Vắng
tanh làng dưỡng lão Việt kiều tiêu chuẩn châu Âu
Làng
dưỡng lão đầu tiên và có lẽ đến nay vẫn là duy nhất ở Việt Nam được đánh giá
đạt tiêu chuẩn châu Âu, người dân thường gọi là “Làng dưỡng lão Việt kiều”, giờ
bỗng vắng lặng lạ thường.
Làng dưỡng lão Việt kiều
đẹp nhưng vắng tanh.
Ra
khỏi “thiên đường”
Thật
bất ngờ khi đến Làng an dưỡng Ba Thương (huyện Củ Chi, TPHCM) tôi gặp một cặp
cô dâu chú rể đang chụp hình đám cưới trong làng! Ở đây, những con đường rợp
cây xanh, thậm chí con đường dẫn đến toa lét công cộng cũng đi giữa hai hàng
cau. Nhà thủy tạ mọc giữa hồ sen, nhà ngâm thơ, nhà tập thiền, sân thể dục, hồ
nước lung linh, trong đó đặt con thuyền gỗ nhỏ, một khu biểu diễn nghệ thuật và
xem phim. Khung cảnh làng dưỡng lão đẹp không thua kém gì một khu nghỉ dưỡng
cao cấp dành cho giới thượng lưu!
Một góc làng nghỉ dưỡng.
Những
ngôi nhà dành cho người già được xây riêng biệt, gồm bốn phòng, mở cửa ra bốn
phía. Mỗi phòng hơn 20 mét vuông trang bị ti vi, tủ lạnh, điều hòa, như phòng
khách sạn. Các cụ già được nấu cơm theo từng thực đơn riêng. Đội ngũ điều dưỡng
viên được đào tạo luôn theo dõi sức khỏe của họ.
Giang,
một nhân viên ở làng dưỡng lão, nói: “Ở đây có cả các cụ trong nước và các cụ
Việt kiều cùng an dưỡng. Làng được xây dựng từ năm 2007, trải nhiều thăng
trầm”. Cụ lớn tuổi nhất là 92 tuổi, người Sài Gòn. Còn các cụ đa số trên 70
tuổi. Cụ Ái - Việt kiều cao tuổi nhất 85 tuổi.
Các
cụ già Việt kiều, hoặc người Việt Nam nhưng con cái ở nước ngoài, đều
khá cô độc nên đã tìm tới làng dưỡng lão. Nhiều người thích không khí yên tĩnh
ở đây nhưng không chọn nơi đây làm chỗ nghỉ dưỡng cuối đời, bởi mô hình này còn
quá mới và giá cả không rẻ.
Người
ở ít thì chừng vài tháng, có người ở chừng một năm. Cá biệt có người đã ở làng
bốn năm. Nhiều người mất vợ hoặc mất chồng. Nhưng cũng có hẳn một cặp vợ chồng
già đang ở trong làng giữa phong cảnh đẹp như mơ.
“Người
ta cứ ở rồi đi. Có người phải về nước ngoài lãnh tiền trợ cấp rồi quay lại. Có
người đi về nước ngoài rồi kẹt, chưa thấy về”. Giang nói “nhân viên trong trại
thường nhận được những lá thư gửi về từ Mỹ, châu Âu, cám ơn sự chăm sóc của
làng”. Anh Hải, nhân viên của làng nói: “Ai cũng mong ngày trở lại. Các cụ ra
đi, buồn lắm”.
Bà
Long đã ở bốn năm trong làng dưỡng lão. Năm nay bà 83 tuổi. Bà thích không khí
ở Việt Nam .
Về nước, bà được nghe tiếng Việt hàng ngày, trò chuyện với người cùng trang
lứa, ăn những món yêu thích. Điều đó khác nhiều với khi bà ở Mỹ. Nhưng khi tôi
đến, bà Long cũng chuẩn bị rời khỏi làng an dưỡng. “Người ta đã thông báo tạm
ngưng nhận khách để thay đổi hình thức kinh doanh” – người nhà của các cụ nói.
Dạo
quanh một vòng, thấy Làng an dưỡng vắng tanh. Cảnh đẹp, nhưng chẳng có người
già. Một người con (gần 60 tuổi) từ Tây Ninh lên thăm mẹ, ngồi buồn bên bậu
cửa, nói: “Làng bảo chúng tôi đưa các cụ về để họ nâng cấp sửa chữa. Chúng tôi
còn có nhà đưa mẹ về, những người không có nhà cửa ở Việt Nam thì sao
đây?”. Cô cho biết phần lớn các cụ già đã ra khỏi làng Ba Thương.
Giấc
mơ quá lớn?
Một cụ già đang sắp sửa rời
khỏi “tiên cảnh” làng Ba Thương (nay là thôn Kinh Đông).
Anh
Tùng làm giám đốc điều hành làng Ba Thương đã 7 năm, nói: “Đầu tư vào làng quá
lớn mà tiền thu được không đáng kể, thu không đủ bù chi, liên tục thua lỗ,
không thể duy trì mô hình cũ được nữa”. Theo anh Tùng, số cụ ở Việt Nam vào làng
không nhiều: “Quan niệm của người Việt ta còn nguyên nếp cũ. Người nào quan
niệm thoáng lắm mới đưa cha mẹ vào làng dưỡng lão, đa số vẫn để các cụ ở nhà
thôi. Việt kiều thì thoáng rồi, nhưng không lẽ chúng tôi chỉ nhận khách Việt
kiều? Hơn nữa, chúng tôi không thể áp dụng hai mức giá cho các cụ”.
Mức
giá hiện tại áp dụng chung là 8 triệu đồng/ tháng. Giám đốc điều hành nói: “Với
các cụ trong nước, mức 8 triệu đồng mỗi tháng đã than mắc, làm sao tăng lên 20
-30 triệu được. Không có tiền làm sao duy trì phát triển? Chúng tôi có hơn 80
phòng, nhưng hiện chỉ có mười mấy cụ thôi”.
Sau
5 năm đưa vào sử dụng, phòng ốc bắt đầu xuống cấp. Anh Hải, nhân viên của làng
nói: “Tôi làm bảo vệ, có tháng lương được hơn một triệu đồng. Sống giữa nơi
tiên cảnh, nhưng lại không có tiền. Chỉ vì chữ tình mà làm thôi”. Nhiều người
cho rằng mức thu 8 triệu mỗi tháng quá cao so với mức sống của người già Việt Nam . Bởi vậy ít
khách. Một Việt kiều nói rằng: “Các cụ Việt kiều không hẳn ai cũng giàu có.
Bằng chứng nhiều người chỉ có thể lưu lại vài ba tháng để an dưỡng, rồi họ lại
về Mỹ, về châu Âu”.
Anh
Hải cho biết: “Ông giám đốc cũ đã cùng anh em dựng lên làng an dưỡng Ba Thương
từ mảnh ruộng để thành làng nghỉ dưỡng tiêu chuẩn châu Âu”. Nhưng rồi, khách
trong nước thì ít, khách Việt kiều đến rồi đi. “Tình hình kinh tế rất bi đát –
anh Hải nói – giám đốc cũ đột quỵ qua đời khi mới hơn 50 tuổi”.
Có
còn ngày trở lại?
Mới
đây, một bác sĩ Việt kiều đã quyết định mua lại dự án để duy trì và phát triển
làng. Gặp vị giám đốc mới, ông cho biết: “Trước kia là làng an dưỡng, nay tôi
nâng cấp thành làng nghỉ dưỡng. Tôi đặt lại tên là thôn Kinh Đông vì ở đây có
con kinh Đông”.
Người
chủ mới là Việt kiều Pháp, ông đánh giá: “Việt Nam mình chưa nơi dưỡng lão nào đáp
ứng được tiêu chuẩn trại dưỡng lão châu Âu, trừ cái làng này. Ở nước Pháp có
trên 4.000 cái như vầy”.
Người chủ mới than phiền, hiện còn hơn chục giường có khách, nhưng điều
kiện chăm sóc người già rất thiếu thốn: “Chúng tôi phải nâng cấp làng này thành
nơi nghỉ dưỡng. Chúng tôi đang làm sân đánh golf, sân quần vợt, bể bơi. Như
thế, làng có thể đón được những Việt kiều về Việt Nam chăm sóc bố mẹ có nơi lưu lại,
tăng doanh thu, lấy tiền nuôi các cụ. Chúng tôi sẽ đón nhiều khách nghỉ dưỡng
hơn, không kể tuổi tác, và nhiều Việt
kiều về hơn”.
Được
biết, khoảng cuối năm làng sẽ hoạt động trở lại.
Một
gia đình ở Bến Cầu, Tây Ninh tâm sự rằng đang chuẩn bị đưa mẹ về nhà. Bà cụ
đang đọc kinh. Người con gái nghe phong thanh, “sau khi nâng cấp sửa chữa, sẽ
đón khách trở lại, nhưng mức giá có thể cao hơn rất nhiều”.
Cô
nói: “Hẳn làng sẽ còn đẹp hơn bây giờ. Nhưng, với mức thu nhập bình quân của
người lao động Việt Nam
như chúng tôi, thì có lẽ càng ít người già trong nước có thể nghỉ dưỡng được
trong ngôi làng đạt tiêu chuẩn quốc tế này”.
Sep
20, 2013
Anh
bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện
Dưỡng Lão" để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về "Viện
Dưỡng Lão" vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho
các cụ ...
Sep
18, 2013
Cô
nhi viện và Viện dưỡng lão. image. Note: Tất cả những hình trong bài này là
hình minh họa. Từ xưa đến nay, tôi chưa bao giờ có ý tìm lại cha mẹ. Tôi hiểu
rằng những đứa con lai, nhất là lai Mỹ đen như tôi, là những đứa ...
Oct
28, 2013
Mẹ
tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc 95 tuổi; cả hai người
có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi xe buýt đến thăm
hai bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi đã ...
Oct
18, 2013
Khi
nói tới "Viện Dưỡng Lão" người ta thường chỉ nghĩ tới những người già
mà thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự
lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility).
Apr
14, 2011
Thấm
thoát mà ông bà Mạnh đã vào nhà dưỡng lão được 18 tháng. Hàng tuần Minh đều vào
thăm ông bà vì ông bà là nhạc gia, nhạc mẫu của chàng. Từ hồi vô đây đến nay,
sức khoẻ bà Mạnh đỡ hơn đôi chút. Bà cũng có ...
Jun
08, 2011
Hỏi
ra thì mới biết mẹ anh Lâm đang ở trong viện dưỡng lão từ hơn 6 năm qua. Anh còn
nói: “Cám ơn em nha. Nhiều khách khó chịu lắm, họ chỉ muốn đi thật đúng giờ.
Sớm chút là họ bỏ, gọi taxi khác. Anh cũng đành chịu ...
Mar
27, 2013
Nếu
trời bắt u mê chẳng còn biết ai vào với ai, thì ở đâu mà chả giống nhau, ở nhà
nó hay ở nhà mình, mà cho dù có ở trong viện dưỡng lão, thối tha, bẩn thỉu thì
cũng có biết gì nữa đâu mà chịu mí lị không chịu! Tôi luôn luôn ...
May
07, 2012
Hôm
nay là ngày quyết định sẽ đưa mẹ vào Viện dưỡng lão. Cả đêm qua thao thức không
ngủ được, Phượng trằn trọc xuốt đêm, nghĩ ngợi lan man hết chuyện này sang
chuyện khác, lòng rối như tơ vò. Gần sáng nàng mới ...
Sep
12, 2013
Đêm
đến, hai lão già gân khề khà tâm đắc bên mâm rượu thịt, chuyện trò râm ran kéo
đến quá khuya. Sáng hôm sau ông Cần thuê xe 7 chỗ ngồi cùng vợ chồng ông Hàn
trực ... BM: 10 thần dược cường dương ? Jan 03 ...
Dec
06, 2012
Chúng
tôi phải đi bộ khoảng năm trăm mét để đến khu dưỡng lão của một tổ chức tư
nhân. Đó là một khoảng đất rộng, nằm khuất sau đại lộ Hungtington hai con
đường, cách bờ biển Hungtington chưa tới hai cây số. Một nơi ...
May
15, 2012
Câu
chuyện của chị Xuân làm tôi nhớ tới có lần tôi gặp hai bà lão ở New Jersey . Bà lão người
Việt cứ theo nài nỉ tôi nhờ tôi nói giúp với cha xứ mà tôi thân, để cha nói với
con cái bà cho bà được vào Viện dưỡng lão người ...
Nov
15, 2011
Có
cụ chọn giải pháp dọn vô ở trong nhà dành cho dân nghỉ hưu (retirement home) và
có cụ khác thì bắt buộc phải vô sống trong viện dưỡng lão (nursing home) để có
người săn sóc cho đến ngày ra đi. Ôi sao mà thê thảm ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.