Dư
luận rùng mình vì dịch sởi gây tử vong cao ở Hà Nội
Câu
chuyện cả trăm trẻ em chết vì dịch sởi ở Việt Nam cho thấy một xu
hướng rất đáng ngại tại quốc gia đông dân đang trên đà phát triển
này: tính chịu trách nhiệm của giới chức rất yếu, gần như không có.
So
với một nước như Ả Rập Saudi thì làm quan ở Việt Nam là nghề dễ hơn
nhiều: quyền chức lớn, lợi ích cao nhưng tính giải trình thật thấp.
Vì
cùng thời gian, Bộ trưởng Y tế của Ả Rập Saudi, nước vẫn còn theo
chế độ phong kiến, đã bị cách chức chỉ vì virus Mers làm 81 người dân
nước này tử vong.
Theo
tin tức từ Trung Đông hôm nay 22/4/2014, chỉ vài ngày sau khi thăm các
bệnh viện ở Jeddah để “trấn an dư luận” về vụ virus đường hô hấp gây
chết người, Bộ trưởng Abdullah al-Rabiah đã bị nhà vua cách
chức.
Cho
đến nay, có 261 vụ nhiễm virus này được ghi nhận ở Vương quốc Hồi
giáo gần 30 triệu dân.
Đổ
tại thời tiết
Bộ
trưởng Y tế của Ả Rập Saudi bị cách chức vì dịch virus làm chết hơn
80 người dân
Còn
tại Việt Nam, báo chí đưa tin hôm 21/4 Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim
Tiến cũng “đi thị sát một số bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc sởi tại Hà
Nội”.
Bà
chẩn thật đúng bệnh:
"Bệnh
nhi dồn vào một chỗ, thời tiết miền Bắc ẩm ướt thuận lợi cho virus phát triển
là hai trong số nguyên nhân khiến dịch sởi bùng phát mạnh."
Nhưng
sự chẩn bệnh quá đúng này nghe lại cứ như từ miệng một người ngoài
cuộc, không hề liên quan gì tới nạn quá tải ở các bệnh viện vốn
không phải là chuyện mới và những gì Bộ Y tế đã có thể làm những
tuần qua.
Bà
Tiến còn nói: "Giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt,"
theo trang VnExpress tường thuật lại câu chuyện.
Như
thế, lỗi hóa ra là ở chỗ báo chí chưa đưa tin nhanh kịp để Bộ Y tế
có hướng giải quyết, giãn các ca nhập viện ồ ạt vào vài bệnh viện
chính ở Hà Nội.
Bộ
Y tế hóa ra vô can và lỗi chính nay chỉ còn thuộc về thời tiết.
Quan
chức né trách nhiệm trong ngành của mình không phải là chuyện gì
mới nhưng điều đọng lại là vị đắng của câu chuyện hơn 100 trẻ em
chết vì dịch sởi ở Hà Nội.
Đắng
vì cả sự bất lực của nhiều người không làm gì để thay đổi cơ chế
và thái độ coi mạng người không ra gì kiểu như vậy.
Thông
thường, ngoài lỗi chuyên môn, quan chức ở đâu cũng còn phải chịu
trách nhiệm để uy tín của ngành mình, của chính quyền bị tổn hại.
Và
ở cả hai điểm này, không chỉ so với Ả Rập Saudi mà so với Trung
Quốc, tính chịu trách nhiệm của quan chức Việt Nam cũng quá thấp.
Chẳng
hạn Bộ trưởng Y tế Trương Văn Khang và Thị trưởng Bắc Kinh, Mạnh Học
Nông đều bị cách chức hồi tháng 4/2003 vì "xử lý kém" các
diễn biến của dịch SARS, gây ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền.
Còn
so với các nước như Anh thì ngành y tế ở Việt Nam ngay từ nền tảng
đã thiếu một số tiêu chuẩn cơ bản để tăng tính chịu trách nhiệm của
cả hệ thống.
Chuyện
bệnh nhân chết ở đâu cũng xảy ra.
Nhưng
theo những gì tôi biết ở Anh thì các vụ chết trong bệnh viện và
chết sau khi xuất viện 30 ngày đều được thống kê đầy đủ, công khai.
Các
ngành khác cũng có quyền giám sát ngành y tế.
Chẳng
hạn như ở Anh, sau vụ bệnh nhân chết tại bệnh viên Stafford, giới chức
tư pháp đã mở cuộc điều tra vì lợi ích công chúng và đã ra một
loạt khuyến nghị bắt buộc hệ thống bệnh viện phải thống kê đầy đủ
những vụ chết tương tự.
Các
bệnh viện cũng được xếp hạng ‘rủi ro’ theo bảng mà trang BBC News đăng
tải dưới ở đây.
Anh
Quốc có bảng thống kê các vụ tử vong ở tất cả các bệnh viện
Việt
Nam rất cần những số liệu như thế và trách nhiệm của quan chức y
tế, giới bác sỹ cần được ràng buộc vào những con số cụ thể như
vậy.
Ngoài
ra, thân nhân người bệnh cũng cần được nói rõ rằng họ hoàn toàn có
quyền kiện dân sự đòi bồi thường trong trường hợp có người nhà tử
vong.
Ở
Anh cũng mới trong tháng này có thêm một vụ như vậy.
Gia
đình bà Sheila Acott , 67 tuổi vừa kiện ngành y tế sau vụ bà
chết vì bị ngã mà không được trợ giúp kịp thời khi đang ở trong
bệnh viện Maidstone, quận Kent
hồi tháng 2/2013.
Bò
cừu và báo chí
Vụ
Hoài Đức làm mất mặt ngành y tế nhưng các quan chức cao cấp của ngành
này vẫn không sao
Cũng
tại Anh, không chỉ chuyện con người mà dịch bệnh xảy ra với bò và
cừu cũng tạo trách nhiệm cho chính quyền.
Hồi
năm 2001, bệnh lở mồm long móng (foot and mouth disease – FMD) đã khiến
chính phủ Tony Blair gặp khủng hoảng.
Về
mặt chính trị, đảng Lao Động cầm quyền khi đó phải cho hoãn bầu cử
toàn quốc vì nhiều vùng nông thôn Anh bị phong tỏa, và nền kinh tế
bị thiệt hại hàng tỷ bảng vì 3,5 triệu đầu cừu, bò và lợn bị
chết.
Nhưng
về cơ chế, tổ chức, Anh Quốc cũng đã có những quyết định cụ thể,
dứt khoát.
Bộ
Nông nghiệp – Ngư nghiệp và Thực phẩm (Ministry of Agriculture, Fisheries
and Food - MAFF) bị giải thể và chính phủ lập ra Bộ Môi trường, Thực
phẩm và Nông thôn (Defra) để thay thế.
Nhiều
nhân vật cao cấp trong ngành thú y bị cách chức và một hệ thống
giám sát hoàn toàn mới được đưa vào áp dụng.
Giới
y tế và đại học cho đến nay vẫn có các nghiêm cứu về chuyện chỉ
liên quan đến gia súc này.
Dù
ở Việt Nam, bà Bộ trưởng Y tế có vẻ trách cứ báo chí, tôi nghĩ
truyền thông đã đóng vai trò tốt trong việc báo động về vụ dịch sởi
ở Hà Nội.
Thực
ra chính phủ nào cũng khó chấp nhận ‘tin dữ’ nhưng nghề báo ở đâu
cũng thế, người đưa tin luôn cần nhìn nhận lợi ích của công chúng cao
hơn của quan chức.
Chẳng
hạn như BBC hồi 2001 đã có vai trò lớn trong việc buộc chính phủ Anh
vào cuộc ngăn khủng hoảng bệnh dịch lở mồm long móng.
Vào
lúc nhà chức trách vẫn nghĩ số bò và cừu ‘chết chính thức’ mới
chỉ có 773 ca nên chuyện chưa nghiêm trọng, phóng viên BBC Robert Hall đã
bay trực thăng qua vùng nông thôn ‘tan hoang vì dịch’ và phóng sự
truyền hình của anh hôm 29/3/2001 đã làm thay đổi toàn bộ cách nhìn
của dân Anh và chính phủ về chuyện này.
Vụ
Hoài Đức: Không nghiêm trọng, chỉ mất mặt ngành y tế
Không
có báo chí Việt Nam, người dân cũng không thể biết được vụ nhân bản
kết quả xét nghiệm máu tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức.
Cũng
chính báo chí trong nước viết rõ ra rằng vụ Hoài Đức làm
'mất mặt ngành y tế' nhưng các quan chức cao cấp của ngành này vẫn không
sao và các bị cáo cấp thấp chỉ bị án treo hoặc cảnh cáo.
Cứ
như thế, vấn đề ở Việt Nam không phải là báo chí không nói đủ, mà
là vì có một hệ giá trị coi nhẹ các chuyện gây tác hại nghiêm
trọng đến sức khoẻ, tính mạng con người.
Không
thể để các chuyện 'nhân tai' được coi như thiên tai, rơi vào ai thì
ráng chịu.
Nếu
như quan chức y tế vẫn tiếp tục bình chân như vại, giới chức các
ngành khác ở Việt Nam vẫn có thể vào cuộc như tại Anh Quốc vì sự
an toàn chung của cộng đồng.
Nguyễn
Giang
PHỔ
BIẾN GẤP BÀI NẦY ĐỂ CỨU CÁC BÉ BỊ BỆNH SỞI (HAY CẢ BỊNH ĐẬU MÙA)
Bệnh
sởi con nít là 1 bệnh Siêu Vi (Viral Infection), rất dể trị.
TOA THUỐC:
Trẻ
em tùy lớn nhỏ: Cho thuốc viên đâm nhỏ trộn với chút nước đường hay mật
ong
Từ
1 đến 1,5 đến 2 viên (tùy tuổi và cân nặng bé nhi), cho thuốc Nystatin loại 500.000 đơn vị quốc tế / mỗi lần. Ngày uống từ 3 đến 4 lần.
Thuốc
viên phải được đâm nhỏ trộn với mật ong hay nước đường, thêm vài giọt nước gừng.
Sau
khi uống thuốc, cho uống ngay nước mật, hay nước đường, hoặc nước hồ cháo
ngọt có bỏ thêm vài giọt nước gừng để chống nôn mửa.
Tuyệt
đối không cho uống sữa ngay sau khi uống thuốc, vì sữa làm hư thuốc và
làm các bé nhi nôn mửa thuốc.
Nếu
em bé đói thì chỉ nên cho nước đường nâu, hay nước cháo bỏ đường thôi.
Phải
chờ ít lắm là 1 giờ trở lên sau khi uống thuốc mới cho uống sữa được.
Cách
dùng thuốc cho bé nhi: Đâm nhỏ viên thuốc hòa với chút nước mật hay nước
đường cùng vài giọt nước gừng cho uống, nhớ mổi ngày từ 3 đến 4
lần.
*
Trong
1 đến 3 tuần, bệnh sẽ lành. Nhưng nên uống tiếp cho đến 5, 6 tuần để trừ
tuyệt căn. Có thể cho uống 3 tuần, khi bệnh sởi có vẻ lành hết xong
nghỉ 1 tuần rồi cho uống tiếp thêm 3 tuần. Bảo đảm cứu được các cháu nhỏ
theo Phát Minh Canada
và Hoa Kỳ của Ts. Bs.Trưng Triệu.
Xin
Quý vị hãy vui lòng hy sinh chút thí giờ quí báu để cứu mạng người.
Rất
trân trọng biết ơn,
Gs.
Trưng Triệu MD. Ph.D.
11
hours ago
Những
ngày này, cả đất nước nhất là Hà Nội đang lên cơn sốt bởi hơn trăm trẻ em chết
vì bệnh sởi. Căn bệnh bùng phát và nhanh chóng lan nhiễm khắp thành phố, thậm
chí đã không trừ người lớn. Hàng loạt trẻ em đã chết ...
Jul
29, 2011
b-
Bệnh sởi: Còn nhớ khi xưa ở bên nhà hầu hết trẻ con bị ban sởi với số tử vong
cao vì các biến chứng như sưng phổi, viêm não, tổn thương não bộ. Đó là do
không có chích ngừa đầy đủ. Cho nên các cụ ta khi đó thường ...
Feb
24, 2014
Cụ
thể ở bệnh này là lắng tụ tinh thể monosodium urate ở bao khớp, gân do tình
trạng acide urique tăng cao trong máu… gây ra các đợt viêm khớp ngoại biên tức
là viêm các khớp chân tay đặc biệt hay xảy ra ở ngón chân ...
Oct
22, 2013
Nói
đến chuyện bệnh viện ở VN nhiều quá rồi, thật tình tôi không muốn nhắc đến nữa.
Nhưng còn những chuyện vượt quá sức tưởng tượng của con người giữa thời đại này
và có lẽ ngay cả ở thời đại y khoa còn non trẻ lạc ...
Mar
25, 2013
Vào
lúc số người lớn tuổi trên nước Mỹ ngày càng đông thì những nhu cầu chăm sóc
đặc biệt những người lớn tuổi với bệnh mất trí nhớ và bệnh Alzheimer cũng ngày
càng tăng. Thông tín viên Faiza Elmasry đi thăm một cơ ...
Jun
13, 2012
Trong
một số trường hợp, móng tay vàng có thể là biểu hiện của những bệnh trầm trọng
hơn như bệnh về tuyến giáp, bệnh về phổi, tiểu đường và vẩy nến. 4. Móng tay
hơi xanh. image. Móng tay hơi xanh có thể là do cơ thể ...
Oct
31, 2012
Hương
đã kinh qua một thời gian bệnh Cancer: gồm 3 tháng dò tìm bệnh, 8 tháng trị
chemotherapy, 1 tháng Radiotherapy, còn thử máu thì lia chia...vậy mà ròng rả
1.5 năm mới vượt qua khỏi. Thời gian tìm bệnh cũng nhiêu ...
Aug
03, 2012
Một
cuộc khảo cứu mới cho thấy rằng thiếu ngủ là một vấn đề sức khỏe ngày càng gia
tăng trên khắp thế giới. Tình trạng mất ngủ có liên quan tới các chứng bệnh mãn
tính như bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường. Thiếu ngủ ...
Aug
06, 2013
“Một
điểm quan trọng khác mà chúng ta biết được, là tại sao các tác nhân gây bệnh
đáp ứng khác nhau trước hiện tượng biến đổi khí hậu, điều đó rất cần để giúp
chúng ta tiên đoán và cuối cùng là kiềm chế các vụ bộc phát ...
Dec
04, 2012
Nếu
vô phúc lúc ấy chất gây nhạy ứng lại quá nhiều trong không khí, chỉ sau một lần
tiếp xúc với chất ấy, người bệnh cũng có thể bị suyễn hành mỗi ngày, trong
nhiều tháng sau đó. image. Người ta chưa thực sự biết rõ ...
May
25, 2012
Trong
cuộc trao đổi hôm nay bàn về tình trạng đáng báo động của các cơ sở y tế và
bệnh viện công trong nước có sự tham gia của hai bạn trẻ trong nước và hai bác
sĩ trẻ đang tu nghiệp tại hai nước tiên tiến ở Châu Á và ...
Jun
21, 2011
Bên
trong cơ thể cá & Dịch bệnh từ buôn bán động vật hoang dã. image. http://baomai.blogspot.com/
BaoMai. Bên trong cơ thể cá. Tháng 7 tới, Bảo tàng lịch sử quốc gia Amithsonian
sẽ tổ chức triển lãm tại thành phố New ...
Jun
23, 2013
Nước
Tàu bệnh hoạn vì những món ăn chết người. image. Những thứ thịt bày bán ở đây
trông có vẻ tươi ngon nhưng nó có thể là thịt chuột, thịt chồn, những thứ thịt
heo, thịt bò đã bị thối rửa và phế thải, nhưng được “phục ...
Nhắn Bà Bộ Trưởng Hăng Rô !
ReplyDeleteVừa già , vừa xấu , răng hô,
Lại còn ăn nói hàm hồ thế sao ?
Nhìn quanh , các nước thế nào ?
Xảy ra “ sự cố ”, quan to đi liền
Việt Nam thì vẫn triền miên
Đảng ta cho phép “ huyên thuyên ”đổ thừa !
Nào là báo chí chậm đưa (tin)
Nào là thời tiết nóng nhiều , ẩm cao !
Vắc xin hết hạn tiêm vào
Sơ sinh em bé tử vong vì bà !
Từ từ bà sẽ điều tra,
Vắc xin “ xử lý ” thì là vắc xin !
Dân đen vô viện kìn kìn
Tay bồng , tay bế , bệnh nhi tràn đầy
Riêng bà , bà vẫn phây phây ?!?
Một vòng thị sát , chuyện này dân lo !!!
Mặt mày dân khổ , buồn so !
Hoàng Hạc
Tội Đồ Việt Nam !
ReplyDeleteHỡi bà Kim Tiến hàm hồ
Này bà bộ trưởng tội đồ Việt Nam !
Dân tình khổ sở than van !
Biết bao trẻ nhỏ thác oan vì bà !
Vắc xin hàng giả đưa ra,
Tiêm vào tím tái , băng ca đưa về !
Mẹ cha khóc não , khóc nề
Lương tâm bà vẫn đi về thảnh thơi ?!?
Bao nhiêu thịt thối , thịt ôi
Bao nhiêu hoá chất tràn lan thị trường
Người dân già trẻ tỏ tường
Còn bà câm nín , trông chờ vô ai ?!?
Ngày nay , bệnh sởi tại ai ?
Thiên tai ? Thời tiết ? truyền thông chậm rì ?
Sao bà ăn nói nhằn nhì ?
Đảng kia dậy thế , hay bà ngu si ?!?
Đảng kia , cái đảng ù lì
Đẻ ra bộ trưởng ngu si , mặt dầy !
Toàn bộ y tế một bầy
Coi dân như rác , ác như già Hồ !
Kìa bao xác trẻ dưới mồ !
Hoàng Hạc
Đau sót vì bệnh sởi giết trẻ thơ VN
ReplyDeleteNuối tiếc, xót xa là cảm giác chung của cộng đồng xã hội Việt Nam những ngày này.
Gần 120 nụ hoa “bé bé, xinh xinh, mới hé trên cành” đã không có dịp nở rộ mà đã úa tàn khiến trái tim của những người đã, đang và sắp làm cha mẹ như bị bóp nghẹt.
Cộng đồng băn khoăn, xã hội lo lắng, câu chuyện hành chính đột nhiên trở nên quan trọng vào thời điểm bệnh dịch trở nên bất thường.
Có người nói đó là bệnh dịch thì phải trách bệnh dịch, sao lại trách hành chính. Nhiều quan chức khăng khăng không nghiêm trọng, không vượt quá kiểm soát, đỉnh dịch đã đi qua…
Những thiệt hại có thể nhìn thấy nếu công bố dịch là rất rõ ràng.
Du lịch giảm sút, xuất khẩu phải chịu các điều kiện ngặt nghèo hơn, kinh tế đình đốn trong khi đất nước đang trải qua một cơn tan vỡ của bong bóng bất động sản và quan trọng hơn cả là bản báo cáo thành tích cuối năm của các địa phương sẽ thiếu câu “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.
Nhưng có một thực tế là trong nhiều trường hợp, những mệnh lệnh hành chính lại có ý nghĩa quyết định trong việc xử lý các vấn đề xã hội.
Gần 4 tháng dịch bệnh hoành hành, thông tin đến với người dân nhỏ giọt, người có số liệu không dám nói, người có trách nhiệm bỏ qua không biết là do cố tình hay do thiếu hiểu biết?!
Chỉ có người có lương tâm là đau xót, nhưng cũng không thể trực tiếp phát ngôn mà chỉ có thể thông qua mạng xã hội để nói lên nỗi đau và xót xa ấy.
Đau đớn và tuyệt vọng
Trong gần 120 nụ hoa đó, có bao nhiêu ông bố, bà mẹ nước mắt tuôn rơi, không phải chỉ vì nỗi đau ngày ngày chờ đợi, hi vọng và rồi tuyệt vọng vì những đứa con ra đi, mà còn vì dằn vặt, đau đớn vì thiếu thông tin nên việc chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho con lại trở thành mang con dâng hiến vào ổ dịch.
Một lãnh đạo đầu ngành đã vô cảm nói “Tôi mà có con bị bệnh sẽ không dại cho vào Viện Nhi”.
Nếu không có chuyến công tác lúc chiều muộn của PTT Vũ Đức Đam thì trong 5 ngày vừa qua liệu các số liệu có được công bố, các bố mẹ có con nhỏ mới có được thông tin để tránh đường Đê La Thành như tránh tà.. hay sẽ lại bài ca thành tích của ngành y tế và các phụ huynh lại tràn đầy niềm tin vào bệnh viện đầu ngành Nhi để rồi hối tiếc “giá như”.
Không phải vô cớ mà có bố mẹ đã nói “Cứu con tôi với Bộ Y tế ơi”, bởi vì chỉ có đèn xanh từ ngành y tế, báo chí mới có thể tham gia vào, cảnh báo tăng lên, giảm đi những nguy cơ quá tải, lây nhiễm chéo, chính phủ cũng có hành động, quan tâm đúng mực đến mầm non tương lai của đất nước.
Số lượng bênh nhi nhập viện giảm không có nghĩa dịch đã đi qua mà do các xã hội đã có những phản ứng với thông tin về dịch sởi, các bố mẹ đã ý thức được nguy hiểm tiềm ẩn trong không khí vô hại để tự cách ly và đảm bảo môi trường cho con em mình, hi vọng những phản ứng này sẽ góp phần đưa dịch đi đến thoái trào.
Nhưng giá như những thông tin này đến sớm hơn có lẽ sẽ nhiều nụ hoa không bị úa tàn hơn.
Tin rằng dịch bệnh thì sẽ qua đi, nhưng nỗi đau của gần 120 đại gia đình và những người thân quen sẽ ở lại, cùng với đó là sự mất niềm tin vào chính quyền vào những báo cáo, thông số, những “công bộc của dân”.
Hình ảnh Thủ tướng Hàn Quốc ngay lập tức có mặt tại bến tàu nơi phà chìm mà không được tung hô chào đón, thậm chí còn phải chật vật chống lại những chai nước từ phía gia đình của người mất tích mới thấy ý nghĩa của “dân chủ”, giá trị của hai chữ “công bộc”.
Vị trí không phải là quyền lực tuyệt đối và mãi mãi, nó phải là đam mê, sự thể hiện khả năng và mong muốn được cống hiến xây dựng đất nước, bất cứ khi nào một trong những yếu tố trên bị suy giảm thì cũng đến lúc nên thay thế để đảm bảo sự ổn định và phát triển của nước nhà.
Khi mà ung nhọt đã được tìm thấy, sẽ không là quá muộn để các nhà lãnh đạo cao nhất thể hiện sự cương quyết trong kiện toàn bộ máy, và thể hiện sự tương tác với dân, để chứng tỏ nhà nước này thực sự là “của dân, do dân và vì dân”.
Tạ Thị Thu Hương