Hàng Phở gánh xưa
“Cho
một tô tái chín,” “Cho một tô tái nạm gầu gân sách”, “Một tô chín, bò viên”...
Đó là những “order” mà bất kỳ ai cũng từng nghe khi bước chân vào một quán phở.
Tuy nhiên, cũng là bánh phở đó, cũng là miếng thịt tái đó, cũng là miếng gầu,
miếng nạm đó, nhưng tại sao nơi này khách hàng phải kiên nhẫn đứng chờ bàn,
tiệm kia thì lúc nào cũng thênh thang chỗ trống?
Câu
chuyện về những miếng thịt bò trong bát phở với cô Charly Châu, người đang chịu
trách nhiệm điều hành công ty Bravo Meat Co. ở Santa Ana, nơi cung cấp thịt bò
cho khoảng hơn 75% các tiệm phở quanh khu vực Little Saigon, mở ra thật nhiều
điều thú vị chung quanh món ăn được xem là quốc hồn quốc túy của người Việt Nam.
Thịt bò của Bravo Meat Co.,
nơi cung cấp thịt cho hơn 75% các tiệm phở quanh Little Saigon và miền Bắc
California, và Las Vegas.
Tái
đâu chỉ có một
Mái
tóc cắt ngắn “như con trai,” trang phục gọn gàng, lịch lãm, và đặc biệt là
giọng nói ngọt ngào, êm êm khi nói tiếng Việt, Charly Châu có thể khiến người
đối diện có cảm tình ngay với cô trong lần đầu gặp gỡ.
Đi
vượt biên cùng ba mẹ vào năm 1980, khi mới lên 4., một năm sau, Charly đến Mỹ.
13 tuổi Charly đã đi làm cho tiệm Phở 54 của gia đình bằng những công việc nhỏ
nhỏ như “làm nước, làm rau, biết công công việc trong nhà bếp ra làm sao, cách
phục vụ khách hàng như thế nào.”
Đến
23 tuổi, học đại học xong, Charly bắt đầu ra hãng Bravo Meat Co. làm với ba, là
ông Châu Hưng, một trong những người sáng lập công ty này từ năm 1986.
Công
việc hiện tại của Charly là đi nói chuyện với khách hàng, giới thiệu các mặt hàng
của công ty.
Charly Châu, người đại diện
công ty Bravo Meat.Co
“Với
một khách hàng mới mở tiệm, chưa có kinh nghiệm, chưa biết gì hết, thì mình có
thể giới thiệu cho họ biết các loại thịt mà mình có, chất lượng của nó, màu nó
khác nhau làm sao. Tái có bao nhiêu loại. Rồi đến các loại nạm, phải biết là ở
những quán phở bán cho Mỹ thì Mỹ không ăn nạm, mà họ ăn chín... Mình cần biết
những điều đó để chỉ cho khách.” Charly giải thích về công việc của mình.
Theo
Charly, “chỉ riêng tái thôi đã có đến mười mấy loại.” Nào là tái Mỹ, tái Úc,
tái Kobe, tái nạt, tái Central Valley, tái Excel, tái IBP... Mỗi loại là một
giá tiền khác nhau.
Charly
nói một cách say sưa, “Một miếng tái ngon thì độ mềm của nó phải đạt đến cỡ
nào. Miếng nào thì gọi là 'trim' có giá mắc nhất, rồi 'choice' hay 'eye round'.
Mà thịt mắc tiền chưa hẳn là loại thịt khách hàng nơi đó thích. Bởi vì nếu
khách hàng quen ăn tái nhìn hồng hồng thì lại nghĩ miếng thịt màu đậm quá sẽ
không ngon. Chưa chắc! Tùy người thôi. Có tái ăn ngọt hậu. Có tái đơn giản ăn
vào thấy ok thôi. Cũng có tái mềm ơi là mềm mà vị của nó lại không hút vô nước
phở. Mỗi loại tái đều khác nhau hết.”
Rồi
đến nạm cũng có nhiều loại nạm, nào là nạm bò số 1 Central Valley, nạm
Cargrill, nạm bò Dale Smith, nạm bò Walt's.. Gân cũng thế. Vào tiệm chỉ nghe
khách kêu “Cho tô tái gân hay chín gân” nhưng có thể chẳng bao nhiêu người biết
rằng đó là gân bò Excel, gân bò IBP, gân bò nạt, hay gân bò Swiff. Thậm chí
sách bò cũng vậy. Có tiệm đặt mua sách bò AA, có tiệm thì chỉ ưa sách bò
Hoskie, nơi thì chỉ chuyên về sách bò tổ ong.
Xương
để nấu nước phở cũng không bao giờ giống nhau ở các quán phở. Bởi lẽ có đầu bếp
sẽ chuộng xương bắp chân Central, có người thích xương bò CV, xương bò CG, hay
xương bò JOB, xương bò WT...
Tô phở đặc biệt với thịt
tái “filet mignon”
Thì
ra, qua những gì Charly nói, bước vào thị trường phở cũng chẳng khác nào như
lạc bước vào một “ma trận.”
Chưa
hết, theo Charly, “Mình cũng có thể chỉ người ta cách cắt, rồi chỉ làm như thế
nào để giữ cho thịt đó không bị hôi.”
Cô
phân tích, “Mỗi tiệm phở có những khách hàng khác nhau, khẩu vị khác nhau,
không ai có thể nói phở ai ngon hơn ai hết mà chỉ là khẩu vị của mình có hợp
với người nấu hay không và thịt tái đó mình ăn quen hay không, mình thích mùi
tái nồng hay không. Nếu một người không thích ăn nồng thì sẽ nói tái đó dở lắm!
Chưa chắc vì tái đó lại mắc tiền thì sao? Có loại tái đẹp, ăn ngọt hậu mà khách
ăn không thích cũng có thể do đầu bếp cắt thịt quá dày. Phải biết độ mỏng cỡ
nào để cắt tái, làm sao biết sắp ra tô cho đẹp, nhìn hấp dẫn và khách nhìn vào
biết đó là tái mới cắt ra, còn để lâu quá thì tái sẽ đen.”
Phở 45 trên đường Garden
Grove.
“Không
phải tái là tái không đâu, mà mỗi vị của tái đều khác nhau, tại thức ăn của bò
khác nhau. Có một loại tái mùi nồng hơn, nhưng vị nó không ngọt hậu, tại nó
không có ăn bắp.” Cô tiếp tục nói trong một niềm say mê lạ lùng.
Có
lẽ ai cũng vậy, “đụng vào lãnh vực chuyên môn” là người ta có thể nói thao thao
bất tuyệt. Mà với người càng yêu công việc của mình thì cách nói của họ càng
khiến người nghe thấy thú vị hơn rất nhiều, đặc biệt là khi nói đến chuyện ẩm
thực.
Charly
là một người như thế, bởi như cô nói, “Mình theo nghề cung cấp thịt cho các
tiệm phở, ngày nào cũng phở phở nên bây giờ trong máu chắc cũng có phở.”
Đi
ăn một tô phở ngon
Trong
khi chờ tô phở được mang ra từ quán Phở 45 mới mở chưa đầy nửa năm trên đường
Garden Grove, Charly lấy chiếc chén nhỏ làm món nước chấm: 1 chút tương đen, 1
chút tương ớt, rắc lên tí tiêu và nặn vào ít chanh. Hòa chung tất cả lại với
nhau.
Hãy
thử nhúng miếng thịt bò “filet mignon” vào chén nước dùng như khi mình ăn “tả
pín lù” và cứ nhúng cho chín theo cách mình ăn.
Thử
chấm miếng thịt vào chén nước chấm vừa pha xem.
“Miếng
thịt tái khi được cắt vừa mỏng, thịt sẽ mềm, nhưng không mềm nhũn, mùi thịt bò
thơm nhưng không quá nồng để gây cho mình cảm giác gây gây, nước nhúng này vừa
đủ ấm thôi chứ không quá nóng, thành ra khi đưa miếng thịt vào miệng, dường như
vị ngọt chảy xuống cuống họng, không có cảm giác miếng thịt bị lã ra. Miếng
thịt tái chấm vào chén nước chấm vừa có chanh vừa có ớt vừa có tương, có tiêu
làm cho miếng thịt trở nên ngọt hơn nữa, khiến mình muốn ăn thêm một miếng
nữa.” Miếng thịt ngon ngọt đã nằm trong miệng, mà nghe thêm cách diễn tả của
Charly thì lại thấy nó trở nên ngon thêm một chút nữa.
Hãy
thử một miếng gầu. Tại sao miếng gầu ở đây thơm và giòn, trong khi nhiều tiệm
khác không được như vậy?
Người
chuyên nghiên cứu về các loại thịt có trong phở giảng giải, “Miếng thịt nào
cũng giống nhau nhưng cách dùng và cách cắt sẽ làm cho miếng thịt trở nên ngon
hay không ngon. Vì vậy có khi mình đi ăn thấy phở không ngon nhưng thịt thì
ngon. Khẩu vị mỗi người mỗi khác, nên tiệm phở đó được đánh giá là ngon hay
không là tùy ở mỗi khách hàng. Không nói ai hơn ai được hết.”
Nghe
rất có lý. Khẩu vị đâu ai giống ai.
Tô phở tái gầu của quán
Kimmy. Phở ngon tùy thuộc nhiều vào cách cắt thịt.
Có
lẽ Charly nói đúng, “Đi ăn nhiều rồi, Charly thấy phở mỗi chỗ đều khác nhau.
Charly thích mùi thơm của phở Pasteur, nó khác với Kimmy. Thích Kimmy vì thịt
cắt ngon. Thích phở Thanh Lịch vì mùi của nó hơi Bắc một chút. Mùi phở Charly
thích tùy theo ngày. Nên nếu phải nói phở nào ngon hơn thì chỉ có thể nói mỗi
người có một cách riêng, và phong cách này dẫn theo mỗi tiệm đều có khách hàng
trung thành của họ.”
Quả
thật, ngẫm lại thấy rõ ràng “Phở ngon tùy thuộc nhiều vào cách cắt thịt.
Thịt phải đủ độ mỏng để làm người ăn không bị ngán, không thấy chán. Cắt thịt
cũng quan trọng như cách nấu nước phở. Nước phở nấu bằng mỡ vàng sẽ bay mùi
thơm hơn.”
Cùng
một nơi cung cấp thịt, cùng những gia vị nấu phở nhưng 10 người nấu sẽ cho ra
10 vị phở khác nhau, dù là phở Nam hay phở Bắc. Tuy nhiên, tô phở nào được
người ta ưng ý, chọn lựa nhiều hơn hết? Thật khó có câu trả lời cho vừa ý tất
cả.
Và
sẽ không có tiệm phở nào tiết lộ cho khách hàng biết họ đã nấu nước phở bằng
xương loại nào, tái họ dùng là loại nào, nạm họ bán giá ra làm sao, và gầu, và
gân và sách. Bởi lẽ, đó là bí quyết.
Chỉ
biết rằng, ngay từ khởi đầu, Bravo Meat Co. nơi cung cấp thịt bò cho hơn 75%
các tiệm phở quanh vùng Little Saigon, chưa kể vùng Bắc California và Las
Vegas, đã biết phân loại thịt nào ra thịt đó, “nhìn vô biết miếng nạm biết nó
như thế nào, có có đủ vè hay ít vè, nhiều mỡ hay không mỡ... Và làm sao để cắt
ra một miếng thịt ngon, giữ thế nào cho thịt không hôi.”
Người
ta tìm đến với Bravo Meat Co. không chỉ vì nơi đây có thể xem như “One Stop
Shop” với đủ loại gia vị cho ra một nồi phở, từ thảo quả, quế, hồi, đinh hương,
hột ngò, muối, đường, bột ngọt, tương đen, tương đỏ, nước mắm, nước tương, bánh
phở,... mà đến đây, để còn được nghe Charly Châu phân tích về sự khác biệt của
các loại thịt làm nên một tô phở ngon như ý.
Sep
18, 2013
Các
ông, các bà "thợ nói" trên các đài phát thanh (radio station) của
người Việt ở OC ra rả quảng cáo cho phở bò KOBE
(cỡ $10-15/tô), nhưng theo bài báo này, tất cả quảng cáo thịt bò KOBE là xạo !!!! Chả có
bò KOBE
nào ...
Mar
01, 2013
Báo
mạng Việt Nam Plus dẫn lời một nhân chứng, cư dân Hà Nội là ông Trần Văn Hưng 39
tuổi nói rằng ông đã ăn phở Lò Ðúc suốt 20 năm qua. Ông cho biết: “Những người
bán hàng ở đây luôn cộc cằn với tôi. Nhưng tôi ...
Apr
16, 2011
Cuộc
hành trình truân chuyên của món phở truyền thống Việt Nam, từ Bắc vào Nam trong
cuộc di cư năm 1954 rồi theo chân người tỵ nạn sau năm 1975 sang đến Mỹ và đi
khắp thế giới, nay đang tiến vào một giai đoạn khác ...
Apr
15, 2011
Phở
đã xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp thế giới. Từ châu Âu như Pháp, Anh, Đức
cho đến châu Mỹ như Hoa Kỳ
, Canada , đi
đâu cũng thấy tiệm phở của người Việt. Riêng tại Mỹ có khoảng hơn 600 tiệm phở
Việt Nam , ...
May
15, 2011
Nước
ta có 3 miền, mỗi miền có những món ăn khác nhau: Người Bắc ăn phở, người Nam ăn hủ tiếu,
người Trung ăn bún bò. Nhìn chung như vậy. Dĩ nhiên vài nơi có những đặc sản
khác như Quảng Nam
có mì Quảng, Bình ...
Apr
06, 2012
Ngày
nay, nếu một sáng nào đó bạn muốn đổi món điểm tâm bằng cách chọn món bánh mì,
có nghĩa là bánh mì luôn được lưu trong bộ nhớ ẩm thực của bạn như món phở, hủ
tíu, bún bò . . . image. Xe bánh mì thường thấy ...
Jul
19, 2012
Càng
thú vị hơn nữa Las Vegas
là thành phố duy nhất mà bạn vừa có thể ăn phở vừa… cá độ. Dưới sự điều động
của chính chủ nhân tiệm phở 87 cũng là một bác sĩ hẳn hoi có bằng cấp đàng
hoàng nhưng hiện nay chị đã ...
Sep
30, 2013
Chính
tôi và gia đình tôi và nhà hàng xóm cũng phát hoảng khi đọc hàng tin trên hầu
hết các báo VN với cái tiêu đề "Người Hà Nội: Sáng phở thịt thối, trưa bún
chả hóa chất". image. Tô bún rêu cua vàng lườm này không do ...
Sep
18, 2013
Người
ta chỉ thường thấy quán phở, tiệm cơm, quán bún, hay bánh cuốn, cháo vịt. Chưa
ai nghe một quán ăn chuyên về mỗi món bánh canh, đặc biệt là ở xứ đa văn hóa,
đa sắc tộc này, cái gì cũng phải nhiều hàng nhiều ...
Jul
06, 2011
Chẳng
hiểu về nguyên do gì, món chửi này cũng manh nha hình thành, rồi biến tướng
quái dị ở một số quán phở, bún, cháo đêm ở Hà Nội. Từ quán bún lưỡi trên phố
Ngô Sỹ Liên, phở đêm Cầu Giấy, phở Bát Đàn, cháo ...
Sep
02, 2013
Với
món ăn, sự thiên vị đã quá hiển nhiên. Tôi sinh ở Quảng Nam, được ăn mì Quảng
từ nhỏ, rất lâu trước khi cầm đũa gắp những sợi phở hay bún bò Huế, mì và hủ
tiếu. Tôi ăn mì Quảng chủ yếu do mẹ hoặc bà con tôi nấu .
Sep
01, 2013
Tuy
không phổ biến ở Sài Gòn như các loại bún, miến, phở khác của Hà Nội, bún thang
cũng là một món ngon được nhiều người yêu thích. Ăn bún thang một lần rồi sẽ
nhớ mãi bát bún nhiều màu sắc, vị cay nồng của ớt, tỏi, ...
Mar
01, 2013
image.
Còn bán hủ tiếu, phở, bánh canh... thì đây, đủ hết. Một gói "hương
liệu" bò cho vào nồi nước sôi là có ngay thùng nước lèo thơm mùi thịt bò.
Đố vị khách nào phát hiện tô phở thơm lừng trước mặt có dùng hương liệu.
Sep
05, 2013
Sợi
hủ tiếu của người Tiều không khác gì sợi hủ tiếu cá hay bánh phở Bắc thường
thấy. image. Đây là món ăn rất độc đáo, bạn có thể đếm được gần 20 loại gia vị
khác nhau trong một bát hủ tiếu như đậu phộng, vừng, tỏi, ớt, ...
Feb
28, 2013
Tô
phở, dĩa cơm, hộp xôi đều mắc tiền hơn một ổ bánh mì thịt. Nhưng cũng có những
người lúc túi tiền quá eo hẹp, họ ăn bánh mì không xịt xì dầu hay rắc muối tiêu
cho qua bữa. Thành ra, cũng có người lâu lâu lại thèm ăn ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.