Thủ
tướng TQ Lý Khắc Cường và ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm VN hôm 14/10
Báo
Anh nói Đảng Cộng sản VN gặp nhiều vấn đề nhưng Bắc Kinh có thể có ít bài học
để giúp Hà Nội.
Ngoài
ra, bài báo cũng nói sau các đấu đá nội bộ, chính trị Việt Nam nay
không rõ ai là người 'cầm quyền thực thụ'.
Tờ Economist tuần
này có bài trên mục bình luận Banyan nói về điều mà tạp chí này gọi là
"những khó khăn chung mà hai nước độc đảng đang đối mặt như đấu đá nội bộ,
tranh luận về hiến pháp và thực trạng bị dân chỉ trích".
Hội
nghị trung ương Đảng lần thứ 8 vốn được kỳ vọng là sự kiện quan trọng cho nỗ
lực cải cách đã diễn ra tại Việt Nam và kết thúc một cách buồn tẻ và
ĐCSVN hiện đang gặp phải nhiều vấn đề.
Dự
thảo sửa đổi hiến pháp được đưa ra công chúng góp ý nhưng đa phần đề xuất trong
số 26 triệu ý kiến có nội dung mà đảng không thấy lọt tai, đặc biệt là gợi ý bỏ
Điều 4.
Tổng
Bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng mới đây khẳng định rằng ‘tuyệt đại đa số
người dân Việt Nam’ đồng tình với những điều khoản chủ chốt trong
bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi nhưng cũng nói cần đề phòng ‘thế
lực xấu’ đòi bỏ Điều 4.
The
Economist không phải là cơ quan báo chí hay tổ chức đầu tiên nêu vấn
đề về Điều 4 Hiến pháp Việt Nam.
Cuộc
tranh luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã làm rộ lên một phong
trào đòi thực hiện các quyền hiến định và tính chính danh của
Hiến pháp mà đã được "đa số đại biểu Quốc hội tán thành"
vừa qua.
Cũng
tại Việt Nam, Hội đồng Giám mục Công giáo cũng từng nêu ý kiến rằng
“Phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ
chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần?”
Về
mặt kinh tế, nhiều người biện luận rằng Điều 19 qui định "kinh tế nhà nước
đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia" vừa lạc hậu lại vừa có
tác động xấu.
Tuy
nhiên gỡ bỏ khu vực kinh tế nhà nước là việc sẽ làm nhiều người khiếp sợ.
Chẳng
những các quan chức trục lợi từ những mối làm ăn mà hệ thống kinh tế nhà nước
cũng giúp biện minh cho quyền cai trị độc đảng, bài báo bình luận.
'Đấu
đá phe nhóm'
Trong
khi đó những gì diễn ra tại Trung Quốc cũng chẳng giúp ích nhiều, mặc dù tại
đây hiến pháp cũng là chủ đề được đưa ra bàn luận.
Điểm
khác biệt mấu chốt, theo The Economist, là tại Trung Quốc, những người chỉ
trích đảng chỉ đơn thuần muốn Bắc Kinh tôn trọng hiến pháp hiện hành.
"Bản
hiến pháp này qui định về sự công bằng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và hội
họp cũng như tòa án độc lập, là tất cả những điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc
từ chối không cho công dân của họ được hưởng".
Tại
Trung Quốc, đấu đá phe nhóm đã cho kết quả người chiến thắng rõ ràng là lãnh
đạo đảng Tập Cận Bình. Một phần của vấn đề tại Việt Nam là chẳng ai dường như biết chắc
rằng người ai là người đang cầm trịch.
Thực
ra trong hiến pháp Trung Quốc, vai trò đảng lãnh đạo được nói trong phần mào
đầu chứ không nằm trong nội dung chính.
Điều
4 Hiến pháp Việt Nam trở thành vấn đề một phần vì hệ quả của thực trạng quản lý
kinh tế yếu kém trong những năm gần đây và một mặt cho thấy sự bất bình của
người dân đối với tình trạng tham nhũng tràn lan của quan chức, đặc biệt là các
nhân vật nằm cao trong bộ máy chính phủ.
Theo
tờ báo Anh, chính vì vậy mà trong lần lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào
mùa xuân năm nay, các dân biểu ở Việt Nam tỏ ra chủ động và sáng tạo hơn so với
quốc hội Trung Quốc, khi gần một phần ba dân biểu bỏ phiếu tín nhiệm thấp với
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bất
bình với chính phủ có tham nhũng cũng lý giải việc nhà nông Đoàn Văn Vươn phản
ứng bằng súng tự chế với lực lượng cưỡng chế sai đất của mình và để rồi lĩnh án
tù, thế nhưng cũng trở thành hình tượng người hùng.
Dân
bất mãn
Thực
trạng chính quyền cưỡng chế đất của dân cũng xảy ra như cơm bữa tại Trung Quốc
và kế hoạch cải cách hệ thống sở hữu đất đai đã và đang bị lạm dụng có thể,
hoặc nên, là một trong những quyết định lớn trong hội nghị trung ương tại Trung
Quốc sắp tới.
Bài
bình luận này cảnh báo chính quyền Việt Nam về điều họ gọi là sẽ không thể
trở tay kịp với thực trạng bất mãn của dân trước đảng và chính phủ hiện đang
lan tràn trên Internet.
Thực
trạng bất mãn ngày càng gia tăng khi người ta thấy lãnh đạo đảng quan tâm ít
tới lợi ích quốc gia hơn là bảo vệ quyền lực của mình trước các đối thủ ganh tị.
Tại
Trung Quốc, việc hạ bệ Bạc Hy Lai cho thấy cuộc đấu đá tay bo giữa giới chóp bu
chính trị tại đây.
Ở
Việt Nam ,
Thủ tướng Dũng, dường như là mục tiêu của một chiến dịch từ các nhà lãnh đạp
đảng bảo thủ hơn, chẳng hạn như Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Sự
khác biệt là ở chỗ tại Trung Quốc, đấu đá phe nhóm đã cho kết quả người chiến
thắng rõ ràng là lãnh đạo đảng Tập Cận Bình.
Một
phần của vấn đề tại Việt Nam
là chẳng ai dường như biết chắc rằng người ai là người đang cầm trịch, theo The
Economist.
Tranh
chấp quyền lực
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang.
Lâu
nay, ở Việt Nam cũng như ở ngoại quốc, hầu như ai cũng biết sự mâu thuẫn gay
gắt giữa ba người đứng đầu bộ máy cầm quyền tại Việt Nam: Nguyễn Phú Trọng,
Tổng Bí thư đảng; Trương Tấn Sang, chủ tịch nước; và Nguyễn Tấn Dũng, thủ
tướng. Những mâu thuẫn ấy được bộc lộ rõ rệt qua các cuộc tranh chấp quyền lực
kéo dài nhiều năm, thậm chí, như trong trường hợp giữa Trương Tấn Sang và
Nguyễn Tấn Dũng, kéo dài nhiều thập niên, lúc cả hai còn là những cán bộ lãnh
đạo cấp địa phương. Chúng không có gì bí mật cả. Mọi người đều biết.
Tuy nhiên, liên quan đến các mâu thuẫn ấy, có một khía cạnh đáng chú ý hơn: Cách xây dựng và củng cố quyền lực của mỗi người. Có lẽ, một lúc nào đó, khi những người trong cuộc lên tiếng, chúng ta sẽ có bức tranh đầy đủ hơn về điều này. Còn bây giờ, nhìn từ bên ngoài, điều chúng ta có thể thấy được là những chiến lược chung.
Tuy nhiên, liên quan đến các mâu thuẫn ấy, có một khía cạnh đáng chú ý hơn: Cách xây dựng và củng cố quyền lực của mỗi người. Có lẽ, một lúc nào đó, khi những người trong cuộc lên tiếng, chúng ta sẽ có bức tranh đầy đủ hơn về điều này. Còn bây giờ, nhìn từ bên ngoài, điều chúng ta có thể thấy được là những chiến lược chung.
So với Nguyễn Phú Trọng, chiến lược củng cố quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng coi bộ có hiệu quả hơn. Điều đó có thể thấy dễ dàng qua các cuộc tranh chấp quyền lực giữa hai bên trong mấy năm vừa qua: Nguyễn Phú Trọng chỉ thắng ở vòng tranh chấp thuộc Bộ Chính trị (gồm, trước, 14 người; hiện nay, 16) nhưng lại thua Nguyễn Tấn Dũng ở cấp Trung ương đảng (bao gồm 175 người). Thua từ cuộc vận động thi hành kỷ luật đối với Nguyễn Tấn Dũng trong hội nghị Trung ương 6 (tháng 10/2012) đến cuộc vận động đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị trong Hội nghị Trung ương 7 (tháng 5/2013).
Với những mục tiêu và chiến lược củng cố quyền lực khác nhau như vậy, khẩu khí của ba người lãnh đạo Việt
Đóng vai tiên phong trong mặt trận chống tham nhũng, Trương Tấn Sang thường lặp đi lặp lại một số điểm: Một, ông hiểu và thông cảm với những bức xúc của quần chúng; hai, bản thân ông cũng bức xúc và sẽ sẵn sàng vứt bỏ mọi chức tước, trở về làm dân thường, sống một cách giản dị như mọi người khi ông cảm thấy không có cách nào thực hiện được ý nguyện của mình; và ba, kêu gọi mọi người tiếp sức với ông bằng cách can đảm tố giác bọn tham nhũng.
Nhắm vào các điểm ấy, có khi Trương Tấn Sang khá thành thực. Thành thực ít nhất ở hai điều. Thứ nhất, thừa nhận nạn tham nhũng đang tràn lan ở Việt
Trước, không phải trong nội bộ giới lãnh đạo đảng không từng có các cuộc tranh giành quyền lực. Có. Hầu như lúc nào cũng có. Nhưng phần lớn chỉ tập trung trong nội bộ đảng viên, đặc biệt đảng viên cao cấp. Do đó, chúng nằm ngoài tầm mắt của dân chúng. Còn bây giờ, phạm vi để tranh thủ rộng hơn, không chỉ giới hạn trong Trung ương đảng mà lan ra mọi đảng viên, và thậm chí, cả quần chúng. Khi phạm vi tranh thủ mở rộng như thế, các thủ đoạn chính trị cũng trở thành lộ liễu hơn.
Nguyễn
Hưng Quốc
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.