Ông
Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) bị còng tay, xiềng chân trong lúc bị dẫn giải.
Việc
xiềng chân khi dẫn giải bị cáo Nguyễn Đức Kiên (tức Bầu Kiên) tại phiên tòa xử
ông và một số bị cáo khác ở Ngân hàng ACB là mang tính chất 'tiêu cực' giống
như 'một sự ngược đãi', 'trù giập' đối với ông Kiên, theo một luật sư nhân
quyền từ Việt Nam.
Hôm
16/4/2014, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã bị xiềng xích chân, trong khi tay bị còng
mặc dù đã có ít nhất vài chục công an mặc cảnh phục áp giải kề cận tại phiên sơ
thẩm xử ông Kiên và những bị cáo khác trong vụ án kinh tế ở Ngân hàng ACB.
Các
hình ảnh được đăng tải trên truyền thông chính thức của nhà nước cho thấy ông
Kiên bị xiềng chân và có thời điểm xuất hiện trước tòa trong một đôi dép lê 'tổ
ong', được cho là khá 'nhếch nhác'.
Trả
lời câu hỏi của BBC hôm 17/4 về việc liệu có hoàn toàn cần thiết và là điều
bình thường hay không khi ông Kiên vừa phải bị còng tay, lại xích chân bị cáo
này được giải trong phiên tòa, luật sư Lê Thị Công Nhân nêu quan điểm:
"Câu
hỏi liên quan đến sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên và hình ảnh của ông bị đưa ra
phiên tòa mà ông ấy cũng phát biểu tại phiên tòa là ông phản đối việc nhân viên
trại giam T16 người ta xích cả chân ông ấy, ngoài việc còng tay,
"Theo
tôi, việc ông Kiên phản đối là hoàn toàn đúng đắn, bởi vì việc ngăn chặn một
người nghi can của một vụ án, ngăn chặn một bị cáo để khỏi trường hợp giống như
là trốn chạy, người ta thường áp dụng những biện pháp mạnh,
"Mạnh
nhất có lẽ là xích chân, chỉ đối với trường hợp mà tính chất là côn đồ và manh
động nó thể hiện rất là rõ rệt, từ bản chất của vụ án của bị can liên quan,
cũng như là tính cách của bị can đó trong suốt quá trình người ta giam giữ, thì
cảnh sát người ta được phép làm việc đó."
'Tiêu
cực và ngược đãi'
Theo
nữ luật sư nhân quyền này, việc ông Bầu Kiên, một bị cáo trong một vụ án kinh
tế và lại đang 'kêu oan', 'khiếu nại' bị áp dụng hình thức khống chế đặc biệt
này là điều 'rất hiếm'.
Luật
sư Công Nhân, người cũng là một cựu tù nhân chính trị, nói:
"Theo
tôi thì chưa từng thấy một trường hợp bị can trong một vụ án, gọi nôm na là về
kinh tế, lại bị xích chân như là ông Bầu Kiên, thì đây quả thực là một sự việc
rất hiếm thấy, rất là đặc biệt và theo một hướng tiêu cực,
"Mà
theo tôi nó đã mang tính chất giống như là sự ngược đãi, đối với cả Bầu Kiên,
khi mà ông ấy ra khỏi nhà giam và xuất hiện trước công chúng sau 20 tháng bị
giam giữ."
Khi
được hỏi có khác biệt gì khi ông Kiên bị còng tay, xích chân, trong khi nhiều
bị cáo trong các vụ án khác như các ông Phạm Thanh Bình (vụ xử Vinashin), Dương
Chí Dũng, Dương Tự Trọng (vụ xử Vinalines và liên quan), bà Huỳnh Thị Huyền Như
(vụ Vietinbank)... đều không ai bị áp dụng hình thức xiềng chân, dù phần lớn
các bị cáo này là các bị can, bị cáo trong các đại án kinh tế, luật sư Công
Nhân nói:
"Những
trường hợp vừa nêu, không ít thì nhiều, các bị cáo đều thừa nhận hành vi của
họ, và có thái độ tôi nói rõ là thừa nhận hành vi, tức là họ làm một số việc gì
đó và họ nhận là họ có làm những việc đó, giống như kể cả tù chính trị chúng
tôi,
"Nhìn
nhận những sự việc mà họ làm là có tội hay không, thì chúng ta thấy là những ví
dụ vừa nêu, nói chung họ đều nhận tội, nhưng trong trường hợp của ông Nguyễn
Đức Kiên, thì chúng ta thấy rằng là ngay trong buổi sáng hôm qua, khi ông ra
tòa, thì ông ấy đã tuyên bố là ông ấy vô tội,
"Và
điều ấy là một sự xuyên suốt khi mà ông ấy nói là 20 tháng tù, ông ấy đã gửi
không biết bao nhiêu là đơn thư tới những nơi để mà kêu oan, để mà khẳng định
ông ấy vô tội."
'Phải
theo ý nhà tù'
So
sánh với kinh nghiệm bản thân khi từng bị tù giam trước đây, luật sư Công Nhân
cho rằng ông Kiên đã bị 'trù dập, ngược đãi', luật sư nói:
"Theo
như kinh nghiệm của tôi khi đã ở trong tù, cách mà ông ấy bị đối xử như vậy rõ
ràng là một sự cố ý mang tính chất là trù dập và ngược đãi, bởi vì họ đã không
biết làm cách nào để khuất phục ông ấy phải nhận tội,
"Trong
suốt hai mươi tháng giam giữ, ông ấy liên tục kêu oan một cách có hệ thống, một
cách thống nhất chứ không phải là (như) người ta hay dùng từ gọi là phản cung,
ông ấy không phải trường hợp như vậy."
Theo
luật sư Công Nhân bản thân ông Nguyễn Đức Kiên và các luật sư được ông ủy thác
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ông trước Tòa trong vụ án hoàn toàn 'có quyền'
được khiếu nại và yêu cầu các cơ quan thực thi pháp luật chấm dứt sử dụng các
hình thức mà bà gọi là 'ngược đãi'.
Nhân
dịp này, luật sư nhân quyền nêu quan điểm cho rằng chính quyền và các cơ quan
thực thi pháp luật Việt Nam, trong đó có tòa án và ngành công an, cần xem lại
các hành vi được cho là 'vi phạm nhân quyền và nhân phẩm' của các bị can, bị
cáo, tù nhân, trong đó có các hành vi như 'cạo trọc đầu' nghi can, làm người bị
tình nghi xuất hiện trước tòa án, truyền thông, báo giới trong những bộ quần
áo, hình thức bên ngoài có thể gây cảm giác 'đối tượng là tội phạm' đã được Tòa
án và pháp luật kết luận.
Luật
sư nói: "Tôi khẳng định là không có những quy định nào bắt buộc mà họ (cơ
quan công quyền) luôn dùng hình thức vận động, nhưng mà nếu như một chính quyền
tử tế và những nhân viên công quyền hiểu biết pháp luật, tuân thủ đúng nguyên
tắc thượng tôn pháp luật, thì vận động nó sẽ đúng là vận động,
"Nhưng
ở Việt Nam
thì vận động đã biến thành cưỡng bức, đấy là một sự thực và thường thì người tù
không thể nào đủ sức để chống lại những mệnh lệnh như là phải cắt tóc, hoặc là
phải mặc bộ quần áo theo như ý mà nhà tù muốn."
Hôm
thứ Tư, một số báo chí của Việt Nam đã không chỉ đăng tải ảnh chụp mà còn cả
clip video cho thấy bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị xiềng xích ở chân, một số clip
trên báo chính thức còn ghi âm và tường thuật ông Kiên nói:
“Yên
tâm, yên tâm! Không sao đâu! Cả nhà cứ yên tâm đi, nhá!”, ông Kiên vừa bước đi
trong sự dẫn giải của số đông cảnh sát mặc sắc phục, vừa nói trong clip.
Oct
04, 2012
Sau
vụ bầu Kiên bị bắt, người ta tự hỏi ai là người chủ trương trang blog
QuanLamBao, mà lại có thể thoát ra ngoài tầm kiểm soát của an ninh Việt Nam ? Trang
blog Quanlambao hiện đang được nhiều người truy cập bởi ...
Sep
12, 2012
Đây
là một trong các trang đầu tiên đưa tin về vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, hay
Bầu Kiên, trước khi các kênh chính thống được phép đưa tin. Sau đó cũng trang
này đăng thông tin bắt ông Lý Xuân Hải, CEO Ngân hàng Á ...
Mar
21, 2013
NPT:
Bắt giữ Bầu Kiên chỉ là trường hợp cá lẻ. Theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”
nghĩa là, trong trường hợp nghiêm trọng và cần thiết, CSVN chúng tôi có quyền
tuyên
Jul
15, 2013
Bầu
Kiên có thể là anh hùng hôm qua nhưng đùng một cái là tù nhân. Một ông cựu bộ
trưởng đáng kính vẫn có thể đi tù dễ dàng. Người cộng sản không tin ai cả vì
chính họ cũng không tin họ nói thật. Ngoài triệu chứng chính ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.