Anh
Quốc khuyến khích người dân đi xe đạp
Tôi
sống ở Anh quốc, nơi hầu như không gặp xe máy. Chỉ vào cuối tuần, họ mặc quần
áo dành cho xe máy, phóng 120km/h trên xa lộ, cưỡi những chiếc xe 1000 phân
khối, trông thật hùng dũng.
Bên
Anh, xe máy chỉ dùng đi chơi, như một thú vui, còn những ngày thường, tôi chỉ
thấy toàn ô tô, để chơi thú vui xe máy, cần phải chi tiêu khá tiền, riêng mũ đi
xe máy loại tốt đã có giá 300 bảng Anh, tương đương 10 triệu đồng tiền Việt. Và
một bộ quần áo đi xe máy loại tốt vừa cũng lên tới cả ngàn bảng Anh, bên Anh,
đi ô tô rẻ hơn đi xe máy.
Và
xe ô tô bên Anh cũng rất rẻ, nhất là xe cũ, hồi tôi còn làm ở một siêu thị ở
Belfast, một anh bạn người Ba Lan mới lấy được bằng lái đang tìm mua xe được
bạn tặng không một chiếc Toyota cũ chạy 10 năm, anh chạy một tuần rồi trả lại,
chê xe cũ quá. Anh nói nếu tôi lấy cái xe này, thì chỉ tốn tiền sửa.
Việt
Nam
thì không thế, để mua một ô tô, bạn phải nộp thuế đủ để mua thêm 2 xe nữa.
Nếu
mua một xe nhập khẩu, bạn phải nộp thuế nhập khẩu bằng 70% giá trị chiếc xe.
Thêm vào đó bạn phải trả 50% thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt bằng giá trị xe ban đầu
cộng thuế nhập khẩu.
Bạn
phải nộp 10% thuế giá trị gia tăng tính bằng giá trị xe ban đầu cộng thuế nhập
khẩu cộng thuế tiêu thụ đặc biệt.
Và
để xe có thể đi trên đường phí đăng kí bằng 10-20% giá trị chiếc xe đó, bạn còn
phải mất thêm loại phí nữa để cấp biển số cho xe.
Chưa
hết, bộ trưởng giao thông Đinh La Thăng muốn thu phí bảo trì đường bộ trên đầu
xe, và khi đi xe trên một con đường đẹp, sẽ có những trạm soát vé chờ bạn để
thu tiền thêm lần nữa.
Giấc
mơ có một chiếc ô tô ở Việt Nam
có thể nói là không thể với một người thu nhập trung bình.
'Thương
dân tôi lắm'
Xe
máy hiện đang là phương tiện giao thông chính của hàng chục triệu người.
Tôi
cũng thấy dân Anh xây nhà khá nhàn và rất nhanh, họ đưa máy xúc đào móng, xây
tường, rồi một xe ô tô tải to chở cái mái nhà đến, một xe cẩu đặt lên, thế là
xong cái nhà.
Việt
Nam là không thể, vì ngõ quá nhỏ, muốn xây gì thì cũng chỉ làm thủ công bằng cơ
bắp, chả có máy xúc lẫn ô tô nào vào được, vì đường vào nhà to làm gì khi họ
chỉ cần đi lọt một xe máy?
Và
khi có hỏa hoạn, thì đành bó tay, vì không có đường cho xe cứu hỏa. Vì khi mua
nhà, với tư duy xe máy, họ chỉ cần lọt xe máy vào nhà là xong, nhà cũng không
cần nơi đỗ ô tô, không cần vườn cỏ.
Vậy
dân chỉ còn lựa chọn là xe máy là khả dĩ hơn cả vì tàu điện chưa xong, tàu
hỏa thì xập xệ, xe bus với nạn móc túi và tắc đường không được nhiều người chọn.
Thế
là xe máy tung hoành ở Việt Nam .
Nhà nước biết xe máy hại thế nào, nhưng nguồn thu từ thuế xăng hết sức cám dỗ.
Với
1 lít xăng 20 nghìn, nhà nước thu được:
-
Thuế nhập khẩu
-
Thuế tiêu thụ đặc biệt
-
Thuế bảo vệ môi trường
-
Thuế giá trị gia tăng
Tính
các khoản phí chi phí định mức, lợi nhuận định mức, mức trích quỹ BOG khác, thì
cứ 1 lít xăng 20 nghìn (làm tròn số) nhà nước thu được 8000 đồng cả thuế và phí.
Đó
là một khoản thu không hề tồi nếu tính riêng 30 triệu xe máy, ngày qua ngày,
xe nhiều bù xe ít mua nửa lít xăng một ngày, nhà nước thu được một khoản tiền
khổng lồ… Và quan trọng là đều như vắt chanh.
Vậy
giấc mơ xóa xe máy rất khó thành hiện thực, nếu kinh tế giậm chân như hiện tại.
Mỗi
lần đi bộ loanh quanh Milton Keynes nơi tôi sống, tôi thấy nhà nào bên Anh cũng
có một ô tô đỗ trước của nhà, một vườn trồng hoa và cỏ có hàng rào thấp hoặc
thậm chí không cần hàng rào để họ dễ nhìn khi lùi ô tô ra, nghĩ đến Việt Nam
toàn nhà ống và chen chúc xe máy, tôi thương dân tôi lắm.
Giá
mà chính phủ Việt Nam
giảm giá ô tô, biết đâu sẽ bớt được xe máy và tư duy xe máy.
Đường ở Việt nam, đi xe máy thôi mà giờ cao điểm đã thấy tắc không chen nổi rồi, giả sử giá xe ô tô giảm, rồi mỗi chiếc xe máy trở thành một chiếc ô tô, thì không biết có đủ chỗ để đi hay không. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa đủ để phổ biến hóa ô tô bạn ạ!
ReplyDelete