Mới
đây, một cuộc khảo sát về chất lượng cuộc sống của người già đã được tiến hành
tại 91 nước.
Dân
số thế giới đang già đi nhanh chóng nhưng đa số các nước đều không kịp chuẩn bị
để có những hỗ trợ cần thiết cho đối tượng người già đang ngày càng gia tăng
tại hầu hết các quốc gia.
Đây
là nhận định của tổ chức phi chính phủ HelpAge International được đưa ra trong
nghiên cứu mới đây về vấn đề phúc lợi xã hội dành cho người già tại các quốc
gia trên thế giới.
Theo
bảng thống kê xếp loại Global Agewatch Index (đánh giá về chất lượng cuộc sống
của người già) hiện Thụy Điển đang là đất nước lý tưởng nhất dành cho người già.
Các
tiêu chí được đưa ra để chấm điểm các quốc gia bao gồm: thu nhập, sức khỏe,
việc làm, và giáo dục.
Đối
lập với Thụy Điển, người già sống ở Afghanistan hiện bị cho là khổ nhất.
Có
tổng cộng 91 nước được xếp hạng, nằm trong top 20 chủ yếu là các nước phương
Tây. Việt Nam
đứng ở vị trí 53/91.
Theo
điều tra, trước năm 2030, ở đa số các nước phát triển, số lượng người già sẽ
nhiều hơn số lượng trẻ em. Đây là một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ đối với nhiều
quốc gia. Nếu không kịp thời chuẩn bị ngay từ bây giờ, trong tương lai, một bộ
phận không nhỏ dân số ở các quốc gia sẽ không có được một cuộc sống đảm bảo.
Trong
4 tiêu chí mà Global Agewatch Index đưa ra, nhiều người có thể sẽ ngạc nhiên
khi chất lượng cuộc sống của người già lại bao gồm cả tiêu chí về giáo dục và
việc làm.
Thực
tế, ở nhiều nước phương Tây, tuổi già là lúc người ta bắt đầu quay trở lại
trường học. Khi còn trẻ, nhiều người không có điều kiện theo học “đến đầu đến
đũa” hoặc theo đuổi những lĩnh vực mà họ đam mê vì nhiều lý do khác nhau.
Giờ
đây, khi đã già, họ bắt đầu quay trở lại trường học để được thỏa mãn nhu cầu
học tập của cá nhân mà thời trẻ họ không thể thực hiện được.
Ngoài
ra, có nhiều người già, dù đã ở ngoài độ tuổi lao động vẫn mong muốn được tiếp
tục làm việc và hòa nhập với xã hội. Họ có thể xin vào làm việc tại các siêu
thị để xếp dọn hàng hóa, phục vụ tại các khu vui chơi với vai trò soát vé hoặc
tới trường mầm non để kể truyện cổ tích cho các em nhỏ...
Ở
những quốc gia phát triển có đông dân số già, họ rất quan tâm tới việc đáp ứng
nhu cầu lao động của người già bởi đây cũng là một cách để tạo thêm thu nhập,
giúp người già bớt cô đơn và không có cảm giác nằm ngoài rìa xã hội.
Theo
thang điểm của Global Agewatch Index, các nước Châu Phi và Đông Á hiện tại chưa
phải là những nước lý tưởng cho cuộc sống của người già.
Nguyên
nhân không hoàn toàn do thu nhập bởi một trong những nước có thu nhập thấp như Sri Lanka vẫn
được đánh giá cao với vị trí 36/91. Nguyên nhân là bởi Sri Lanka chú
tâm vào những chính sách có ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của người già,
chẳng hạn như đầu tư mạnh vào lĩnh vực giáo dục và y tế.
Bolivia
(một đất nước thuộc Nam Mỹ) cũng là một trong những nước nghèo, tuy vậy,
Bolivia vẫn đứng ở vị trí 46/91 bởi nước này đã lên hẳn một kế hoạch nhằm đảm
bảo chất lượng cuộc sống cho người già với dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoàn toàn
miễn phí và chính sách lương hưu dành cho tất cả người cao tuổi.
Mục
đích của bảng xếp hạng Global Agewatch Index là giúp các nhà hoạch định chính
sách quan tâm hơn tới một đối tượng dân số không nhỏ nhưng thường không nhận
được sự quan tâm xứng đáng.
Người
dân trên khắp thế giới đang ngày càng sống thọ hơn nhưng điều này không có
nghĩa chất lượng cuộc sống của họ đang được cải thiện hơn. Đó là một trong
những vấn đề nóng tại nhiều quốc gia hiện nay.
Top
5 quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng Global Agewatch Index - bảng xếp hạng
đánh giá chất lượng cuộc sống của người già:
Thụy Điển được coi là đất
nước lý tưởng nhất thế giới dành cho người già.
Na Uy là thiên đường thứ
hai sau Thụy Điển.
Đức đứng ở vị trí thứ 3.
Hà
Lan - đất nước của những chiếc xe đạp đứng ở vị trí thứ 4.
Xếp
hạng của một số quốc gia thuộc khu vực Châu Á:
Nhật Bản là quốc gia Châu Á
duy nhất lọt vào top 10
Trung Quốc đứng thứ 35
Thái Lan đứng thứ 42
Việt Nam đứng thứ 53
Hàn Quốc là một nước phát
triển ở Châu Á, tuy vậy, chất lượng cuộc sống của người già ở Hàn Quốc không
được đánh giá cao. Hàn Quốc đứng thứ 67.
Ấn Độ đứng thứ 73
Lào đứng thứ 79
Campuchia đứng thứ 80
Afghanistan đứng cuối bảng thứ 91
Bích
Ngọc
Jun
27, 2013
Cựu
tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã nhập viện ngày 8 tháng 6 vì nhiễm trùng
đường phổi. Trong một thời gian, các bác sĩ cho biết sức khoẻ ông đã khá hơn,
nhưng hôm chủ nhật vừa qua họ nói tình trạng của ông đã ...
Mar
27, 2013
Tôi
còn nhớ, những năm sau đây, nhóm bạn già chúng tôi đã có lập trường vững chắc,
đã viết ra một bản nội qui cho hội, và tất cả đều nhất trí - kiểu Việt Cộng -
100% là khi các con cái ra riêng, thì hai vợ chồng già ở mí nhau ...
Apr
14, 2011
Minh
nhớ lại gần hai năm trước, khi ông bà Mạnh còn minh mẫn và ở trong một chung cư
dành cho người già tại Westminster
. Với tiền trợ cấp của chánh phủ và tiền đóng góp của anh chị em trong nhà, họ
đã mướn chị Năm, ...
Jun
06, 2011
Trước
khi đến nước Mỹ định cư tôi đã nghe thiên hạ nói: "Nước Mỹ là thiên đường
của tuổi trẻ và là địa ngục của người già". Lúc đầu đặt chân trên đất Mỹ,
vì đang "hồ hởi phấn khởi" với cuộc sống mới đầy tự do no ấm, ...
May
15, 2012
Nỗi
khổ sống già. image. Nói chuyện với Ngọc Bích xong tôi thẫn thờ. Từ cổ chí kim,
từ vua chúa cho đến thứ dân, ai cũng mong được trường sinh bất lão nhưng liệu
thọ quá có phải là điều hay ho cho bản thân và cho người ...
Sep
20, 2013
Khi
nói tới "Viện Dưỡng Lão" người ta thường chỉ nghĩ tới những người già
mà thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự
lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility).
Sep
18, 2013
Ông
ta đi còn nhanh nhẹn lưng không khòm tay chân nhịp đi đúng là người lính nhiều
năm trong quân ngũ năm xưa; chẳng có vẻ gì là một cụ già đến độ phải vào Viện
Dưỡng lão để chờ chết! Hình như được con gái báo ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.