http://baomai.blogspot.com/
BaoMai
BaoMai
SG Lần Đầu Tưởng Niệm Tử Sĩ VNCH Tử Trận Hoàng Sa 1974; Bà Quả Phụ Ngụy Văn Thà được mời dự lễ sau 37 năm chồng tử trận.
Hình trên, bà Quả phụ Ngụy Văn Thà hôm Thứ Tư 27-7-2011 được mời dự lễ vinh danh tử sĩ VNCH trận Hoàng Sa 1974. Đây là lần đầu tiên có buổi lễ công khai vinh danh tử sĩ VNCH ở VN.
SAIGON -- Lần đầu tiên, Sài Gòn có một lễ tưởng niệm các chiến sĩ VNCH tử trận trong khi giữ đảo Hoàng Sa năm 1974, chống cự quân TQ lên chiếm đảo.
Và cũng lần đầu tiên, bà quả phụ Ngụy Văn Thà, vị Hạm trưởng chiếc Nhật Tảo đã tử tiết theo tàu chiến này, được mời tới dự lễ vinh danh người chồng quá cố của bà.
Bản tin Đài RFI viết, trích toàn văn, với phần phỏng vấn bà quả phụ Nguỵ Văn Thà, như sau.
Và cũng lần đầu tiên, bà quả phụ Ngụy Văn Thà, vị Hạm trưởng chiếc Nhật Tảo đã tử tiết theo tàu chiến này, được mời tới dự lễ vinh danh người chồng quá cố của bà.
Bản tin Đài RFI viết, trích toàn văn, với phần phỏng vấn bà quả phụ Nguỵ Văn Thà, như sau.
Nhân sĩ Sài Gòn tưởng niệm những người đã hy sinh để bảo vệ biên giới và hải đảo.
Hôm nay 27/7 nhân ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ ở Việt Nam, một số nhân sĩ, trí thức ở Thành phố Hồ Chí Minh cùng với câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức buổi lễ tưởng niệm tất cả những người đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới và hải đảo. Đó là những người đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như trong hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam.
Về hai cuộc chiến tranh biên giới, ngày 17/02/1979 quân Trung Quốc đã tràn vào xâm lược toàn bộ các tỉnh của ViệtNam nằm dọc theo biên giới Việt – Trung. Trận chiến này kéo dài đúng một tháng, gây nhiều thiệt hại cho cả hai bên. Trước đó quân Khmer Đỏ, được Trung Quốc trang bị và hậu thuẫn, cũng đã tấn công toàn tuyến biên giới Tây Nam của Việt Nam vào ngày 12/12/1978, sau nhiều lần xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam và thảm sát rất nhiều thường dân Việt.
Về hải đảo, đây là lần đầu tiên những chiến sĩ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước đây, đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 khi quân Trung Quốc tràn lên xâm chiếm quần đảo này của Việt Nam, đã được vinh danh cùng với các liệt sĩ phía Bắc đã ngã xuống trong trận hải chiến chống quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm một số đảo tại Trường Sa năm 1988.
Hôm nay 27/7 nhân ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ ở Việt Nam, một số nhân sĩ, trí thức ở Thành phố Hồ Chí Minh cùng với câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức buổi lễ tưởng niệm tất cả những người đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới và hải đảo. Đó là những người đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như trong hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam.
Về hai cuộc chiến tranh biên giới, ngày 17/02/1979 quân Trung Quốc đã tràn vào xâm lược toàn bộ các tỉnh của Việt
Về hải đảo, đây là lần đầu tiên những chiến sĩ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước đây, đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 khi quân Trung Quốc tràn lên xâm chiếm quần đảo này của Việt Nam, đã được vinh danh cùng với các liệt sĩ phía Bắc đã ngã xuống trong trận hải chiến chống quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm một số đảo tại Trường Sa năm 1988.
Đến dự buổi lễ tưởng niệm có nhiều nhà trí thức nổi tiếng như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, giáo sư Tương Lai, Nguyễn Phương Tùng, các văn nghệ sĩ như nhà thơ Đỗ Trung Quân, Nguyễn Duy, các khuôn mặt trong phong trào sinh viên Sài Gòn trước đây như các ông Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm…Đặc biệt có sự hiện diện của bà quả phụ Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng chiếc Nhật Tảo, tức HQ-10, đã tuẫn tiết theo tàu trong trận hải chiến ngày 18/01/1974, nhằm chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc thuộc quần đảo Hoàng Sa bị quân Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Cũng trong buổi lễ tưởng niệm này, những người tham gia đã giơ cao các khẩu hiệu «Ủng hộ kiến nghị 10/07/2011 của nhân sĩ, trí thức gởi Quốc hội và Bộ Chính trị», «Phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam », « Hòa bình và công lý cho Biển Đông», «Yêu cầu nhà cầm quyền không đàn áp biểu tình yêu nước của nhân dân».
Cũng trong buổi lễ tưởng niệm này, những người tham gia đã giơ cao các khẩu hiệu «Ủng hộ kiến nghị 10/07/2011 của nhân sĩ, trí thức gởi Quốc hội và Bộ Chính trị», «Phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam », « Hòa bình và công lý cho Biển Đông», «Yêu cầu nhà cầm quyền không đàn áp biểu tình yêu nước của nhân dân».
Sau đây là tâm sự của bà Huỳnh Thị Sinh, vợ góa cố Trung tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng tàu Nhật Tảo, khi lần đầu tiên được mời tham dự một buổi lễ trong đó tên của người chồng quá cố đã 35 năm qua và các đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974, được nhắc đến cùng với các liệt sĩ Trường Sa 1988.
Tôi cũng rất cảm động vì tự nhiên bao nhiêu năm rồi không ai nhắc nhở tới, mà ngày hôm nay tôi được hân hạnh mời đi dự buổi lễ thương binh liệt sĩ. Thành ra tôi thấy cảm động lắm!
Bao nhiêu năm qua, sau ngày giải phóng thì tôi cũng có đi làm. Tôi xin vô làm ở hợp tác xã của phường. Rồi sau một thời gian, hợp tác xã giải tỏa thì tôi coi như bị thất nghiệp ở nhà không làm gì hết. Cũng sống nhờ mấy cháu, đứa cho chút đỉnh vậy thôi, chứ đâu làm được gì. Thì lúc đó mình cũng bán cái này cái kia ở trong nhà để sinh sống qua ngày, với lại nuôi các cháu ăn học tới lớn rồi gả chồng thôi, chứ đâu có đi làm gì cô.
Lúc đó con tôi cũng còn nhỏ quá, con gái lớn mới có 9 tuổi, con gái giữa 6 tuổi còn con gái út ba tuổi. Lớn lên thì mới nói, các cháu mới hiểu biết, chứ còn lúc nhỏ đâu nói được. Nó chỉ ngồi buồn sao không thấy ba về thôi.
Mà hiện giờ tôi đang ở tạm nhà của mấy chị em, chứ không phải nhà của tôi. Tại vì tôi phải chờ tái định cư mới có nhà, mà chờ cũng khoảng năm năm nữa mới có.
Bao nhiêu năm qua, sau ngày giải phóng thì tôi cũng có đi làm. Tôi xin vô làm ở hợp tác xã của phường. Rồi sau một thời gian, hợp tác xã giải tỏa thì tôi coi như bị thất nghiệp ở nhà không làm gì hết. Cũng sống nhờ mấy cháu, đứa cho chút đỉnh vậy thôi, chứ đâu làm được gì. Thì lúc đó mình cũng bán cái này cái kia ở trong nhà để sinh sống qua ngày, với lại nuôi các cháu ăn học tới lớn rồi gả chồng thôi, chứ đâu có đi làm gì cô.
Lúc đó con tôi cũng còn nhỏ quá, con gái lớn mới có 9 tuổi, con gái giữa 6 tuổi còn con gái út ba tuổi. Lớn lên thì mới nói, các cháu mới hiểu biết, chứ còn lúc nhỏ đâu nói được. Nó chỉ ngồi buồn sao không thấy ba về thôi.
Mà hiện giờ tôi đang ở tạm nhà của mấy chị em, chứ không phải nhà của tôi. Tại vì tôi phải chờ tái định cư mới có nhà, mà chờ cũng khoảng năm năm nữa mới có.
Lần đó bà có biết là ông Thà đi Hoàng Sa chiến đấu với quân Trung Quốc không ?
Tôi cũng không biết nữa ! Trong chuyến đi cuối cùng, ông Thà nói với tôi là đi công tác ở Đà Nẵng. Tôi thấy sao ông cứ xách va-li về hoài – lúc đó nhà tôi đang ở chung cư – ông đứng dưới đất kêu tôi, nói là không đi được vì tàu bị hư chờ sửa chữa. Thì sửa chữa tàu xong rồi, chuyến công tác đó ông đi ra Hoàng Sa là đụng nhau với Trung Quốc luôn.
Còn những đồng đội của ông Thà sau đó bà có gặp ai không ?
Dạ không có, ít có gặp ai lắm. Tại vì mấy người đó chắc họ cũng chết hết rồi hay sao đó, theo tôi nghĩ vậy đó. Ở trên tàu đó có ông Nguyễn Thành Trí là Hạm phó. Nghe mấy anh kể lại là ổng đào thoát xuống bè, nhưng mà ra máu nhiều quá nên cũng chết luôn. Cũng giống như ông Thà của tôi, chết theo tàu luôn không có xác.
Khi ông Thà mất đi, ở Bộ Tư lệnh Hải quân người ta có tới làm lễ truy điệu tại nhà tôi. Tôi chỉ biết ông Thà làm Hạm trưởng chiếc tàu Nhật Tảo số 10 hình như cũng được hai năm hay hơn. Mà thường thường ổng đi tàu không à, khoảng hai tháng, ba tháng mới về. Mà về thì ổng ở chừng mười ngày, nửa tháng lại đi nữa. Ông đi vòng vòng ra Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu…Sau chuyến công tác cuối cùng là ổng mất luôn, thành ra tôi đâu có biết! Ổng chỉ nói là ổng đi công tác ở ngoài Đà Nẵng thôi. Nhưng mà qua ngày sau thì có tin báo về là các tàu đang đánh nhau với Trung Quốc, thì tàu của ổng bị bắn chìm và ổng chết ở trên tàu luôn. Thì chỉ biết vậy thôi. Mà tôi cứ trông đợi hoài, đợi hoài, coi có tin tức gì của ổng không. Đến buổi chiều hôm sau thì có người báo tin là ổng đã chết theo tàu rồi, mà tàu cũng chìm luôn rồi.
Hổng có mộ cô à! Hàng năm mình nhớ ngày mất là bao nhiêu thì mình làm giỗ thôi. Chứ còn đâu có mộ gì đâu mà đi ra ngoài đó cô!
Tôi cũng không ngờ ngày hôm nay tôi lại được quan tâm thì tôi cũng rất là mang ơn.
Tiểu Sử Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà
Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10
Tôi cũng không ngờ ngày hôm nay tôi lại được quan tâm thì tôi cũng rất là mang ơn.
Đài RFI nói cuối bản tin, “Xin rất cảm ơn bà Huỳnh Thị Sinh, tức bà quả phụ Ngụy Văn Thà.”
Thơ: Hào Quang cho Ngụy Văn Thà
Anh Thà, Ngụy Văn Thà!
Được hung tin như tóe lửa tại Hoàng Sa,
Tàu địch đắm mà tàu anh cũng đắm.
Trong bão lửa, máu biển khơi anh đỏ thắm.
Chết theo tàu, ôi hạm trưởng, ôi anh ơi.
Được tin anh như xé ruột nói không lời.
Khi tỉnh dậy mới chắc anh theo Thánh Tổ!
Được hung tin như tóe lửa tại Hoàng Sa,
Tàu địch đắm mà tàu anh cũng đắm.
Trong bão lửa, máu biển khơi anh đỏ thắm.
Chết theo tàu, ôi hạm trưởng, ôi anh ơi.
Được tin anh như xé ruột nói không lời.
Khi tỉnh dậy mới chắc anh theo Thánh Tổ!
Em quá khổ, lụy tràn nhòe áo sổ,
Thi hài đâu để nước mắt em lau?
Thi hài đâu để con trẻ lạy lần sau?
Để nghe ngóng, anh nói gì phải trả?
Để chiêm bái, hận thù em quyết trả,
Diệt Tàu ô, Tàu cộng mới hả gan!
Rượt đuổi về như chó chạy đến HảiNam ,
Cho khiếp đảm đảo Hoàng Sa dũng cảm!
Thi hài đâu để nước mắt em lau?
Thi hài đâu để con trẻ lạy lần sau?
Để nghe ngóng, anh nói gì phải trả?
Để chiêm bái, hận thù em quyết trả,
Diệt Tàu ô, Tàu cộng mới hả gan!
Rượt đuổi về như chó chạy đến Hải
Cho khiếp đảm đảo Hoàng Sa dũng cảm!
Em qủa phụ: Ngụy văn Thà; thê thảm,
Tuổi còn xanh mới được số ba mươi,
Mới cùng nhau, tay nắm chửa buông lơi,
Mới hỏi vặn, nụ ai cười trên áo trắng?
Mới cù lét, cõng con bò đi tắm,
Mới kinh nghi, nhẹ hỏi: kính thưa anh,
Sao đăm đăm, nét giận phá tan thành?
Anh không nói, bây giờ anh mới nói!
Thảo nào lúc trước khi vào một cõi,
Tráng sĩ khứ hề, bất phục hoàn!
Treo gươm đại sảnh, nét hân hoan,
Anh đi hải chiến không cần kiếm,
Bắn nát Tàu ô giữ đảo Hoàng.
Tuổi còn xanh mới được số ba mươi,
Mới cùng nhau, tay nắm chửa buông lơi,
Mới hỏi vặn, nụ ai cười trên áo trắng?
Mới cù lét, cõng con bò đi tắm,
Mới kinh nghi, nhẹ hỏi: kính thưa anh,
Sao đăm đăm, nét giận phá tan thành?
Anh không nói, bây giờ anh mới nói!
Thảo nào lúc trước khi vào một cõi,
Tráng sĩ khứ hề, bất phục hoàn!
Treo gươm đại sảnh, nét hân hoan,
Anh đi hải chiến không cần kiếm,
Bắn nát Tàu ô giữ đảo Hoàng.
Giờ đây đáy biển đảo Hoàng Sa,
Em xuống cùng anh, sống một nhà,
Thủy lộ xem chừng em biết lắm,
Em đem ba trẻ để gần cha!
Em xuống cùng anh, sống một nhà,
Thủy lộ xem chừng em biết lắm,
Em đem ba trẻ để gần cha!
Anh Thà, Anh hỡi, Ngụy văn Thà,
Tỉnh dậy em buồn nhỏ lệ sa,
Tượng đá là em, tay dắt trẻ,
Vọng phu em gọi, bớ Hoàng Sa!
Tỉnh dậy em buồn nhỏ lệ sa,
Tượng đá là em, tay dắt trẻ,
Vọng phu em gọi, bớ Hoàng Sa!
Anh Thà, Anh hỡi, Ngụy Văn Thà,
Đáy biển trồi lên, trẻ gặp cha,
"Quả phụ" em quăng tròng biển Bắc
"Vọng phu" em thả, giữ Hoàng Sa!
Đáy biển trồi lên, trẻ gặp cha,
"Quả phụ" em quăng tròng biển Bắc
"Vọng phu" em thả, giữ Hoàng Sa!
Anh Thà, trả kiếm, hỡi anh Thà!
Biển động, tàu Mao sắp sửa ra,
Nhựt Tảo sửa chưa mau nổi lại,
Bắn tan hạm giặc đoạt Hoàng Sa!
Biển động, tàu Mao sắp sửa ra,
Nhựt Tảo sửa chưa mau nổi lại,
Bắn tan hạm giặc đoạt Hoàng Sa!
Tác Giả: Ngọc Giao Nguyễn Đình Nhạc
Tiểu Sử Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà
Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10
· Sinh ngày 16 tháng 1 năm 1943 tại Trảng Bàng, Tây Ninh.
· Xuất thân khóa 12 trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.
· Hạm Phó Tuần Dương Hạm Ngô Quyền HQ-17.
· Cựu Hạm Trưởng các chiến hạm HQ-604 và HQ-331.
· Nhận chức Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10 từ ngày 16 tháng 9 năm 1973.
· Lập gia đình, vợ tên Huỳnh Thị Sinh, có 2 con gái.
· Tuẫn tiết theo chiến hạm tại Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974.
· Được ân thưởng 13 huy chương đủ loại, trong số đó có Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.
· Truy thăng Hải Quân Trung Tá.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.