Wednesday, April 9, 2014

VÌ ĐÂU NÊN NỖI?

image
Lý do mất miền Nam vào tay cộng sản đến bây giờ vẫn còn được tranh cãi, dù ai cũng thấy nguyên nhân chính là việc Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam VN. "Tiền đồn chống cộng" này không còn cần thiết nữa, sau khi Mỹ biết Trung Cộng vào thời gian đó không có ý định và chưa đủ khả năng nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á. Những sửa soạn cho việc Mỹ rút khỏi VN đã được thực hiện với chương tình Việt Nam Hóa chiến tranh. Đến năm 1972, sau khi Cố vấn An ninh Kissinger và TT Nixon sang Tàu nói chuyện với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai thì ván bài đã được lật ngửa. Không đầy một năm sau, ngày 27-1-1973, Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh VN được ký kết, với phần thua thiệt về phiá Nam VN, phần thắng lợi bất ngờ về phiá Bắc Việt, và Hoa Kỳ được "rút lui trong danh dự".

image
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kinh lý
Cầm bản dự thảo Hiệp Định đã được Mỹ và Bắc Việt phó thự (initial), Cố vấn Kissinger đi Sài Gòn bắt TT Nguyễn Văn Thiệu ký. Nếu TT Thiệu ký ngay thì chẳng khác gì ký vào tờ khai tử của chính ông và của cả miền Nam. Bản dự thảo coi như chung quyết (final draft) này dự trù TT Thiệu phải từ chức liền, trao chính quyền cho Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc gồm 3 thành phần (Quốc, Cộng và thành phần thứ ba ở giữa). Hội đồng sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để bầu lên một chính quyền mới cai trị miền Nam. Một điều khoản khác vô cùng tai hại là trong khi các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và của các nước đồng minh (Đại Hàn, Úc, Thái, Phi Luật Tân) phải rút đi thì những đơn vị quân đội chính qui của Bắc Việt vẫn được quyền ở lại miền Nam. Dĩ nhiên TT Thiệu, Quốc Hội và chính phủ VNCH phản đối. Kissinger không thành công trong việc thuyết phục TT Thiệu. Ông ta giận dữ ra về và thề không trở lại Sài Gòn nữa. TT Nixon phải cử tướng Alexander Haig, Tổng Quản Trị (Chief of staff) Phủ Tổng Thống, qua Sài Gòn điều đình và làm áp lực tiếp. Cuối cùng Mỹ cũng phải thỏa hiệp không đòi TT Thiệu từ chức, không thay thế chính quyền miền Nam bằng Hội Đồng Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc, nhưng giữ nguyên điều khoản không buộc quân đội Bắc Việt rút khỏi miền Nam, vì sợ cộng sản sẽ không nhượng bộ điều này.

image
Kissinger phải đi điều đình lại với Lê Đức Thọ. Phiá cộng sản không chịu sửa đổi bản thảo Hiệp định, Mỹ phải dội bom Hà Nội và phong tỏa hải cảng Hải Phòng vào những ngày cuối năm 1972 để làm áp lực. Cuối cùng Hà Nội cũng phải nhượng bộ nhưng vẫn còn lời chán vì họ được giữ quân tại miền Nam để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm chiếm. Thế là Hiệp định Paric được ký vào ngày 27-1-1973.

image
Để buộc TT Thiệu phải làm theo ý Hoa Kỳ, TT Nixon dùng chiến thuật vừa dỗ vừa dọa. Một mặt ông viết thư cho TT Thiệu hứa hẹn tiếp tục gúp đỡ VNCH, trừng phạt cộng sản nếu vi phạm Hiệp định, một mặt ông chính thức hăm dọa "không muốn trường hợp TT Ngô Đình Diệm tái diễn" (Xem Palace Files và Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng). Những tài liệu liên quan tới những lời TT Nixon nói về TT Thiệu đã được giải mật và lưu trữ tại Thư viện Nixon ở Yorba Linda, California, cho thấy Nixon rất giận dữ trước việc ông Thiệu chống đối những điều khoản căn bản của bản dự thảo Hiệp định. Cuốn băng ghi âm từ 1973 dài 150 giờ và viết lại thành 30,000 trang đã được giải mật và đã được ông Hughes, nhà chuyên môn nghiên cứu các băng ghi âm của các tổng thống Mỹ, tiết lộ Nixon đã từng nói trong một phiên họp tại Bạch Ốc về ông Thiệu: "Tôi không rõ đe dọa đó có đủ hay không, nhưng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả cắt đầu của hắn nếu cần thiết" (cut off his head if necessary - Nguồn: BBCvietnam.com June 24, 2009). Dĩ nhiên, Nixon nói điều này trong lúc nóng giận nhưng cũng phản ảnh một phần sự thật.

image
TT Nixon & Kissinger
Chính tướng Alexander Haig cũng viết trong hồi ký là vào thời điểm đó, tên ông Thiệu thường được nhắc tới trong các cuộc thảo luận và có người đưa ý kiến ám sát ông Thiệu. Tướng Alexander Haig viết thêm: "Nixon rất mong muốn giải quyết chuyện Việt Nam cho xong và chia sẻ sự bực bội và tức giận như núi lửa của Kissinger đối với người đồng minh cứng đầu này (ám chỉ ông Thiệu) đã gây trở ngại lớn nhất cho ông trong việc kết thúc cuộc chiến" (1).

Dọa nhau như thế, nhưng Mỹ đã không dám làm, vì không dại gì gây chuyện rắc rối mới khi sắp đến cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2 của TT Nixon. Vì vậy thầy trò Nixon phải thuyết phục VNCH bằng những hứa hẹn trừng phạt những vi phạm Hiệp định và tiếp tục viện trợ cho Nam VN. Khi tiếp ông Nguyễn Phú Đức, Phụ Tá Ngoại Giao của TT Thiệu tại tòa Bạch Ốc, TT Nixon đã hứa sống hứa chết (he repeated his bedrock assurance) là sẽ bỏ bom Bắc Việt một cách nặng nề nếu Bắc Việt vi phạm hỏa ước (2). Về phần Ngoại Trưởng Henry Kissinger (nhận chức Bộ Trưởng Ngoại Giao ngày 22-9-1973) cũng viết trong hồi ký rằng chính TT Nixon, Bộ trưởng Quốc Phòng và các giới chức cao cấp của Mỹ đều xác nhận nhiều lần với ông Thiệu là chính phủ Hoa Kỳ sẽ buộc Bắc Việt phải tôn trong Hiệp định (3). Hứa như vậy chỉ là để ông Thiệu yên tâm ký một hiệp ước bất lợi. Thực tế, Mỹ chỉ muốn chấm dứt chiến tranh "trong danh dự", có nghiã là lấy được tù binh về, rút chân khỏi vũng lầy VN, mặc cho Nam VN rơi vào tay cộng sản, trong một "khoảng thời gian coi được" (decent interval). Vì thế Hành Pháp bầy trò đề nghị Lập Pháp viện trợ cho Nam VN 700 triệu Đô-la. 

image
Lập Pháp lờ đi. TT Gerard Ford lại yêu cầu viện trợ khẩn cấp 300 triệu. Quốc Hội lấy cớ nghỉ hè, không thể triệu tập phiên họp cứu xét. Một khi người ta đã quyết tâm bỏ cho chết luôn, làm sao có thể cho tiền để sống lay lứt thêm một thời gian nữa?
Sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản, ông đạo diễn phù thủ Kissinger mới viết vuốt đuôi "Lúc này tôi nghĩ tới một ông tướng VN nhỏ bé, một người yêu nước". Ở một đoạn khác, ông viết: "Tôi có rất ít tình bạn cá nhân với ông Thiệu, nhưng nhìn ông theo đuổi cuộc chiến đấu một cách cô độc sau khi người Mỹ rút lui, tôi thấy mến phục ông ấy rất nhiều. Ông ít được thương hại, cũng không được nhiều người hiểu, nhưng những điều đó không ảnh hưởng gì tới nhân cách của ông" (4).

Đúng là những lời ai điếu để an ủi. Chính Kissinger đã tiên đoán với Nixon là sau 2 năm ký Hiệp định Paris, miền Nam VN sẽ sụp đổ. Các chính khách có thói quen chỉ đấm ngực nhận lỗi sau khi rời chức vụ. Về trường hợp Việt Nam, cựu Tổng Thống Richard Nixon viết cả một cuốn sách rút những kinh nghiệm sai lầm, No More Vietnams. Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger viết hồi ký có những đoạn xoa vuốt Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và gần đây đã chính thức xin lỗi về những sai lầm của mình. Ông còn xác nhận trong khi Mỹ chấm dứt viện trợ cho miền Nam thì khối Xô Viết vẫn tiếp tục cung ứng đầy đủ các tiếp liệu cho Bắc Việt. Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird nói rằng các khoản viện trợ Mỹ dành cho VNCH đã bị cắt theo yêu cầu của các thế lực chính trị Mỹ, đưa tới kết qủa chung cuộc là chế độ miền Nam VN thua trận vào ngày 30-4-1975 (VOA 2-7-2007).

image
Khi nhìn thấy vấn đề thì đã trễ. Nhưng khi tại chức, họ chỉ nghĩ tới quyền lợi của nước họ, tới ghế ngồi và danh dự của cá nhân họ. Một tay cầm súng, một tay cầm túi Đô la, họ cứ bước lên đầu người khác mà đi. Vì vậy, chúng ta phải nhớ, trong trường chính trị, không có đồng minh vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Lý tưởng còn thay đổi huống chi chính sách. Khi nhu cầu đòi hỏi, họ có thể xoay đổi chính sách 180 độ, bất kể bao nhiêu tiền bạc và xương máu đã đổ ra. Tiền và mạng người được coi là những chi phí cần thiết cho một giai đoạn với một chính sách giai đoạn. Lúc phải tiêu là tiêu. Tiêu rồi không tiếc.

Dù quy trách nhiệm lớn nhất cho Hoa Kỳ trong việc mất miền Nam, chúng ta cũng phải tự nhận lỗi về những khuyết điểm của mình. Những tính toán sai của các lãnh đạo quân sự và dân sự, nạn tham nhũng, lính ma lính kiểng, hối mại quyền thế... đều có xảy ra dù không ở mức độ trầm trọng như dưới chế độ cộng sản. Không thể chấp nhận những tệ nạn này nhưng chúng không làm mất nước khi ở một mức độ thấp. Dân miền Nam vẫn sống no đủ, tự do, xây dựng hiện tại và tương lai với đà tiến triển không ngừng. Tội nặng nhất phải quy vào những kẻ chỉ biết vụ lợi, những kẻ "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản". Họ là những con buôn bán lén gạo và thuốc Tây cho cộng sản với giá cao. Họ là những người hướng về rừng với hoài cảm thời Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Họ là những trí thức viễn mơ đề cao giá trị dân tộc và chống sự hiện diện của người ngoại quốc trên đất nước. Họ lý luận rằng cộng sản hay quốc gia đều là người Việt, chắc không xử tệ với nhau như người ngoại chủng xử với dân mình. Từ đó, họ chống đối chính quyền quốc gia, gán cho mọi thứ xấu và sẵn sàng nghe theo những lời dụ dỗ của những cán bộ cộng sản nằm vùng. Họ là những người trẻ bị đàn anh phỉnh gạt bằng những lý luận sai lầm. Cuối cùng, họ là những người lãnh đạo tinh thần của một số tôn giáo đã vô tình hay hữu ý lẫn lộn chuyện đạo với chuyện đời, không phân biệt đấu tranh cho công lý với đấu tranh chính trị để lật đổ một chế độ hợp pháp, chưa kể mộ số tu sĩ là cộng sản nằm vùng khéo ngụy trang. Để cai trị một xã hội bị lũng đoạn như thế, chính quyền vẫn phải áp dụng những nguyên tắc dân chủ, hơi mạnh tay là bị kết án đàn áp, sửa đổi luật lệ cho hữu hiệu thì bị kết án độc tài. Có bàn tay cộng sản nhúng vào mọi chỗ mà nhiều người không biết, cứ tưởng mình đang tranh đấu cho hòa bình, tự do và quyền lợi của dân tộc. Chính những người như vậy đã tiếp tay cho cộng sản mau chiếm miền Nam.

image
Mất rồi mới tiếc. Mắt mở ra mới thấy mình lầm. Trong khi dân trong nước đang đấu tranh gian khổ để đòi lại những quyền công dân và quyền con người đã bị cướp mất, đang vật vã đòi lại và giữ gìn những phần biển, đảo mà ông cha để lại, chúng ta ở hải ngoại đang làm gì? Còn bao nhiêu người nghĩ tới quê hương? Có bao nhiêu người dấn thân trong những hành động tranh đấu đòi công lý và nhân quyền cho anh em ruột thịt trong nước? Hay đa số chúng ta vẫn thờ ơ, coi đó là việc của người khác? Có người còn tiếp tay cho những kẻ cầm quyền bán nước và hà hiếp dân dù chính họ đã từng là nạn nhân. May mắn thay, vẫn còn nhiều người âm thầm tranh đấu, hay ít ra cũng âm thầm góp công góp của để yểm trợ những người tranh đấu. Họ thuộc đa số thầm lặng, chỉ lên tiếng khi cần. Vì sống trong những xã hội tự do, các đoàn thể của người Việt đua nở như nấm gặp mưa. Có những đoàn thể tốt nhưng cũng có những đoàn thể hữu danh vô thực, thùng rỗng kêu to. Có những người tốt nhưng cũng có những người chỉ thích danh lợi, thích làm lãnh tụ, mới làm chủ tịch một hội nhỏ xíu đã mơ và cư xử như một thủ tướng, bộ trưởng, dân biểu tương lai. Do đó sự đố kỵ và chia rẽ gia tăng, cộng thêm những bàn tay bí mật của cộng sản và tay sai nhúng vào quậy phá các cộng đồng. Trước những tệ nạn trước mắt, chúng ta vẫn không thất vọng khi thấy sau 39 năm, cộng sản vẫn chưa chiếm được một cộng đồng người Việt nào ở hải ngoại, chưa đưa được khối người Việt hải ngoại vào vòng chi phối và thần phục nhà đương quyền Hà Nội, dù cộng sản đã tốn bao công sức và tiền bạc để thi hành Nghị Quyết 36.

image
Kỷ niệm 39 năm miền Nam bị đặt dưới chế độ cộng sản, chúng ta cần thay đổi phương cách hành động. Chúng ta nên ý thức rằng việc trực diện đấu tranh với cộng sản phải là việc của người trong nước, người ở ngoài chỉ có thể yểm trợ tinh thần, ngoại vận và phương tiện. Chúng ta không nên phí tiền bạc vào những việc phô trương bề ngoài. Hãy dồn phương tiện giúp anh chị em trong nước. Khi tranh đấu trong thời đại điện tử và thông tin nhanh chóng như hiện nay, họ cần phải có máy hình, điện thoại di động, computer... Khi ốm đau hoặc khi bị bắt vào tù, họ cần được tiếp tế lương thực và thuốc men, chưa kể những hoạt động khác đòi hỏi nhiều phương tiện hơn. Các đoàn thể ở hải ngoại nên phối hợp trong việc phân phối sự yểm trợ cho trong nước để tránh tình trạng chỗ ít qúa, chỗ nhiều qúa. Hãy tạo thêm những đường dây liên lạc mới, tìm kiếm thêm những người dấn thân mới và giúp đỡ họ. Nếu làm được như thế, đồng bào trong nước sẽ lên tinh thần và phong trào tranh đấu có cơ lớn mạnh nhanh chóng vì có sự yểm trợ cụ thể và hữu ích của đồng bào ngoài nước.

Mong rằng ngày 30-4 năm tới, chúng ta sẽ có một nước Việt Nam đẹp hơn nước Việt Nam hiện nay.


MẶC GIAO
_________________________________________________
(1) Alexander M. Haig, Jr., Inner Circle, tr 307, Warner Books, New York 1992
(2) Alexander Haig, sách đã dẫn, tr 306
(3) Henry Kissinger, Les Années Orageuses, tr 355, Fayard, France 1982
(4) Henry Kissinger, sách đã dẫn, tr 365



Sau Ngày Tan Hàng !
image

Ngày tan hàng, các anh không thua trn
Ch
ưa chiến đu, sao đành phi ôm hn ?
Gi
n đng minh, đã bán đng anh em !
Bàn c
thế gii, bóng ti nhá nhem !
G
n bn mươi năm qua,
Mi
n Nam đã tri qua quá đ
Ngàn l
n thê thảm,
H
ơn nhng gì ta có th nghĩ ra !
Cu
c chiến đi qua,
Đ
tt cả bt đu xy ra
Đ
a ngc trn gian,
C
nước chìm vào tăm ti !
Đêm không cùng c
a máu đ Vit Nam !
M
t bn tham lam, tràn vào vơ vét
Đ
p , đng, đài, thm chí c toi lét
B
n quan to, vàng bc, rượu ngon, gái đp
Dân mi
n Nam, ch còn mi con đường hp
Đi kinh t
ế mi, lao đng, thu li,
Ch
tri , bán ca ci, vá víu, sng lang thang
Ho
c gom góp, lao ra đi dương tìm đường sng
M
c hi tc, cướp bóc,
Hãm hi
ếp, bin chôn thây !
Vì T
Do, tt c đành chp nhn
K
li, cuc sng đành ôm hn !
S
ng ln na, cho qua kiếp nga trâu !
H
c tp ci to, rng sâu nước đc
Cu
c sng đo đy, nơi chướng khí Sơn Khê
H
ng đêm nh li, não rut ê ch !
Trò h
thế k, thng Ngu ging dy !
Thiên đ
ường đâu  đng rêu rao chng thy
Toàn b
o tàn, ngang ngược khp nơi nơi
Cu
c sng thnh thơi ?
Thiên đ
ường trong ác mng !
Gi
c v đây, cây c cũng đau thương !
Làm sao k
hế, bao đon trường, bi thm !
B
n ngàn năm, còn li mt đt nước tan hoang !

Ngày nay,
Gi
c Tàu tràn lan, c nước điêu tàn !
Xin h
i các bn, có mt chút hoang mang ?
Hay d
ng dưng, vì là chuyn ca đng ?
Đ
ng cng gian tà, tư bn đ hôi tanh
Vi
t Nam ơi, n vô cm sao đành !
Góp m
t bàn tay, ri chúng ta s thy
Tu
i tr Vit Nam, vùng lên, đng dy
Đánh th
c sơn hà, gic mng ngu si !
Bóng t
i phi qua đi, T Do ch đi
Nh
ưng trước tiên, chúng ta phi góp mt bàn tay
Vi
t Nam ơi, ri s li có mt ngày
Ngày Qu
Đ sch bóng, rng bước quê hươ
ng !

Hoàng Hạc


Cm Ơn Anh !
image

Mt tm hình nói lên được tt c
N
i hào hùng, bi thm, quá kh đau thương !
Đ
i chinh nhân trong s kiếp đon trường !
Ngày tan hàng, loài qu
đ làm quân vương !

Tôi v
i anh, chưa quen biết, ch nhìn qua bc nh
Nh
ưng vô cùng thương cm, nhng anh hùng ca Vit Nam
C
m ơn anh, dâng hiến c mt đi cho dân tc !
Vi
t Nam không hèn, như bn gic rêu rao !

Vi
t Nam ơi, trong đêm ti dm trường
Trong t
n cùng sâu thm ca đêm đen !
Nh
ng thng điên, trong hoang tưởng trin miên !
Đã đ
y dân tc vô bin máu tang thương và thù hn !

Ba m
ươi tháng tư, vĩnh vin ngày Quc Hn !
Ngày c
nước căm gin bn vô lương !
Vi
t Nam không Hèn, tui tr Vit Nam s lên đường
Loài Qu
Đ, s tranh nhau tìm l cng !

Bao nhiêu l
cng cho va t
i bay !

Hoàng Hạc




Hc Tp Ci To Hay Tù Giam Thế K !?
image

Ngày đi mái tóc còn xanh
Ngày v
đã bc, lưng còng anh ơi !
Ngày
đi con mi nm nôi
Ngày v
, con đã biết ngi đim trang

Anh
ơi, l a hai hàng
Con anh trang
đim, nhưng đời chưa vui !
Anh
ơi, đời đã chôn vùi
Cánh chim b
t gió, bao năm người hùng !

Đêm nay r rích côn trùng
Nh
ư rên, như r, tiếc ngày xa xưa !
Nh
ng ngày đi sm, v trưa
Nh
ng ngày hai đứa còn chưa biết gì !

Dòng
đời chuyn tiếp nhiu khi
Bi
n dâu, dâu bin, kiếp đời chinh nhân
Đời ai không chết mt ln !
Các anh
đã chết, tui đời còn xanh !

L
gì cuc chiến hôi tanh !
Mi
n Nam chính nghĩa chng loài xâm lăng
C
ng quân loài qu hung hăng
Tay sai qu
đỏ, lan tràn thế gian !

M
t ngày nước mt, ly tan !
M
t ngày vĩnh vin đi vào s xanh
Th
ương thay nhng kiếp hùng anh !
Xót thay n
ước mt tan hàng nơi nơi !

Bi
n khơi như gi như mi
Lao ra bi
n c, kiếp đời đổi thay
Còn bao ph
n s không may !
Tin l
i d d, mười ngày thông qua !

Bao nhiêu tr
i đã lp ra
Giam
đời tui tr, tinh hoa cuc đời
“ H
c tp ci to ” là li
Tù giam th
ế k, là đời chinh nhân !

Gi
c thù là lũ bt nhân
Ti
u nhân, b i, tr thù các anh !
Bao nhiêu k
xiết cho đành
Bi
t giam, đói kh, nhc hình, tan thây !

S
ơn Lam chướng khí tù đày
R
ng sâu, núi thm, chôn vùi các anh
Trên
đầu, tóc hãy còn xanh
Trái tim tan nát, gia
đình hn sâu !

H
c tp trong chn vùng sâu
H
ng đêm cán b ngu si chém vè !
Ng
ười khôn chăm bm ngi nghe
Th
ng ngu, thng dt lăm le dy đời !

N
i đau, oan khc thu tri !
Đau thương, ti hn cho đời chinh nhân !
Mi
n Nam trong thế không cân
H
n loài qu đỏ, ngu đần vì đâu ?

Ngày v
, biết s còn lâu
Không ai ng
được, s lâu chng nào ?
Ngày
đi, li tin, câu chào
Ngày v
, nước mt tuôn trào không thôi !

Anh
ơi, mt cuc đổi đời
Cu
i cùng cũng đến bến b t do
Tháng t
ư li đến bun lo !
C
u cho vn nước, thoát ra cng thù !

Ngày nào dân
được t do
Quê h
ương sng li, thiên thu cũng đ
ành !

Hoàng Hạc 


Chuyện Buồn Tháng Tư.

Hi ai thương nh quê hương
Xin nghe tôi k
chuyn bun tháng Tư
Tháng T
ư, tri đt mây mù
L
nh hàng, buông súng, thiên thu còn bun!
Ngh
n ngào, nhc ti, đau thương
Oan khiên máu đ
ngp đường lui quân
Thân ng
ười đ xung theo thân
Không làn đ
t ph, không ln tin đưa !
Xác ng
ười bón gc rng thưa
N
ước tôi có mt Tháng Tư kinh hoàng !
Tháng T
ư nghe lnh đu hàng
Bao ng
ười thương lá c vàng quyên sinh!
N
ước nguy, v nước, quên mình
M
t thành, anh dũng cùng thành, chết theo!
Tháng T
ư khói la ngt nghèo
Vô danh qu
c s bao nhiêu anh hùng!
Tháng T
ư v tr khóc chng
M
già chan cha git hng khóc con
Tháng T
ư đi bác n giòn
Tr
thơ chết thm dưới cơn đn thù
Tháng T
ư rng ca lao tù
N
ước tôi t đy đau nh ni đau
Núi r
ng người ni chân nhau
Ki
ếp tù l nht đa cu, thm chưa !
Trong tù, tù ch
ết như mơ
Ngoài tù, dân ch
ết bên b bin đông
Bi
n xanh pha đ máu hng
R
ng xanh l đ tng dòng m hôi !
Tháng T
ư ai biến nước tôi
Thành lò h
a ngc thiêu người tang thương!
H
i ai còn nh quê hương
L
ng nghe tôi k chuyn bun tháng Tư
Nghe r
i, xin ch làm ngơ
Vì quê ta đã đ
ến gi đi thay
Góp vào, xin góp bàn tay
Làm c
ơn gió lng thi bay mây bun


Ai còn nghĩ đ
ến quê hương
H
n lòng đau đn chuyn bun Tháng Tư

Ngô Minh Hằng


May 01, 2011
Hình ảnh biến cố tại Sài Gòn ngày 30-4-1975. http://baomai.blogspot.com/. BaoMai. image. Một vài hình ảnh biến cố tại Sài Gòn ngày 30-4-1975. image. Posted by BaoMai Mai at 12:31 AM · Email ThisBlogThis!Share to ...

Apr 30, 2011
Sau ngày Cộng sản chiếm miền Nam 30/4/1975, khẩu hiệu “Chủ Nghĩa Mác Lê Bách Chiến Bách Thắng” đã được giăng khắp hang cùng ngõ hẻm. Khẩu hiệu trên cũng được các cán bộ cộng sản từ Bắc vào lên lớp giảng ...

Apr 30, 2012
Ngày 30-4-75, đối với họ, không hơn không kém một vết nhơ lịch sử cho cả dân tộc vì những tác hại không ngờ của nó: Sau ngày 30-4-75 người CSVN miền Bắc nhìn người miền Nam, nhân dân và quân đội, công, cán, ...

Feb 28, 2014
Mùa xuân năm 1992, vào cuối tháng 3, gia đình tôi rời Việt Nam đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình do một người chị vợ di tản trước biến cố 30-4-1975 vài ngày, có quốc tịch Mỹ làm hồ sơ bảo lãnh từ hơn 10 ...

Mar 07, 2014
Mất tự do, mất dần độc lập quốc gia, ngày 30/4/1975, miền Nam lọt vào tay quân cộng sản, nhưng cũng là ngày khởi đầu cho một cuộc đấu tranh mới: đấu tranh để giành lại tự do, dân chủ và vẹn tòan lãnh thổ. image.

Nov 26, 2013
Đó là lời người con gái ở Hố-Nai Biên-Hòa (bắc kỳ 9 nút) nói với tên bộ đội (bắc kỳ 2 nút) khi hắn theo tán tỉnh cô sau 30-4-1975. Cô là thế hệ thứ hai của một gia đình di cư vào Nam sau 20-7-1954. Tội nghiệp cô gái bắc kỳ!

Nov 16, 2012
Hoa Kỳ và Việt Nam nhìn khác nhau về cuộc chiến kết thúc ngày 30/4/1975. Chiến tranh tại Việt Nam, từ 1955 đến 1975, được gọi là “Vietnam War” qua cách nhìn của những nhà làm chính sách Hoa Kỳ vì nó diễn ra trên ...

Apr 23, 2011
Một vài hình ảnh xẩy ra ngày 30-4-1975 tại dinh Độc Lập: image. http://www.youtube.com/watch?v=L7J2mJp1pkY. Sài gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời. Sài gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời. Giờ còn đây, những kỷ ...

Apr 30, 2011
VRNs (23.04.2011) – Sài Gòn – Càng gần đến ngày 30/4 những người chiến thắng, đích danh gọi là cộng sản Bắc Việt thì họ sẽ sơn son thếp vàng lại tấm bảng “PHONG THÁNH” cho cuộc “Đại Thắng Mùa Xuân 1975” thật ...

Apr 26, 2011
Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập.

May 01, 2012
Cả một hạm đội gồm 50 chiến hạm được huy động từ nhiều tháng trước ngày 30-4-1975. image. Đầu tháng 3 năm 1975, khu trục hạm USS Kirk được lệnh nhổ neo từ căn cứ San Diego , để đi hộ tống hàng không mẫu hạm ...

May 07, 2012
Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam , xô bồ ...

Oct 23, 2013
Báo chí và truyền thông Hoa-Kỳ sau đó vẫn tiếp tục can dự vào chính-trị Việt Nam đưa đến biến cố 30-4-1975 khiến nhiều người đã kết luận là báo chí Mỹ đã thua cuộc chiến đó, vì vậy mà sau này quân đội Hoa-Kỳ đi đánh ...

May 04, 2012
Tôi cũng chưa quên những bà con vào Nam sau 30-4-1975, gom góp một ký đường, vài lon sữa làm quà, tưởng là quý hóa lắm, ai dè miền Nam đâu có thiếu thốn và khổ cực như họ bị đánh lừa. Ðã có những người, thẹn quá ...

Oct 01, 2013
Hồi còn ở Việt Nam , trước 30-4-75 tôi đã từng chứng kiến những người vợ lính hay mẹ lính đi nhận xác chồng hay xác con mình đã hy sinh để đền nợ nước. Họ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc và họ cũng đã hy sinh ...

May 23, 2011
Nếu lũ điên thù hận, bạo cường, và tham vọng kia là bọn phỉ quyền Hanoi, thì tại sao ngày 30-4-75, TCS lại lên đài phát thanh SG hát đón bọn này vào thành phố? Không lẽ TCS ngu đến độ vui mừng và hãnh diện đi đón lũ ...

Nov 07, 2013
Tại sao có ngày 30-4-1975 · Toán Học và Những Con Số...Mathematics & Numbers · "không tăng lương" · Bí ẩn thuật hồi xuân Tây Tạng: ... BM: Lên đồng & Mê tín dị đoan ở Việt Nam. Sep 04, 2012. Lên đồng & Mê tín dị đoan ...

Jun 15, 2011
"cán ngố" đi chợ trời. image. http://baomai.blogspot.com/ BaoMai. - Mại dzô… Mại dzô… Đồng hồ mười hai trụ đèn, không người lái, hai cửa sổ… Xem thử đi các đồng chí… Cái đồng hồ này đáng giá cả một gia tài, nhưng ...

Mar 26, 2014
Đó là những ngày sống xa núi rừng của các chú cán ngố, như cá tập sống trong môi trường từ nước lỏng đến bùn khô cứng…. để tập làm người !!! Truyện ấy xưa rồi !!! Nói làm chi nữa !!! Nó hết NGỐ rồi , Nó vượt xa người ...

Apr 14, 2011
"cán ngố". Thấy mọi người ngơ ngác, hoang mang, sếp đập bàn cái rầm: Thời buổi này mà kém suy luận quá, này nhé “cụ tỉ” là nói tắt của hai cụm từ cụ thể và tỉ mỉ, “cô súc” có nghĩa là cô đọng và súc tích, thế thôi. image.

Apr 21, 2011
Vì chưa bao giờ thấy sinh hoat của đường phố Sàigon, thấy cái gì cũng lạ, một anh Cán Ngố đến hỏi chuyện anh bán Két. - Lày anh, tại sao giá cả nạ nùng thế? Anh có thể giải thích môt tí xem có được không lào ... Anh bán ...

Aug 04, 2011
Tôi cúi nhìn xuống chân mình để dấu nụ cười, ngước lên nhìn tên cán ngố tôi trả lời từ tốn:- Thưa cán bộ, trong trại cải tạo chúng tôi học thuộc nằm lòng: " Với sức mạnh của ba dòng thác cách mạng, đảng và nhà nước ta là ...

Sep 14, 2013
Sau này tôi nghe kể nhiều lần về những ông cán ngố ngoài Bắc sau năm 1975 vào Nam lần đầu nhìn thấy thành phố Sài Gòn, tôi nghĩ là họ chắc cũng chỉ ngố như tôi là cùng. Ba bố con tôi ở chung với gia đình bác Thụy ...

Apr 15, 2011
Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta. 6. "Cuộc gặp" = meet, run into = hội kiến, gặp mặt, gặp gỡ, buổi họp. Nghe "Cuộc gặp" thấy cụt ngủn, chưa trọn nghĩa. Ý họ muốn tả một cuộc hội ...

Mar 28, 2012
Hãy chụp giùm tôi. image. Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa, Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục, Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc, Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa. image. Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,

Mar 28, 2012
Tháng Tư Về. image. Nhìn hình cô bé Hạnh mà lòng em đau, mắt em cay sè, răng em nghiến... Gần 40 năm trôi qua nhìn cái vỏ giả tạo bề ngoài của quê hương VN, em cứ ngỡ dân tộc mình được TỰ DO, ấm no và hạnh ...
Apr 30, 2012
Huỳnh Thục Vy: Viết cho Tháng Tư. image. Huỳnh Thục Vy - Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối tương quan tình cảm của tôi ...

Nov 08, 2013
Mỗi năm, ngày 30 tháng tư gợi lại vết thương đau buồn và mất mát của người Việt hải ngoại, người Việt mất nước, người Việt tỵ nạn, người Việt chạy trốn chế độ độc tài Cộng Sản. 2_ Chiến dịch “Gió lốc” (Operation Frequent ...

Mar 09, 2014
Trí nhớ của Việt Kiều. image. Bây giờ, sau nhiều năm định cư, tình hình tài chánh đã cho phép người ta đi du lịch, hay trở về Việt Nam thăm quê hương, quên hẳn thời gian trước đây, còn gian nan khi mới mất nước, tháng tư .

Feb 12, 2014
Biên tập viên Rob Nelson của Tạp chí Variety nhận định rằng bộ phim tài liệu “The Last Days in Vietnam” của Rory Kennedy phối hợp các hình ảnh và tài liệu quý giá, những hình ảnh khó quên của Sài Gòn vào tháng Tư năm ...

Apr 15, 2012
Tháng ba, tháng tư về bung mủ,. Âm thầm chịu đựng đã bao năm. Ba mấy năm sau lệnh đầu hàng,. Trời ơi lịch sử đã sang trang!! Xác vất trên rừng, thây bỏ biển,. Ngàn năm sầu hận vẫn chưa tan. Sẽ trả lời sao với cháu con,.

2 comments:

  1. Rat nhieu nguoi noi rang VN bay gio kha hon hoi xua , co nghia la sau thang 4-1975 , nguoi mien Nam da bi day xuong rat thap 'tan cung bang so' . Dan Bac Viet Cong San thi kha hon roi. Bon Can Bo, Cong An nam quyen luc nen sung suong so voi dai da so dan ngheo kho.
    DM HCM va be lu CONG SAN .

    ReplyDelete
  2. Đàn bò

    Ta chán lắm nhìn lũ bay theo cộng
    Như đàn bò vào lò sát Lê nin
    Nghe vẹm nói mà đã vội vã tin
    Kéo về nước dể giải hòa với chúng !

    Mày không biết bọn giặc Hồ chơi súng
    Còn chúng mày chỉ có tay không
    Mày chưa biết cộng chơi kiểu xe tông
    Đô mày kiếm vừa đủ mua mồ mả

    Ta chán lắm nhìn lũ bay tơi tả
    Quá thương mày mà chẳng biết làm sao
    Cộng đã bẫy mày khó chạy đường nào
    Tao chỉ biết thắp nén nhang tiễn biệt !

    Ba mươi tháng Tư cộng vào cộng giết
    Chúng đọa đày mày cải tạo bao năm
    Ra nước ngoài quên mẹ hết hờn căm
    Nghe vẹm dụ lại đâm đầu về nước

    Rắn độc khôn sao mày không bắt chước*
    Đánh nó rồi thù sẽ trả không tha
    Nó sẽ tìm không quản ngại đường xa
    Mày ngu quá quay đầu về nộp mạng !

    Tỉnh dậy đi vì trời đang gần sáng
    Cùng toàn dân dẹp cộng cứu giang san
    Mày chớ quên việt cộng giống dã man
    Chúng bắn giết có khi còn chôn sống !

    Cứ về đi rồi ngày mai vỡ mộng
    Bọn công an và trộm cướp đang chờ
    Gái đẹp nhiều môi mọng đẹp như thơ
    Ngu thì chết lũ Vịt kìu theo giặc....

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.