http://baomai.blogspot.com/
BaoMai
BaoMai
Phố xá chiều nay chợt vắng người
Chuyến tàu năm cũ đã dần trôi
Âm thầm mẹ đợi bên khung cửa
Tất tả con đi giữa chợ đời
Xóm nhỏ vẫn mang niềm khắc khoải
Quê nghèo còn đó những chơi vơi
Đường xa được mấy lần đưa tiễn
Xin hãy trao nhau những nụ cười.
Âu cũng là một phước duyên cho gia-đình chúng tôi trong kỳ nghỉ hè năm nay, 2011. Được về thăm lại quê-hương, chia xẻ đến những kẻ khó khăn, tất bạt; họ vẫn ngày ngày sống trôi dạt bên đời gian nan vô cùng vất vả. Từ những trẻ em làng quê, người già cơ-nhỡ vùng đất Bắc xa xôi; đến các sinh-viên nghèo hiếu học được chúng tôi trao tặng học-bổng trong miền Nam và như mọi lần, không quên trao chút quà đến các thương-phế-binh Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa tận trong các hang cùng, ngõ hẹp.
Hai anh-em bé Vũ bụi đời bán vé số ở bãi trước Vũng-Tàu. Ảnh chụp ngày 8, tháng 7, 2011.
Vẫn biết Việt-Nam hôm nay có biết bao điều trái-nghịch: kẻ giàu - người nghèo quá cách biệt. Điềm Lành, sự Dữ như sáng, trưa, chiều, tối tuần-tự luân-phiên nhau tiếp diễn. Trong cái khó nghèo nẩy sinh tình-nghĩa và cũng trùng trùng sự lừa lọc, gian-tham. Giữa sang-giàu, tiền-của là sân-si của tội-lỗi, xa-đọa trầm-luân và hủy-diệt. Chúng tôi trở về đây giữa triệu triệu nhân sinh đang hăm hở, hối hả sống trong cảnh chen chúc mưu-sinh, khói bụi xe cộ ngất Trời và nạn nhân-mãn ngày càng gia-tăng trầm-trọng.
Tôi nhớ đến ánh mắt của những đứa trẻ ở bãi biển Vũng-Tàu trong một quán ăn buổi sáng. Hai anh em sà đến bàn chúng tôi kỳ-kèo:
“Cô ơi! Mua cho con tấm dzé số đi cô!”
Chúng đã lê-la khắp mọi quán và đều bị xua đuổi một cách vô-tình. Những hình-ảnh này đã quá quen thuộc từ năm đầu tiên; 1999 khi tôi trở về Việt-Nam làm phim tài-liệu đi từ Bắc chí Nam, đến tỉnh nào cũng gặp những trẻ em dạng này. Lang bạt, kỳ-hồ giữa chợ đờì mưu-sinh (kiếm sống). Lần đầu tiên gặp chúng, tôi cố nuốt không trôi phần ăn trước mặt và bối rối không biết xử trí ra sao. Nhưng bây giờ, hơn mười năm sau với bao nhiêu là kinh-nghiệm, tôi đã rất bình-tĩnh và vui vẻ hỏi chuyện:
“Các con tên gì? Bao nhiêu tuổi? Có đói bụng hông? ngồi xuống ăn sáng với gia-đình cô nhe!”
Chúng dạ thật to, liền sau đó một cậu bé khác độ 10 tuổi xin nhập bọn. Thằng em dơ tay (như trong lớp học) xin rằng:
“Cô cho con ăn hủ-tíu nhe cô!”
Tôi vừa gật đầu xong thì thằng anh lanh miệng xin liền:
“Còn con cho xin đĩa cơm gà được hông cô?”
“Con nữa! Cho con đĩa cơm sườn cô ơi!”
“Các con tên gì? Bao nhiêu tuổi? Có đói bụng hông? ngồi xuống ăn sáng với gia-đình cô nhe!”
Chúng dạ thật to, liền sau đó một cậu bé khác độ 10 tuổi xin nhập bọn. Thằng em dơ tay (như trong lớp học) xin rằng:
“Cô cho con ăn hủ-tíu nhe cô!”
Tôi vừa gật đầu xong thì thằng anh lanh miệng xin liền:
“Còn con cho xin đĩa cơm gà được hông cô?”
“Con nữa! Cho con đĩa cơm sườn cô ơi!”
Tôi nhìn chúng vừa thương-tâm, vừa buồn cười trước những ánh mắt thơ dại và kêu bồi bàn dọn thức ăn cho chúng. Một chị trong quán ăn vừa lau bàn vừa chỉ từng đứa giới thiệu:
“Thằng nhỏ này tên Tài, 10 tuổi. Cha bị xe đụng chết, Mẹ bỏ đi lấy chồng khác. Nó ở với Bà nên đi bán vé số kiếm chút đỉnh.”
Tôi nhìn thẳng vào mắt cậu bé hỏi:
“Con ở một mình với Bà hả?”
Nó thành-thật trả lời:
“Dạ! Lúc trước ở với chú của con nữa. Giờ chú con vào tù rồi!”
“Sao dzậy?” Tôi hỏi lại liền. Nó bảo:
“Tại chú con là du-đãng, đi quýnh lộn dzới người ta nên bị công-an bắt.”
Tôi lại hỏi:
“Chú con tên gì?”
“Dạ! Tên Đen”.
“Thằng nhỏ này tên Tài, 10 tuổi. Cha bị xe đụng chết, Mẹ bỏ đi lấy chồng khác. Nó ở với Bà nên đi bán vé số kiếm chút đỉnh.”
Tôi nhìn thẳng vào mắt cậu bé hỏi:
“Con ở một mình với Bà hả?”
Nó thành-thật trả lời:
“Dạ! Lúc trước ở với chú của con nữa. Giờ chú con vào tù rồi!”
“Sao dzậy?” Tôi hỏi lại liền. Nó bảo:
“Tại chú con là du-đãng, đi quýnh lộn dzới người ta nên bị công-an bắt.”
Tôi lại hỏi:
“Chú con tên gì?”
“Dạ! Tên Đen”.
Hình minh họa
Tôi giựt bắn mình; vì mười năm trước cũng tại quán này một thằng bé mang cái tên “Đen” rất lạ. Người nhỏ thó, lủi thủi vào đây bán vé số, chúng tôi cũng cho nó ăn uống như thế này. Thằng bé Tài hồn nhiên kể:
“Cô biết hông? Hồi trước chú con cũng đi bán dzé số như con đó!”
Thôi đúng rồi! Không thể nào lầm được. Thức ăn dọn ra, tôi âm thầm nhìn cách chúng ăn uống. Ngồi đối diện với tôi là hai anh em thằng bé Vũ 10 tuổi. Đứa anh dùng đũa đút phở cho đứa em 5 tuổi vì nó còn quá bé. Lạ thật! khi so sánh với những trẻ con của các gia-đình giàu có. Mạnh ai nấy lo, đâu có cảnh thằng anh đút cho đứa em ăn như thế này.
“Cô biết hông? Hồi trước chú con cũng đi bán dzé số như con đó!”
Thôi đúng rồi! Không thể nào lầm được. Thức ăn dọn ra, tôi âm thầm nhìn cách chúng ăn uống. Ngồi đối diện với tôi là hai anh em thằng bé Vũ 10 tuổi. Đứa anh dùng đũa đút phở cho đứa em 5 tuổi vì nó còn quá bé. Lạ thật! khi so sánh với những trẻ con của các gia-đình giàu có. Mạnh ai nấy lo, đâu có cảnh thằng anh đút cho đứa em ăn như thế này.
Trước khi từ-giã, tôi mua cho chúng hơn mười tấm vé số để cho người tài-xế đang đợi ngoài kia, cậu ta không dám vào ngồi cùng bàn ăn uống dù tôi đã hết sức kêu mời. Phu-quân tôi nửa đùa, nửa thật hỏi mấy bé:
“Nè! Các cháu. Cô vừa mua vé số xong, mỗi tờ là 10 ngàn đồng. Bây giờ chú bán lại hết cho mấy đứa nhưng mỗi tờ chỉ với giá 5 ngàn thôi. Tức là nửa giá, cháu nào mua lại không?”
Chúng nhíu mày suy-nghĩ đôi chút rồi lắc đầu quầy-quậy và cầm khư khư số tiền kiếm được trong tay. Điều này chứng tỏ rằng những tờ vé số ấy vô cùng khó khăn để đánh đổi thành tiền.
“Nè! Các cháu. Cô vừa mua vé số xong, mỗi tờ là 10 ngàn đồng. Bây giờ chú bán lại hết cho mấy đứa nhưng mỗi tờ chỉ với giá 5 ngàn thôi. Tức là nửa giá, cháu nào mua lại không?”
Chúng nhíu mày suy-nghĩ đôi chút rồi lắc đầu quầy-quậy và cầm khư khư số tiền kiếm được trong tay. Điều này chứng tỏ rằng những tờ vé số ấy vô cùng khó khăn để đánh đổi thành tiền.
Trước khi từ-giã chúng, tôi bảo:
“Nè! Các con. Dù có nghèo hèn đến đâu cũng cố gắng sống thiện, sống tốt. Không ăn trộm, ăn cắp. Không trở thành du-đãng như chú con nhe chưa!”
Chúng vừa dạ nhỏ vừa ăn-uống say mê. Tôi bước đi lòng bỗng trùng đau quặn-thắt. Nỗi đau dành cho từng thế-hệ trẻ trôi qua mà tôi đang là một nhân-chứng thực-thể. Đời thằng Đen mịt mù trong tù-ngục. Rồi đời thằng Vũ, đứa em bé nhỏ của nó và thằng Tài sẽ ra sao trong mười năm tới nữa? Bi thương quá; những đứa trẻ giữa chợ đời Việt-Nam hôm nay.
“Nè! Các con. Dù có nghèo hèn đến đâu cũng cố gắng sống thiện, sống tốt. Không ăn trộm, ăn cắp. Không trở thành du-đãng như chú con nhe chưa!”
Chúng vừa dạ nhỏ vừa ăn-uống say mê. Tôi bước đi lòng bỗng trùng đau quặn-thắt. Nỗi đau dành cho từng thế-hệ trẻ trôi qua mà tôi đang là một nhân-chứng thực-thể. Đời thằng Đen mịt mù trong tù-ngục. Rồi đời thằng Vũ, đứa em bé nhỏ của nó và thằng Tài sẽ ra sao trong mười năm tới nữa? Bi thương quá; những đứa trẻ giữa chợ đời Việt-Nam hôm nay.
Diamond Bích-Ngọc
Tháng 7, 2011.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.