http://baomai.blogspot.com/
BaoMai
BaoMai
Quán cháo sáng đông nghẹt khách không còn một chỗ trống, có người không tìm được chỗ ngồi đành bê tô cháo đứng chờ để người khác ăn xong rồi thế chỗ. Kỳ lạ thay, lẫn trong tiếng loang choang của bát đĩa, xoong nồi là tiếng chửi xoe xóe của bà chủ mặt đỏ phừng phừng. Bà ta rủa xả bới móc một cách bài bản, đôi khi rất độc địa và đặc biệt… những lời đó là bà ta chửi khách. Và cứ như vậy, chủ quán thì chửi thật lực, khách thì vẫn “ngoan ngoãn” ngồi ăn… đôi lúc còn “nhoẻn cười” hiền lành. Ở Hà Nội đang tồn tại vô khối những quán ăn kỳ quặc như thế.
Cháo chửi danh bất hư truyền. Xin bắt đầu bằng một đoạn “hội thoại” sau đây tại quán cháo sáng trong con hẻm nhỏ trên phố Nguyễn Như Đổ. “Ôi, cháo ở đây đắt nhỉ, có một bát cỏn con mà bà tính tới 30.000 đồng”, người thanh niên vừa móc ví trả tiền, vừa phàn nàn. Bà chủ quán đang nhanh tay múc cháo cho khách, nghe thế liền khựng lại, đổ toẹt bát cháo vào nồi, quắc mắt thách thức:
“Giá cả ở đây thế, ăn không nổi thì biến, đây không thiết”.
Người khách giật mình tròn mắt nhìn bà chủ, gương mặt đỏ ửng vì xấu hổ. Anh cự lại, giọng đã bắt đầu gay gắt:
“Cháu chỉ nói thế thôi chứ có lằng nhằng tiền nong gì đâu mà bà to tiếng”.
Tưởng thế là đã xong, ai ngờ, bà chủ tiếp tục “xả”:
“Thế mà còn không lằng nhằng à, nếu anh không có đủ tiền thì tôi cho luôn, lần sau đừng vác mặt đến đây nữa nhé, nhìn lịch sự thế kia hóa ra cũng là đồ giẻ rách”.
Hình minh họa
Đến giờ thì anh chàng thực sự “kinh hãi”. Anh trợn mắt định nói một câu gì đó nhưng rồi lại thôi, rút phắt tiền trả rồi đi thẳng. Quán vẫn đông nườm nượp khách vào ra, trật tự và ngăn nắp. Chỉ có tiếng bà chủ già ngồi sau nồi cháo nghi ngút khói cứ luôn miệng nhiếc móc. Bà Mễ vừa múc cháo cho khách, vừa luôn miệng chửi bới. Các cụ xưa thường dạy rằng, “trời đánh tránh miếng ăn”, nghĩa là dù có thế nào đi chăng nữa thì lúc ăn uống, nên để không khí vui vẻ. Người Hà Nội, với lịch sử lâu đời đã mang trong mình những nét truyền thống tinh hoa của văn hóa ẩm thực. Người ta ăn không phải để no bụng mà ăn uống còn là thú thưởng thức. Những quán ăn mở ra để phục vụ thực khách thì phải coi trọng và làm cho khách nhớ nhà hàng. Nhưng, ở Hà Nội, đâu đó trên những con phố cổ ngàn năm, những gánh hàng rong vỉa hè đá xanh đang tồn tại một thứ văn hóa ăn uống kỳ lạ: vừa ăn vừa nghe chửi. Có nhiều “thể loại” chửi đang hàng ngày diễn ra tại những quán ăn kỳ quặc này. Có bà chủ thì chửi nhân viên, có bà lại mắng khách xơi xơi, có bà lại thích chửi đổng, chẳng nhằm vào ai… Vừa rà xe máy đến quán cháo trên phố Nhà Thờ mà nhiều người vẫn kháo nhau rằng: “Có bà chủ chửi hay nhất Hà Nội”, tôi đã phải nghe những lời rủa xả của bà với anh chàng trót chê bát cháo đắt.
Tôi rụt rè hỏi:
“Để xe ở đâu được hả bà?”.
Bà chủ vẫn chăm chăm vào bát cháo, nói như quát:
“Chỗ để xe chỉ có thế thôi, muốn để đâu thì để, nếu không còn chỗ thì để lên mái nhà này này”.
Vừa dựa vào chiếc ghế nhựa, tôi như dựng người dậy bởi tiếng quát:
“Anh kia, ăn gì thì gọi rồi bê vào chứ, định bắt người ta hầu tận mồm à”.
Hình minh họa
Đến giờ thì tôi thực sự hoảng vì cung cách phục vụ có một không hai này. Mấy người khách vào sau hỏi menu món ăn liền bị bà chủ “dằn mặt”:
“Ở đây già tôi chỉ có mỗi cháo gà thôi, ăn được thì ăn, không ăn được thì bước”.
Tôi run rẩy bê bát cháo, miệng im thít không dám nói nửa lời, thỉnh thoảng lại giật mình thon thót tiếng chửi mắng choang choác vang lên. Có người vô ý vứt giấy lau miệng xuống sàn, bà “xỉa” ngay:
“Trông người thì có văn hóa mà sao vô văn hóa nhỉ”.
Người nào ăn chậm, ngồi lâu uống trà, bà nhắc ngay:
“Ăn mỗi bát cháo mà ngồi lâu thế, định mọc rễ ở đó à”.
Có cô gái trẻ ăn vận lịch sự bước vào, khi ăn xong gọi tiếp hai xuất nữa mang về. Cô dặn thêm:
“Bà cho nhạt đi một chút, hôm trước hơi mặn ạ”.
Bà chủ nghe thế, ngửa mặt, trợn mắt:
“Mồm cô làm sao thế, trăm vạn người ăn có ai kêu ca gì đâu mà cô kêu mặn, nếu không ăn được thì lần sau đừng vác mặt đến nữa nhé”.
Cô gái còn đang lúng búng định giải thích thì bà chủ đổ toẹt luôn hai bát cháo vào nồi:
“Thôi, tôi không bán nữa, bán cho cô có ngày tôi sập tiệm”.
Chửi cứ chửi, ăn vẫn ăn Bà chủ kiêu căng, tục tĩu như thế nhưng điều kỳ lạ là khách khứa vẫn nườm nượp vào ra, giờ cao điểm không có chỗ ngồi, khách phải bê ghế nhựa ngồi tràn ra vỉa hè, ngay sát mép cống. Chị Thùy, nhà ở đường Phan Đình Phùng thì thầm kể:
“Lần đầu tiên vào ăn quán này, tôi suýt sặc vì nghe những lời nhiếc móc, xúc xiểm. Nhưng ăn ở đây vừa ngon vừa rẻ lại gần nhà nên hay tiện đường ghé vào, lâu dần trở thành quen, giờ thì vô cảm rồi. Bà ta chửi ai thì chửi, miễn đừng đụng đến mình là được”.
Nhiều người hiếu kỳ, muốn được tận mắt chứng kiến kiểu ăn uống quái gở này, nhưng họ đã không chịu nổi nhiệt, ăn một lần rồi thề không bao giờ quay lại. Có người mới ăn lần đầu, “choáng nặng” trước cung cách phục vụ nên cự lại. Bà chủ được thể, chửi càng hăng, càng tục. Khách cũng chẳng vừa, lôi hết vốn liếng đáp lại. Có nhiều hôm, quán ăn ồn ã tiếng cãi vã như vỡ chợ. Chị Hòa, con cái cả của bà Mễ cũng đã ngoài 40 tuổi. Chị cũng nối nghiệp gia đình, mở một quán bán cháo gà gia truyền gần đó. Chị kể: “Mẹ tôi quê gốc Nam Định, lấy chồng rồi theo chồng lên đây sinh cơ lập nghiệp. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, quán cháo gà bây giờ chỉ là gánh hàng rong vỉa hè gần cổng chợ Đồng Xuân. Hồi đó, cuộc sống chưa no đủ như bây giờ, món cháo gà vỉa hè giá rẻ ấy trở thành đặc sản của dân lao động ngoại tỉnh”.
Bà Mễ tục tằn, bộc trực theo kiểu nông dân, gặp đâu chửi đó, lại chửi rất tục, có bài hẳn hoi nhưng chửi xong quên ngay. Những người đến ăn cháo đều là dân lao động nghèo khó, quen vạ vật nên bạ đâu ngồi đó, ăn chịu rồi quỵt tiền triền miên. Bà Mễ chửi nhiều thành quen miệng. Bây giờ ngoài món cháo chính, khách hàng còn được khuyến mại thêm “món chửi”. Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ cũng đồn xa, gánh cháo gà thời ấy đã trở thành một địa chỉ ăn uống quen thuộc của nhiều người. Có thời điểm khách đến đông quá, bà Mễ đành văng tục để đuổi bớt khách đi. Khách chẳng những không đi mà lại càng đông hơn, bà Mễ chửi bới lại càng hăng máu hơn.
Có lần, bà Mễ chửi phải đám thanh niên côn đồ, chúng chửi lại không nổi liền cầm gạch đá đập vỡ hết bát đĩa, tủ hàng. Chị Hòa kể: “Chúng còn đánh bà phải nằm viện mất mấy tuần. Sau lần đó, tưởng bà hãi quá mà bỏ thói quen chửi khách nhưng bà vẫn chứng nào tật đó”.
Biến tướng món ăn kỳ quặc. Chẳng hiểu về nguyên do gì, món chửi này cũng manh nha hình thành, rồi biến tướng quái dị ở một số quán phở, bún, cháo đêm ở Hà Nội. Từ quán bún lưỡi trên phố Ngô Sỹ Liên, phở đêm Cầu Giấy, phở Bát Đàn, cháo Nguyễn Như Đổ. Họ chửi tục tĩu hơn, vô văn hóa hơn và ngày càng đông khách hơn. Những kiểu chửi này tạo thành một thứ mốt để hút khách, làm cho khách nhớ mà quay lại. Họ phát hiện ra một quy luật ngược đời: “Lượng khách vì bị nghe chửi mà bỏ quán ít hơn nhiều lượng khách bị nghe chửi nhưng vẫn mặt dày quay lại”. Để giảm bớt sức nóng cho khách, nhiều chủ quán quay sang chửi nhân viên. Quán bún lưỡi trên phố Ngô Sỹ Liên là một dạng như thế. Chủ quán mặt bóng nhẫy, tầm 50 tuổi, quê gốc Hà Tây cũ. Mấy cháu nhân viên dáng vẻ quê mùa sau mỗi câu chửi của bà chủ thì quắn chân lên mà chạy, không dám cãi một lời. Tôi có may mắn được chứng kiến nhiều lần kiểu “trị” nhân viên.
Hình minh họa
Một bận, chẳng hiểu có việc gì mà một cô bé đến muộn, bà chủ gọi lại, cầm con dao bầu “chém gió” trước mặt, miệng năm miệng mười:
“Mày ở nhà chôn bố mày hay sao mà giờ mới vác thớt đến. Không làm nữa thì biến, đừng để tao ngứa mắt”.
Con bé cúi mặt cun cút đi bê cháo. Chạy chậm một chút để khách giục là bà hét tướng lên:
“Con chết đâm chết chém kia, mày ăn phải cái gì mà ì ra đó, sao lúc giai gọi thì mày chạy nhanh thế hả con”.
Khuôn mặt bà chủ góc cạnh, tiếng chửi nghe đến chói tai. Tranh thủ lúc vãn khách tôi hỏi một bé gái chừng 15 tuổi, khuôn mặt đen nhẻm đang hí húi rửa bát:
“Bà chủ chửi ghê thế, sao không kiếm chỗ khác làm hả cháu”.
Câu trả lời của nó làm tôi bất ngờ:
“Bà ấy cố tình chửi thế để khách nghe cho vui thôi, bọn cháu nghe mãi quen rồi”.
Tôi ngẩn người suy nghĩ: “Mấy đứa nhân viên nhà quê nghèo khổ kia đang trở thành công cụ cho cái thú ẩm thực kinh dị của rất nhiều người”.
Cùng nhau bài trừ. Nhẹ nhàng hơn những kiểu chửi bới, lăng mạ ấy, nhiều quán ăn hiện nay thấy mình đông khách, có uy tín một chút là quay ra kiêu căng, thái độ với khách rất khó chịu. Khách ăn uống trả tiền đàng hoàng, nhưng có cảm giác như thể phải đi xin ăn. Họ cằn nhằn, văng tục với nhau ngay trước mặt những cụ già lớn tuổi. Nói về những quán ăn với những chiêu hút khách kiểu “hạ tiện” nêu trên, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, một người đã có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Hà Nội cho biết:
“Những quán ăn này manh nha phát triển tại Hà Nội mấy năm nay. Những kiểu quán ăn như thế rất vô văn hóa, không chấp nhận được. Dù thế nào đi nữa thì với một quán ăn, khách chính là ân nhân, đem lợi nhuận cho chủ quán, đáng lẽ họ phải tri ân khách phục vụ khách tốt hơn để lần sau còn quay lại”.
Đáng tiếc là nhiều người vì ham rẻ, vì tò mò, vì văn hóa ăn uống còn hạn chế nên vô tình cổ xúy cho những kiểu ăn uống này. Điều đó gây nên ấn tượng xấu cho khách khứa bốn phương về thăm Hà Nội. Theo ông Nguyễn Vinh Phúc, chúng ta nên tẩy chay họ, lần sau không đến nữa và rủ nhiều người cùng tẩy chay. Chỉ cần lượng khách giảm đi, túi tiền bị ảnh hưởng thì chắc chắn họ sẽ phải hành xử có văn hóa hơn.
Vũ Minh Tiến
Mắng chửi làm… thương hiệu
Văn hoá phục vụ kiểu Hà Nội
Bà chủ hàng phở gà trên phố Lương Văn Can có thể thét mắng bất cứ khách hàng lơ ngơ nào.
Chỉ có ở Hà Nội người ta mới hào hứng đi ăn cháo chửi. Chỉ có ở Hà Nội người ta mới xếp hàng chờ đến lượt chan tô phở. Chỉ có ở Hà Nội người ta mới chịu cứng thái độ tiền có trao thì cháo tao mới múc.
Đấy mới chỉ là một trong rất nhiều những thói quen khó hiểu đầy sự chịu đựng của người Hà Nội. Nhưng đã đến lúc bắt buộc phải nhìn lại văn hoá phục vụ tại Hà Nội.
Nhìn cảnh người ăn phở tay giơ cao tiền mặt, đứng kiên nhẫn xếp hàng ăn phở trên phố Bát Đàn, Nhà Chung mới thấy thật thương. Cô “mậu dịch viên” áo blouse trắng, mặt hoa da phấn mà lạnh như tiền, không tiếc câu chuyện phiếm với nhau cứ nhìn tiền khách mà làm phở.
Người ăn ngoan ngoãn tự bưng phần ăn của mình tìm chỗ ngồi. Nếu ăn chua muốn xin thêm một phần tư miếng chanh là y như rằng bị mắng cho xơi xơi vào mặt - ăn gì mà chua thế, vắt gì mà dối thế…
Cũng ăn phở trên Lò Đúc còn khối chuyện bi hài. Nếu không biết ngồi yên một chỗ, gọi phục vụ một tô phở là y rằng bị mấy cô cậu mặt non choẹt mắng vào mặt. Ăn phở tái lăn ở đây không trình tiền ra trước là đừng hòng có phở mà ăn. Nhiều khách muốn có miếng chanh tươi ăn kèm ư, đừng hòng, ở đây chỉ có giấm thôi nhé...
Ở Hà Nội nó vậy, phở nhà này ngon có tiếng, ăn không ăn thì biến. Có khối người bởi thế mà cứ cắm đầu mà ăn, không “dám” ngo ngoe thêm tiếng nào.
Chuyện truyền tai ở Hà Nội rằng cũng đã có ông tướng tay điện thoại cho “ông nhớn” tay kia cầm một viên gạch lề đường thả tõm vào nồi nước lèo hàng bánh đa nổi tiếng: ngon, đông khách, cô chủ chửi như hát hay và tính tiền điêu như thói quen. Nghe đâu, cô hàng đanh đá hôm đó đau tái mặt, miệng như bị khâu vì gặp phải ông tướng con coi trời bằng vung…
Dân tình nghe đến sướng, mấy hàng cháo chửi, bún chửi, bánh đa chửi cứ phải gặp mấy tướng con này. Để bớt đi cái “tự hào” phát gớm, miệng phun cả thúng từ ngữ vỉa hè xó chợ, đầu cứ đinh ninh miếng ăn ngon thì ai thèm ắt phải chịu.
Cái trò vui ăn hàng hành xác hành tai này đã đến lúc tàn dư là vừa. Hà Nội ngày càng thay đổi. Có quá nhiều những thay đổi dần dần trong văn hoá phục vụ mà nếu không để ý thì cũng khó nhận ra. Quán cà phê Paloma ở ngã tư đẹp bậc nhất Hàng Bài - Lý Thường Kiệt thuở nào “lừng danh” vì cung cách phục vụ rất bao cấp là không nói năng - không cười - không tiễn khách, nay đã bị cạnh tranh bằng cả con phố Lý Thường Kiệt hàng chục cà phê kiểu mới. Paloma nay đã bị thay thế bằng một quán khác, chẳng cần cải tiến gì nhiều chỉ cần thay đổi thái độ phục vụ thực khách là có thể tìm vị trí xứng đáng…
Bây giờ không thể kể một lúc là hết những quán cà phê, nhà hàng kiểu mới. Các thương hiệu quán xá Bắc Nam cũng phổ biến toàn thành. Phở truyền thống Hà Nội cũng bị cạnh tranh sát sườn với chuỗi nhà hàng Phở 24, phở Vuông sáng choang sạch sẽ…
Một nhà hàng, cà phê mới nào mở ra, việc đầu tiên của ông chủ là đào tạo nhân viên phục vụ. Thay đổi nhiều rồi. Thay đổi để nhân viên nào cũng biết mỉm cười, biết đứng xa im lặng khi khách hàng trò chuyện, biết cảm ơn khi khách rút ví trả tiền, biết mở cửa đỡ đồ giùm phụ nữ… Xã hội hiện đại dù giữ truyền thống nhiều đến đâu, cũng chả cần thiết phải giữ những bà chủ sẵn sàng chống nạnh phun vào mặt thực khách những lời khó nghe…Hàng “cháo chửi” khét tiếng của bà Mỹ ở Lý Quốc Sư nay đã hoà nhã với khách ít nhiều.
Việt Báo
Đi ăn bún "mắng", cháo "chửi"
Xếp hàng chờ đến lượt mua phở ở Bát Đàn
Đã đến quán bún “mắng", không ai quên giọng điệu “thánh thót” của bà chủ: “Để xe kiểu gì vậy? Ăn thì để xe cho gọn vào không thì về luôn đi”.
Chủ chửi cứ chửi, xung quanh, khách lẳng lặng ăn, người đợi cũng lẳng lặng đợi, không nói lấy một lời.
Từ lâu, người dân Hà Nội vẫn thường truyền tai nhau câu chuyện về quán bún nằm sâu trong chợ Ngô Sĩ Liên chỉ bán từ 11 giờ đến 15 giờ hằng ngày nhưng vẫn nườm nượp khách ra vào.
Đây thực chất là một quán bún lâu năm, với món đặc sản nghe đã thấy lạ: Bún lưỡi!
Hương vị của “lưỡi”
Bún lưỡi Hà Nội có vị ngọt của lưỡi heo ninh, mùi thơm của lưỡi vừa chín đến độ vẫn dẻo mà lại không dai.
Màu nước bún đỏ dịu của cà chua; một nhúm bún đã chần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát lưỡi điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, vài cọng rau thơm, một ít dọc mùng xanh, lại thêm giấm, ớt hoặc chanh và hạt tiêu xay... nên dù giá bán 15.000 đồng/bát nhưng món bún này vẫn đông khách.
Thế nhưng, bún lưỡi không nổi tiếng bởi hương vị mà yếu tố tạo nên thương hiệu cho quán chính là thái độ phục vụ rất đỗi “chợ búa” của chủ quán và nhân viên.
Đã đến quán, không ai quên giọng điệu “thánh thót” của bà chủ: “Để xe kiểu gì vậy? Ăn thì để xe cho gọn vào không thì về luôn đi”. Chủ chửi cứ chửi, xung quanh, khách lẳng lặng ăn, người đợi cũng lẳng lặng đợi, không nói lấy một lời.
Hai người khách mới bước vào, đang loay hoay tìm chỗ đã bị bà chủ “rèn luyện tinh thần”: “Đừng đứng chổng mông vào mặt người khác như thế, gọi gì gọi luôn đi, không có hết là nhịn đấy! Ăn gì?”. Chỉ thấy người con gái trả lời lí nhí: “Cho hai bát bún lưỡi” rồi lẳng lặng đi vào phía góc quán.
Khách đến đây đều phải cố gắng không để ý đến những giác quan không cần thiết chỉ tập trung vào khứu giác và vị giác. Thấy mang nhầm thức ăn, nhiều người cũng không dám thắc mắc, đành ráng ăn cho xong.
Ngay cả khi tính tiền, bà chủ cũng làm cho không ít khách hàng sợ xanh mặt: “Có 15.000 đồng một bát thôi! Chị ăn mấy bát thì cứ nhân lên mà trả tiền”.
“Đặc sản” kinh người
Đông khách không thua kém gì bún “mắng” Ngô Sĩ Liên, cháo “chửi” Nhà Thờ cũng được rất nhiều người biết đến. Bà chủ ở đây không chửi khách mà chửi nhân viên. Từ tờ mờ sáng cho đến tận đêm khuya, nơi đây ầm ĩ tiếng mắng, chửi.
Anh giữ xe của quán - tâm sự: “Bà chủ khỏe lắm, ra rả từ sáng đến đêm mà không biết mệt, hễ có mặt ở quán là chửi, đang ăn cũng chửi, mắt xem vô tuyến mồm cũng không quên chửi...”
Nghe bà chủ chửi nhân viên, khách lạ thì cau mặt, khách quen thì cười tủm tỉm cho đây là một “đặc sản”.
Cái đặc sản rất riêng của những quán ăn như vậy có thể xem là một chiêu trong việc thu hút thực khách. Từ hai “thương hiệu” này, trong phạm vi thủ đô Hà Nội, lần lượt những quán ăn ngon, học nhau tạo nên một phong trào mang tên “văn hóa chửi” phần nào đã gây ác cảm với du khách mỗi khi đặt chân đến Hà Nội.
Nhiều thực khách khi đã trót bước chân vào quán không khỏi ái ngại, lẩm bẩm: “Biết thế này khỏi đến, dù ngon đến đâu cũng không bao giờ quay lại”.
Đáng lo ngại là các quán ăn ở đất Hà thành đang rộ lên “phong trào” quảng bá thương hiệu hàng ăn bằng “văn hóa chửi”, gây ác cảm cho không ít du khách đến Hà Nội...
Người Lao Động
Bún 'mắng', cháo 'chửi', phở xếp hàng, bia hơi tem phiếu có vẻ không lạ lẫm với nhiều người sống ở Hà Nội. Khách hàng vẫn đến ăn nườm nượp, còn chủ nhân của nó vẫn làm ăn phát đạt...
Miếng ăn, miếng chửi
Ngồi quán bún ở 57 ngõ Ngô Sỹ Liên, nghe chủ quán mắng khách té tát vì những chuyện chẳng đâu vào đâu, tôi bỗng co rúm người lại, chỉnh đốn mọi hành vi, lời ăn tiếng nói để… không bị chửi mắng. Trưa nắng như thiêu đốt vậy mà quán vẫn chật cứng người. Bát bún ba chục nghìn mà có tới gần chục miếng thịt chân giò to tướng, rất đầy đặn.
“Cháu đã bảo đừng chan nước béo rồi mà!”- Cô bé ngồi cách tôi một bàn kêu lên như than phiền. “Nước dùng béo hay gầy về nhà mà ăn, đây chỉ có thế thôi. Không ăn thì biến cho rộng chỗ!”. Bà chủ quán vừa xóc bún vừa liếc xéo ra mắng khách. Ánh mắt và lời nói như những mũi tên bay phần phật về phía cô gái, làm tôi cũng rát mặt như bị ném cát. Cô bé ngồi cạnh tôi bị mắng nhưng không dám cãi, chỉ lẩm bẩm: “Ăn uống mất tiền mà cứ như đi ăn xin”
Ngày hôm sau, lựa lúc vắng khách nhất, khoảng 17h, tôi lại mò đến quán bún mắng để hỏi chuyện bà chủ quán tên Thảo.
“Cô ơi, người ta bảo quán của cô là quán bún chửi, nhưng cháu đã ăn ở đây mấy lần mà chẳng được chửi lần nào”. Được lời như cởi tấm lòng, bà Thảo trút bầu tâm sự: “Đấy, đấy…có phải ai tôi cũng mắng chửi đâu. Mình làm dâu trăm họ, muốn chiều khách lắm chứ. Như cậu đây thì tôi chửi thế nào được. Cậu gọi một bát móng giò, một chai bia, tôi chửi vào chỗ nào.
Tôi chửi vô lý, khách hàng nghiêm chỉnh người ta không đấm cho ấy à. Nhưng mà, có những người õng ẹo, hoạnh hoẹ đủ thứ cơ. Lúc đang đông khách mà cứ đòi hỏi cái này cái nọ, vào sau lại đòi ăn trước, bố đứa nào chịu được. Thế tôi chẳng chửi cho à.
Hôm nọ có hai con õng ẹo vào ăn, bảo vào trong nhà ngồi nhưng cứ đòi ngồi ra đường… Chắc là sợ mất xe! Tôi đuổi thẳng cổ: Không vào trong thì biến ngay! Hôm qua, cũng có hai đứa con gái, vào ăn bún lại đòi cho cháu hai cốc trà đá trước. Khách thì đông, chưa ăn đã đòi uống, tôi bảo: Thôi khỏi uống, khỏi ăn gì, mời hai cô ra cho tôi bán hàng!”.
Bà Thảo cho biết, bà đã bán bún ở chợ Ngô Sỹ Liên hơn ba chục năm nay, không biển hiệu. Ngày nào cũng mở cửa từ lúc 11h30 và đóng cửa lúc 19h30. Về chuyện thương hiệu “bún mắng”, bà Thảo bảo chẳng biết ai đặt cho nhưng bà không muốn cái tiếng ấy.
“Chửi mắng nó già người đi chứ. Nhưng mình làm thật ăn thật, bỏ sức lao động ra để kiếm chút lời, mình không luỵ ai cả. Mọi người vẫn bảo khách hàng là thượng đế, họ bỏ tiền ra thì phải được phục vụ đến tận răng, nhưng tôi thì khác, không bán cũng được, chứ không thể đáp ứng những yêu cầu quá đáng hoặc hoạnh họe ra vẻ ta đây… Cứ vớ vẩn đòi hỏi là tôi đuổi” - bà Thảo nói.
Ở quán phở phố Bát Đàn, cũng giống như bia “bao cấp” ở số 115 Quán Thánh, đều phải xếp hàng theo thứ tự và tự tìm chỗ ngồi, có điểm khác là bia bao cấp còn phải mua “phiếu dịch vụ” sau đó mới ra xếp hàng chờ lấy bia. Sáng đó, có vị khách lạ không biết lệ, cứ vắt chân chữ ngũ gọi lớn: “Cho 1 bát phở”. Sau cả chục phút chờ, không ai nói gì, ông khách bực mình gọi lại, liền bị quát ầm ĩ: “Ăn thì ra xếp hàng, tự bưng chứ ai hầu đến tận mồm!”.
Ông khách choáng quá, cứ ngồi thừ ra, chẳng nói được câu nào, mãi sau mới bẽn lẽn ra xếp hàng. Ăn xong, dù thừa nhận phở có ngon thật nhưng cũng đành thốt lên: “Từ nay tôi cạch đến già/Tôi chẳng dám đến hàng bà nữa đâu!”. Thế nhưng nhiều người vẫn nhẫn nại, thản nhiên cười hề hề khi xếp hàng, trả tiền trước để được nhận tô phở rồi tự tìm chỗ ngồi ăn.
Mắng chửi làm… thương hiệu
Bạn tôi tên N., một người rất tỉ mỉ trong ăn uống, tuần nào cũng mò lên quán phở Bát Đàn. Thường thì vào thứ bảy, nhưng cũng có tuần nổi cơn thèm N. phóng xe từ nhà ở phố Chùa Bộc lên Bát Đàn mất cả nửa tiếng đồng hồ, sẵn sàng chờ đợi vài chục phút nữa để hưởng cái hương vị của phở. N. bảo, xếp hàng thì có làm sao, tự bưng bê thì cũng có làm sao đâu? Mấu chốt là đồ ăn có ngon hay không! “Tớ sợ nhất là phục vụ chu đáo nhưng đồ ăn lại dở ẹc, tính tiền thì cắt cổ”.
Trên phố Nhà Thờ, quán cháo gà của bà M., cũng nổi tiếng với thương hiệu cháo “chửi”. Bà chủ này có thể chửi khách, chửi nhân viên từ sáng tới khuya. Chuyện kể rằng, có lần gặp vị khách Sài Gòn, vừa chê cháo nhạt, anh xin thêm chút muối, liền bị bà M. chửi cho te tua: “Mặn nhạt cái gì, cả trăm người có ai chê đâu. Không ăn thì biến”. Quá sốc, vị khách cầm cả tô cháo đổ xuống rãnh vỉa hẻ, rồi anh vứt trả cả tờ 50 ngàn đồng.
Quá bất ngờ, bà M. không nói thêm được lời nào. Nhưng sau lần ấy, bà M. vẫn không bỏ được tật chửi khách. Cho đến một lần bán đêm, gặp đúng nhóm thanh niên đi bụi, khách vừa xin thêm mấy cọng hành, liền bị bà M. chửi, cả nhóm thanh niên bỏ cháo, phá cả cửa hàng. Từ đó, người ta thấy bà M. ít chửi khách hơn. Bà chuyển sang chửi nhân viên ra rả cả ngày. Nhưng lạ, khách vẫn đến đông.
Người Việt mình luôn thích chen nhau chỗ chật thì phải. Một thói quen xếp hàng thời bao cấp còn lưu luyến chăng? Quán nào càng đông đúc người ta càng lao đến, càng chào mời thì lại… chạy xa. Nơi chủ quán vừa mắng chửi vừa bán hàng mà vẫn đông khách chứng tỏ đồ ăn thức uống phải ngon thì chủ quán mới dám cất lời mắng nhiếc thượng đế. Dường như, càng quát mắng, càng quen mồm quen miệng bỗng thành… tiếng lành đồn xa, khách ngày càng đến đông hơn.
(Theo Tiền phong)
DUNG LA CAI DAN BAC KY NGU! CHUI NHU CHO MA VAN VAT DAU CHO VAO AN!
ReplyDeleteÔi HN,ra đó chán bỏ mẹ,cứ tưởng đất ngàn 5 văn hiến là ngon.Ra đó mang nhục về nhà
ReplyDelete