Tuesday, July 12, 2011

TƯƠNG LAI CỦA TRUNG HOA VỀ ĐÂU?

image


Không biết các nhà lý luận đại tài của đảng cộng sản Việt Nam - những người chuyên nghĩ ra trăm mưu nghìn kế để cai trị dân Việt đương đại - nghĩ gì về thế giới trong gần 70 năm qua? Riêng tôi, tôi lại nhìn toàn cầu từ ngày có hiệp định Bretton Woods chỉ là một ván bài. Trong đó chủ sòng bài là Hoa Kỳ, các nước còn lại là những con bạc khát nước.

Ngược dòng lịch sử, khi nước Mỹ chiếm thị trường tiêu thụ toàn cầu hơn 50% và chỉ chưa đầy 200 triệu dân, nhưng họ tiêu thụ hơn 60% sản phẩm toàn cầu. Họ đã buộc người Anh phải chuyển quyền lãnh đạo tài chính toàn cầu bằng hiệp định Bretton Woods vào năm 1944. Từ việc đồng bảng Anh và thị trường chứng khoán Luân Đôn là trung tâm tài chính thế giới, sau hiệp định Bretton Woods, New York và đồng đô la Mỹ trở thành ông chủ tài chính toàn cầu.

image

Từ đó đến nay với sự lãnh đạo của một nền kinh tế thị trường tự do, cứ khoảng 7-10 năm thì tài chính thế giới lại có một cơn khủng hoảng. Đó còn gọi là chu kỳ khủng hoảng kinh tế do lòng tham của con người làm nên cung lớn hơn cầu. Nhưng tất cả những đợt khủng hoảng chỉ là hiện tượng và hậu quả của một nguyên nhân có tính bản chất, tất nhiên đằng sau là ông chủ Mỹ chia bài tốt xấu cho từng con bạc khát nước nào mà ông muốn phân chia.

image

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, những hiệp ước và hội đồng bảo an Liện Hiệp Quốc ra đời. Một số nước cựu thù trở thành đồng minh và ngược lại đối với Mỹ. Hai cựu thù trong chiến tranh thế giới II ở châu Âu là Đức, và châu Á là Nhật đã được người Mỹ chia cho những quân bài tốt. Chỉ sau 20 năm, hai cường quốc Đức - Nhật bắt đầu muốn cạnh tranh quyền lãnh đạo toàn cầu độc tôn của Mỹ.

image

Họ phá vỡ hiệp định Bretton Woods. Buộc lòng Mỹ phải phá bỏ bản vị vàng đối với đồng đô la. Và các lá bài được chia lại cho các đối tác khác phù hợp hơn trong tình hình mới.

Họ đã làm gì?
Với cái bắt tay lịch sử giữa ông Nixon và ông Mao vào năm 1972, các con bài tốt bắt đầu chuyển từ Châu Âu và Nhật sang cho Trung Hoa. Ván bài ấy để lại nhiều biến cố cho lịch sử nhân loại: thành trì ngăn chặn làn sóng cộng sản thế giới ở miền Nam Việt Nam bị giỡ bỏ. Gần 20 năm sau bức tường Bá Linh sụp đổ kéo theo sự sụp đổ cái nôi chủ nghĩa Cộng Sản. Nhưng một đầu tàu nửa chủ nghĩa cộng sản pha tạp với nửa chủ nghĩa tư bản theo kiểu cực đoan - Trung Hoa - bừng tỉnh. bằng vào hơn 50% tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng, và 80% thị trường tiêu thụ hàng gia dụng văn phòng. Trung Hoa hiện đang là một con bạc đang thắng lớn, cũng giống nhự Đức và Nhật những năm 1970s.
Khi Trung Hoa bừng tỉnh như hôm nay, họ bắt đầu dùng chiêu bài cũ của Đức và Nhật và hơn thế nữa. Chiêu bài của Trung Hoa ngày nay có 2 việc lớn. Thứ nhất là muốn đồng Yuan của họ có tiếng nói trong việc lãnh đạo tài chính toàn cầu. Thứ hai là, muốn ăn chia quyền lãnh đạo toàn cầu về cả an ninh quốc phòng thế giới như một đại gia. Song Trung Hoa có thể thực hiện được điều ấy không? Tôi cho rằng không vì:

image

Từ khoảng 10 năm nay, các đại gia tài phiệt Mỹ đã bắt đầu rục rịch chia bài sang các nước nhược tiểu khác như: Hàn Quốc, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Mã Lai, Thái Lan, Indonesia... và trong đó có cả Việt Nam. Nếu các nước này biết chớp lấy thời cơ thì chỉ trong vòng một thập niên tới sẽ trở nên hùng cường. Khi các nước trong vùng Đông Nam Á còn chậm chân để bắt lấy cơ hội thì Hàn Quốc và một số nước Trung và Nam Mỹ đã bắt đầu trở thành là thành viên của G-20 để bàn định chuyện toàn cầu.

image

Những quân bài bị rút ra khỏi Trung Hoa sẽ là thảm họa cho đất nước đông dân nhất thế giới. Thất nghiệp vì mất công ăn việc làm do các tổng công ty liên quốc ra rũ áo ra đi. Bao vây năng lượng khoáng sản sẽ làm thiếu hụt nhiên liệu cho phát triển. Ý thức toàn cầu phòng vệ dùng hàng nhiều độc hại của Trung Hoa sẽ dần làm cho sản xuất nội địa Trung Hoa đình đốn. Và một số chiêu mà cách đây chỉ hơn 10 năm người Nhật đã mắc bẫy người Mỹ khi bỏ tiền ra mua bonds chính phủ Mỹ và các tập đoàn đình đám của Mỹ để rồi khi người Mỹ đánh rớt giá trị, thì tiền mất mà tật lại mang. Làn sóng quan tham của Trung Hoa bắt đầu tẩu tán tài sản sang Mỹ cũng là một cách làm Mỹ giàu hơn và kinh tế Trung Hoa mất mác. Lòng tin nhân dân Trung Hoa đã mất, những bạo loạn đã bắt đầu xảy ra khắp nơi.

image

Nếu tiến trình chia các quân bài của người Mỹ đúng như hạn định thì thời gian vùng vẫy của Trung Hoa chỉ tính bằng nhiệm kỳ của đảng cộng sản Trung Hoa cho mỗi lần đại hội. Nếu không kịp thời thì sức mạnh Trung Hoa sẽ làm nước Mỹ và thế giới lao đao cũng chỉ một nhiệm kỳ.

Liệu thời gian bao lâu thì Trung Hoa sẽ sụp đổ? Ta hãy nhẩm tính lại với Nhật Bản phải mất gần 20 năm. Nước Đức vùng vẫy để cứu Đông Đức lầm đường lạc lối và gánh cả khối Euro dặt dẹo, mặc dù cán cân thương mại của họ đứng đầu châu Âu. Cả hai không thoát ra được khi những quân bài chủ đã rút khỏi chỗ ngồi sòng của họ.

image

Liệu một nước Trung Hoa đã bảo bọc Bin Laden ở ngay trung tâm an ninh quân sự của Pakistan, nhưng không hay biết gì khi người Mỹ điều 4 trực thăng tàng hình và 20 con người tinh nhuệ vào thủ tiêu. Và liệu một nước Trung Hoa sau 100 năm so với Mỹ muốn hạ thủy hàng không mẫu hạm, mà vỏ của hàng không mẫu hạm, thì mua lại của Ukraina, nhưng bất thành, có đủ khả năng để soán ngôi đại ca của Mỹ, hay là phải sụp đổ và suy tàn trở lại phân thây như quá khứ nhà Thanh? Và liệu dù rằng Trung Hoa là nền kinh tế thứ 2 thế giới, nhưng với vấn nạn ô nhiễm môi sinh và biến đổi khí hậu vì sự phát triển thiếu nhân bản, thì họ có đủ tự lo mình không mà nghĩ đến chuyện chia sẻ quyền lực trong tương lai?

Liệu một Trung Hoa đang bị bao vây tứ phía, mất lòng tin đối với khu vực vì chính sách Đại Hán của mình có thể sống được bao lâu, khi đất nước họ vẫn còn lệ thuộc vào quá nhiều yếu tố khách quan từ bên ngoài, mà họ chưa thể chủ động tạo quân bài cho mình.

image

Đại hội đảng cộng sản lần thứ 12 trong năm 2012 của Trung Hoa sẽ đi đến một bước ngoặc lớn. Bước ngoặc này, theo tôi, không phải là tăng tiêu thụ nội địa để nâng mức sống dân chúng để tránh nội loạn như các nhà kinh tế chính trị toàn cầu đang bàn luận. Mà là người Trung Hoa phải đưa ra phương sách để duy trì những quân bài được ông chủ sòng rút đi nơi khác trên một canh bài. Nếu không thời hạn để một nước đang phát triển và đông dân như Trung Hoa chỉ tính bằng một nhiệm kỳ 5 năm. Khác với Đức và Nhật là những nước đã phát triển, họ không cần những quân bài của người khác chia cho, mà họ đủ khả năng để tạo quân bài chủ cho mình.

Thế thì Việt Nam phải làm gì để đón nhận thời cơ đã và đang đến, nếu cứ mãi loay hoay vì tham nhũng và suy thoái vì một hình thái xã hội đã mục ruổng đang chờ cái chết trong tương lai gần?


BS Hồ Hải

BẮC KINH - Khủng hoảng tài chánh toàn cầu đã làm thiệt hại nặng nề cho kinh tế thế giới. Các nền kinh tế đã phát triển phải thực hiện các kế hoạch kích cầu để cứu nhiều hệ thống ngân hàng, nhưng tốc độ hồi phục của họ thì ít hơn mức đáng kể.
Kinh tế tại Hoa Kỳ đã bắt đầu hồi phục trong năm 2009, nhưng gần đây cho thấy sự sút giảm rõ rệt qua tỉ lệ thất nghiệp gia tăng. Bộ Ngân Khố vẫn còn lạc quan rằng đất nước đang hồi phục, đặc biệt trong các lãnh vực tiêu thụ cá nhân và đầu tư tư nhân, được xem là động cơ chính cho sự phát triển kinh tế tại Mỹ.
Các giới chức Bộ Tài Chánh tiên đoán sự phát triển kinh tế ở mức trung bình 3.8% mỗi năm trong 5 năm sắp tới với mức lạm phát trung bình 1.6%. Tuy nhiên, không có hành động trực tiếp nào được thực hiện để kích thích sự gia tăng tiêu thụ.
Khi tỉ lệ thất nghiệp còn ở mức cao cố định, cắt giảm thuế cho giới giàu có đang đi tới ngõ cụt và cải tổ y tế mới được thi hành, người tiêu thụ Mỹ sẽ trở nên cảnh giác hơn với đồng tiền của họ, kết quả là sự gia tăng tiêu thụ cá nhân thấp hơn mức được dự kiến.
Sự hồi phục kinh tế chậm chạp tại Hoa Kỳ cũng có thể cản trở sự phát triển các thị trường đang lên. Các nền kinh tế dựa vào xuất cảng có khuynh hướng bị thiệt hại trong một thời gian dài khi các thị trường xuất cảng lớn sút giảm, như Hoa Kỳ.
Và khi lạm phát tại Mỹ phản ánh sự xóa bỏ quyền lực mua sắm của đồng tiền Mỹ trong các thị trường nội địa Mỹ và quốc tế, Trung Quốc - nhà tín dụng lớn nhất của đồng đô la - và các thị trường đang lên khác, có nguy cơ rằng đồng đô la mà họ dự trữ sẽ mất giá vĩnh viễn.

Vào năm 1990 bạn mua một gallon xăng chỉ có 99 cents chẳng hạn , bây giờ 2011 một gallon xăng giá ngất ngưởng gần 4 đô . Như thế chỉ một galon xăng thôi bạn phải trả thêm 3 đô so với dạo trước.

Thí dụ Mỹ nợ Tàu cộng 1000 tỷ đô (bán Công khố phiếu) năm 2000. Bây giờ tiền đô sụt giá chỉ bằng phân nửa năm 2000 là do Mỹ cố tình hạ giá trị tiền tệ của mình xuống để chơi Tàu phù vì lưu manh cứ giữ nguyên đồng nhân dân tệ thấp ,để xuất cảng hàng hóa mọi loại giá rẻ mạt thao túng thị trường quốc tế, thiệt hại lớn nhất là Mỹ, khách hàng số một .Như thế là Tàu mất trắng mẹ nó 500 tỷ rồi .

Sau đó Mỹ muốn trả nợ Tàu cộng làm Tàu phù phát hoảng la lên rằng trả nợ là một "hành động nguy hiểm !" .Mỹ sẽ còn sụt đồng đô xuống nữa .

Tàu thâm ,Mỹ càng thâm hơn . Nguy hiểm thì làm đ...gì nhau ? Có đời nao chủ nợ mà từ chối con nợ trả nợ đâu?! Nợ của Mỹ là cái vòng kim cô của Tàu . Tiền Mỹ càng sụt thì Tàu lại càng phải bơm tiền cho Mỹ nợ (qua Công Khố phiếu) để giữ giá trị đồng đô Mỹ làm Tàu đau như bò bị thiến. Nếu tiền đô mất giá sẽ đẩy hàng hóa của Tàu lên cao. Hàng hóa Tàu lên giá chẳng ai thèm mua thì sản xuất bị đình trệ dẫn đến đóng cửa các nhà máy, nhân công thất nghiệp đói sẽ nổi loạn thé là chết cha đảng CS Tàu phù. Mỹ sẽ chơi cho Tàu mất sạch, gần như phá sản như thời TT.Reagan chơi Nga Sô .

TQ kêu gọi xử lý bất đồng về lãnh thổ

image
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Hai 11/07 kêu gọi Việt Nam và Philippines sử dụng biện pháp 'ngoại giao khôn khéo' trong khi Bắc Kinh điều tàu ngư chính tới Trường Sa.

Hãng thông tấn Reuters dẫn lời Thứ trưởng Phó Oánh nói trong bài phát biểu tựa đề 'Phát triển hòa bình của Trung Quốc và môi trường quốc tế' tại Hong Kong: "Điều quan trọng là cần xử lý các điểm bất đồng".
"Trung Quốc, Việt Nam và Philippines cần sử dụng các biện pháp ngoại giao khôn ngoan nhằm bảo đảm rằng các khác biệt của chúng ta được kiềm chế, xử lý tốt và chúng ta sẽ ngăn chặn không để các khác biệt ảnh hưởng tới quan hệ chung."
Bà Phó, cựu đại sứ tại Anh và là gương mặt khả ái của ngành ngoại giao Trung Quốc, khẳng định: "Chúng ta đang đi về hướng này".
Tình hình Biển Đông trong những tháng gần đây đang căng thẳng, với các động thái của các nước phản ứng trước hoạt động khẳng định chủ quyền ngày càng mạnh bạo của Bắc Kinh tại nơi này.

Việt Nam cáo buộc tàu Trung Quốc gây hấn và phá hoại thiết bị tàu thăm dò dầu khí, trong khi Philippines nói Trung Quốc đã vi phạm hải phận hàng chục lần từ cuối tháng Hai.
Manila đang có dự tính đưa vấn đề Biển Đông ra diễn đàn an ninh khu vực ARF tại Indonesia vào giữa tháng và khiếu nại Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc.
Đáp lại, Trung Quốc một mặt kêu gọi giải quyết tranh chấp qua thương lượng một cách hòa bình, mặt khác kiên quyết tuyên bố chủ quyền tại phần lớn Biển Đông.

Bà Phó Oánh nói trong bài phát biểu rằng dư luận đã quá phóng đại về phát triển quốc phòng Trung Quốc.
Bà nói quân đội Trung Quốc phát triển tương ứng với sự phát triển kinh tế của đất nước và "còn chưa phải là thuộc loại hùng mạnh nhất".

Tuần tra ở Biển Đông
Trong khi đó, cũng vào hôm thứ Hai 11/07, Trung Quốc làm lễ tiễn tàu ngư chính 46012 lên đường đi tuần tra ở khu vực quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Tàu ngư chính 46012 được điều tới Biển Đông thay thế tàu ngư chính 301, và sẽ hoạt động ở khu vực đảo Vành Khăn trong thời gian 50 ngày.
Tân Hoa Xã cho hay tàu ngư chính 46012 với thủy thủ đoàn 22 người thuộc quyền quản lý của cơ quan Thủy hải sản tỉnh Hải Nam.
Đây là tàu dân sự thuộc thế hệ mới, được trang bị đầy đủ để thực hiện công việc tuần tra, và thông qua đó "thể hiện chủ quyền và sự quản lý của Trung Quốc" đối với quần đảo Trường Sa.
Từ đầu tháng Tư, Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc điều tàu ngư chính tới Trường Sa, nói đây là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Hiện chưa thấy Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về quyết định điều tàu 46012.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.