Free’ to tướng. Thế mà mấy tuần lễ qua chẳng ai thèm lấy. Chồng tôi đổi
chiến thuật, anh bỏ tấm bảng ‘Free’ đi, rồi thay vào đó một tấm bảng khác, đề
‘giá $20 một cái’. Hôm trước hôm sau là bao nhiêu vỏ xe bị ‘ăn cắp’ hết.
Chuyện này được giải thưởng đấy các cụ ạ. So chuyện này với chuyện ViệtNam
trên đây, các cụ nghĩ sao cơ?
Chuyện này được giải thưởng đấy các cụ ạ. So chuyện này với chuyện Việt
Trà
Lũ
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.