Saturday, October 19, 2013

Điều thần kỳ từ xứ sở kim chi

image
LTS:Trong chuyến thăm Việt Nam của nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Park Geun – Hye, 2 nước đã ký văn bản hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, đáng chú ý là Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam xây dựng phong trào “làng mới”.

Phong trào làng mới, tên gọi của chương trình Saemual Undong (tiếng Hàn Quốc  đọc là Sa – mu – ên), là kỳ tích thần kỳ của đất nước Hàn Quốc. Sau 30 năm thực hiện đã đưa một quốc gia đói nghèo nhất thế giới thành đất nước công nghiệp đứng vị trí thứ 12 trên thế giới; đưa thu nhập bình quân đầu người từ 85 USD/năm lên 10.000 USD/năm…

Có thể nói Saemuel undong là hình mẫu kinh điển về xây dựng và phát triển nông thôn trên thế giới trong thế kỷ 20…. Câu chuyện ở xứ sở kim chi có thể gợi mở nhiều điều cho chính chúng ta.

Ra đời trong nghèo đói
Hàn Quốc nằm ở phía đông lục địa châu Á có nền văn hóa giàu bản sắc trên 5.000 năm. Cũng chung hoàn cảnh lịch sử  như nhiều nước trong khu vực, Hàn Quốc đã từng bị xâm lược trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, bị rơi vào vòng xoáy cuộc chiến tranh lạnh kéo dài và bị chia làm 2 đất nước. Chiến tranh đã đẩy Hàn Quốc vào đói nghèo, lạc hậu. Vào những năm 50 và 60 của thế kỷ 20, Hàn Quốc “nổi tiếng” là quốc gia thuộc nhóm nghèo nhất thế giới. Thu nhập bình quân đầu người chỉ 85 USD/năm.

Không chỉ chìm đắm trong đói nghèo, đất nước này còn bị đẩy xuống tận cùng bất  ổn xã hội. Ông Young Jo Lee, một nhà ngoại giao kỳ cựu, nguyên tham tán thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam bồi hồi nhớ lại: “Phần lớn người dân không đủ ăn. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp lạc hậu, bị lũ lụt và hạn hán xoay vần hành hạ thường xuyên. Xã hội hỗn loạn. Lòng người thờ ơ, vô vọng, không có niềm tin”.

Một con số thống kê bổ sung vào bức tranh ảm đạm lúc bấy giờ: 85% dân số sống trong những mái nhà tranh rách nát; 80% dân số nông thôn không có điện, phải thắp đèn dầu. Và, đáng ngạc nhiên hơn là bức tranh ảm đạm ấy hãy còn cách nay không xa, chỉ vào nhưng năm 1990.

image
Nhà tranh vách lá chiếm 80% ở nông thôn Hàn Quốc trước kia

Phía sau là chân tường
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc lúc bấy giờ là Tổng thống Park Chung Hee cùng Chính phủ của  ông đứng trước thách thức to lớn là làm sao phải giải quyết nạn đói triền miên và cái nghèo rách nát không có thể tệ hơn được nữa. Ông xác định công việc đầu tiên là phải làm sao tạo ra nhiều sản phẩm để giải quyết những yêu cầu bức thiết trước mắt và có tiền đề để tăng trưởng kinh tế.

Kế hoạch 5 năm lần đầu tiên ra đời năm 1962 đã tạo dựng được nền móng ban đầu cho giai đoạn sau dù rất khiêm tốn. Một số lĩnh vực kinh tế được hồi phục, phát triển ở  đô thị. Thanh niên nông thôn đổ về các thành phố kiếm việc làm. Tuy nhiên, thay đổi này hãy còn quá nhỏ trước thực trạng ốm yếu của nền kinh tế, chưa đủ sức nói kéo nguy cơ phân rã trong xã hội Hàn Quốc. Xã hội nông thôn hãy còn chìm đắm trong nghèo đói trầm kha.

Trận lũ lụt lịch sử năm 1969 đã giáng thêm một đòn nặng nề vào đất nước Hàn đang què quặt, ốm yếu. Nhìn cảnh người dân phải lam lũ tu sửa nhà cửa, đường sá  và cơ sở hạ tầng nhằm duy trì đời sống, Tổng thống Park bất lực khi Chính phủ không thể trợ giúp được gì. Ông đã nhiều ngày đêm làm việc với các quan chức, chuyên gia tìm cách giúp phát triên nông thôn. Chính phủ có thể bố trí được một nguồn lực ít ỏi trợ giúp, song ông nhận định: “Sẽ  chẳng thấm vào đâu nếu người dân không đồng lòng, không sáng tạo ra cách tự cứu chính mình”. Cho nên, Chính phủ phải giúp cho người dân hợp tác, giúp đỡ nhau làm điều quan trọng nhất!

Ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào Saemaul Un dong ra đời và không ngừng lớn mạnh sau này.

Bắt đầu từ những việc nhỏ nhưng thiết thực
Với số vốn ngân sách ít ỏi, Chính phủ Hàn Quốc quyết định bắt đầu từ những nhu cầu thiết yếu nhất của người dân nông thôn để giải quyết từng bước. Giai đoạn  đầu có 10 dự án được đưa ra gồm 3 lĩnh vực: Mở rộng và nắn thẳng đường sá  ở nông thôn; Làm lại mái nhà bếp và hàng rào trong từng gia đình; Xây dựng giếng nước công cộng và khu giặt giũ cho cộng đồng.

 image
Một con đường làng được nắn thẳng lại
Giai đoạn đầu này có 35.000 xã  được Chính phủ trợ cấp miễn phí mang tính “kích hoạt”. Cụ thể mỗi xã được 355 bao xi măng. Còn lại là phát huy nội lực sẵn có. Toàn bộ kế hoạch ban đầu giao cho chính quyền xã  quản lý.
Sau một năm thực hiện, kết quả ban đầu đã có 16.000 xã, khoảng ½ số xã  ở nông thôn đã có bước cải thiện rõ. Chính phủ Hàn Quốc tự tin, quyết định triển khai nâng cấp trên toàn quốc trên tinh thần dựa vào nội lực vào lao động sẵn có ở nông thôn.

Với những xã đã biết tự giúp chính mình đạt những mục tiêu ban đầu, Chính phủ  khuyến khích bằng cách cấp 500 bao xi măng và 1 tấn thép cho mỗi xã. Yều cầu đề ra của giai đoạn 2 này là thay nhà tranh vách đất bằng nhà ngói, vách tường; mở rộng đường sá, tu bổ đê  điều, cầu cống.

Bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi rõ rệt. Quan trọng hơn, người dân nông thôn  đã lấy lại sự tự tin. Những người trước kia thờ ơ, buông trôi nay đã hăng hái bắt tay xây dựng lại ngôi nhà, làng xã của mình. Nông thôn đã chuyển mình, phát triển. Nhiều nơi đã có tìn hiệu đô thị hóa.
Đánh giá lại thành quả ban đầu 2 năm thực hiện, Chính phủ Hàn thêm tự tin, quyết định đầu tư đẩy mạnh Saemual Undong phát triển theo chiều sâu. Chính phủ chia 35.000 xã thành 3 lĩnh vực: cơ sở, tự lực và tự lập. Tùy theo tốc độ phát triển, mỗi lĩnh vực được Nhà nước trợ cấp khác nhau.

Cứ như vậy, tiếp nối thành công là một bước nâng cấp tiếp theo. Giai đoạn về  sau các Chính phủ Hàn tăng cường các dự án về  môi trường để nâng cao đời sống người dân ở  làng mới. Đường ống nước và các phương tiện cộng cộng được đầu tư cùng với những khu bếp và  nhà tắm hiện đại hơn. Ở từng làng, Nhà  nước chú trọng xây dựng các trung tâm giải trí  đa chức năng, cửa hàng và các dịch vụ công cộng.

Tính hiệu quả kép của nhiều dự  án đã phát huy, góp phần nâng cao, gia tăng thu nhập cho nông dân và đời sống tinh thần, mở mang tầm hiểu biết. Những con đường mở rộng đã giúp cho xe vận tải đến tận đồng ruộng chở sản phẩm đi tiêu thụ, giảm chi phi rất nhiều…

Thành quả và nền tảng cho công nghiệp hóa
Năm 1974, lần đầu tiên trong lịch sử nghèo đói của mình, đất nước Hàn Quốc đã tự cung tự cấp được lương thực. Cái đói và những bất ổn xã hội kèm theo đã bị đẩy lùi. Đây là kết quả của các dự án phổ biến kiến thức nông nghiệp, thay đổi phương pháp canh tác.

Ông Young Jo Lee, nhà ngoại giao kỳ cựu nhận định: “Đó thực sự là cuộc cách mạng! Tập quán trồng lúa và lúa mạnh xưa kia được thay đổi triệt để bằng các phương pháp canh tác tổng hợp. Các khu liên hợp nông nghiệp trồng luân canh nhiều sản phẩm có giá trị cao, gia tăng thu nhập cho nông dân. Lần đâu tiên trong mùa đông giá rét của miền đất lạnh lẽo, nông dân có thể thu hoạch rau sạch trong nhà kính mang đến các cửa hàng bán chứ không còn trốn chui trốn lủi tránh gió rét buốt da thịt mà bụng đói cồn cào như xưa!”.

Ở đây, Chính phủ và người dân Hàn thấy rõ điều kỳ diệu mang đến từ làm việc tập thể, hợp tác. Giảm được rất nhiều chi phí so với làm việc đơn lẻ. Nhờ làm việc tập thể, gắn bó, nhiều sáng kiến, sáng tạo ra đời, góp phần gia tăng lợi nhuận.

Các làng chài ven biển xưa kia chỉ biết  đánh bắt từ thiên nhiên, nay đã chuyển sang nuôi trồng thủy hải sản mang lại hiệu quả cao. Chăn nuôi heo gà theo phương pháp mới không những sạch sẽ, chất lượng mà năng suất cao hơn, mang lợi nhuận lớn hơn.

Thêm vào đó hệ thống thủy lợi  được đầu tư gia cố liên tục làm sạch đồng ruộng, sông ngòi được thiết kế liên kết với các vùng các xã lân cận không chỉ tiết giảm chi phí mà còn mở rộng tiện ích sử  dụng, hiệu quả cao hơn, góp phần khích lệ tinh thần hợp tác rộng rãi hơn.
Chính phủ còn đầu tư cho nhiều nhà máy ở khu vực nông thôn để chế  biến hàng nông lâm, thủy hải sản, vừa tăng giá trị hàng hóa sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân.

image
Năm 1974, thu nhập của người dân ở  nông thôn đã cao hơn. Đây là điều chưa từng có từ trước đến nay. Năm 1977, 98% các xã đã hoàn toàn có thể độc lập về kinh tế, không còn trợ giúp của Chính phủ…



Duy Chiến

Jun 30, 2013
Người Việt ở Mỹ nghèo hơn, học thấp hơn. image. Người Việt vẫn trong quá trình hội nhập tại Mỹ. Chắc nhiều người Việt ngạc nhiên khi nghe một cuộc nghiên cứu tìm trong các số thống kê thấy rằng người Mỹ gốc Việt thua ...

Oct 24, 2012
Khốn cho người nghèo! image. Đảng Cộng Hoà ở California vừa gởi đến các đoàn viên của họ một tờ kiểm tra với 27 câu hỏi, trong đó có nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách của Tổng Tống Obama, chẳng hạn như: “Quý ...

Sep 06, 2013
Ngày nay, người Việt nào cũng biết là Việt Nam còn nghèo. Chữ “giàu” hay “nghèo” chỉ diễn tả tình trạng định tính chung chung, ta không biết được giàu hay nghèo ở mức độ nào, vì vậy cần phải định lượng bằng con số để ...

Mar 30, 2013
Người mẹ nghèo vì muốn cho hai đứa con nhỏ dại có được bộ quần áo lành lặn để ăn Tết mà phải chịu đòn roi gây xúc động cho rất nhiều cư dân mạng. Clip nhạc rap mới được tung lên mạng đã thu hút hàng chục nghìn ...

Jun 11, 2013
Từ mấy năm qua, xã hội Việt Nam như bị tê liệt trong cơn động kinh khốn quẫn của cái chết người nghèo. Chưa bao giờ từ khi đất nước được thống nhất cho đến nay, mật độ tự tử vì cùng khổ dân sinh lại dày đặc như hiện ...

Nov 02, 2011
Đó là ngày kỷ niệm hằng năm được Liên Hiệp Quốc chánh thức ban hành vào ngày 22 tháng 12 năm 1992 để xác định chủ trương của LHQ là từ khước nghèo đói, xóa bỏ nghèo đói từ nay cho con người trên quả địa cầu ...

image

Ai thống trị Việt Nam ngày nay
10 Đại học hàng đầu Thế Giới
Tín dụng đen VN 'là do ngân hàng yếu'
Khi về già, nên sống ở đâu?
Ông phán nghiện
Khi công an trở thành người bị trói
Lãnh đạo VN bị ý thức hệ kìm hãm
Khử mùi hôi trong nhà
Quan chức coi nhân tình là 'chiến tích'
Nói dối, Lối sống của Cộng sản
Điếm đực thành Hồ
Việt Nam 'có khoảng 250 ngàn nô lệ'
Thà chết sướng hơn!
Phi cơ TQ chế tạo trượt khỏi đường băng
Humaira Bachal: Cô gái trẻ mang trí thức tới cho t...
Toàn bộ Lãnh thổ Việt nam đã an bài trong tay Trun...
Cuộc sống kỳ diệu của cô gái 2 đầu
Tướng Giáp tiết lộ 4 bí mật về chiến tranh Việt Na...
Tấm vạc giường
Cải tổ Y tế tại Hoa kỳ : Những dữ kiện mới
Mỹ đứng đầu về sản xuất năng lượng
Chuyện mặn chuyện nhạt
Bị bắt vì dự khóa học xã hội dân sự?
Luật Mỹ cấm công dân Trung Quốc vào tòa nhà của NA...
Cái nhìn của bậc thầy về Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thế...
Trung Quốc yêu cầu dân chúng lưu ý cách cư xử khi ...
Nhất tướng công thành vạn cốt khô
ĐGH Phanxicô ra vạ tuyệt thông linh mục chống đối ...
Khoảng trống trách nhiệm
Dự án siêu máy bay ném bom
Độc cô cầu Nợ
Thị xã
Chàng trai Việt dùng truyền thông xã hội cổ súy dâ...
John McCain: “Võ Nguyên Giáp đánh bại chúng tôi tr...
Giáo hạt Thuận Nghĩa cầu nguyện cho Giáo xứ Mỹ Yên...
Ca dao thời đại cháu con họ Hồ
Gã ăn mày thông minh nhất thế giới?
Câu chuyện của 'Nàng lọ lem Phố Wall'
Buôn bán chuột ở miền Tây
Phản ảnh của quá khứ
Chương trình 'bảo hiểm y tế vừa túi tiền' đi vào h...
Những kỳ quan trên thế giới ít người biết đến
Việt Nam trong danh sách đàn áp tự do internet nhấ...
Hoa Kỳ 'sẽ không bỏ qua nhân quyền'

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.