Thursday, April 24, 2014

Người Uyghur từ đâu đến?

image
Một nhóm Uyghur bị chặn bắt ở Songkhla, miền Nam Thái Lan hồi tháng 3/2014
Câu chuyện về các nhóm người Hồi giáo dân tộc Uyghur tìm cách sang Việt Nam bị bắt và trao nộp về cho quân Trung Quốc đang thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.
BBC Tiếng Việt giới thiệu các nguồn quốc tế về dân tộc Uighur từ trong lịch sử và các vấn đề họ đang gặp phải hiện nay ở Trung Quốc:

Một thời đế quốc

image
Người Uyghur thuộc nhóm Âu Á và có nền văn hóa lâu đời
Là một trong số nhiều bộ lạc nói tiếng Turkic (Thổ) thời cổ, người Uighur hiện nay tập trung đông nhất tại Tân Cương, (Trung Quốc) nhưng cũng sống ở Pakistan, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Nga.
Ngoài ra họ có các cộng đồng nhỏ ở cả Ukraine, Đức và một số nước khác do lưu lạc đến sau này.
Các sử liệu Phương Tây ghi nhận sự tồn tại của Đế Quốc Hồi Hột (Uyghur Empire) có thủ đô ở Karabalghasun bên bờ sông Orhon, ở về phía Tây của Trung Hoa.

image
Có hai nhóm Uighur chính: những người du mục, nổi tiếng về đua ngựa và từng được người Hán gọi là tộc Cao Xa hoặc Thiết Lặc, và những cộng đồng định cư làm nghề nông.
Về mặt chủng tộc, họ thuộc nhóm Âu Á (Eurasian) nên có nhiều nét hình thể giống người Đông Á nhưng cũng có những người mũi cao, tóc sáng.

Theo Britannica, đế quốc của người Uyghur mà dân Hán cũng gọi là Duy Ngô Nhĩ, đã có quan hệ gắn chặt với các triều đại Trung Hoa.
Tuy thế, họ không bị người Hán coi là mối đe dọa như nhóm Hung Nô và người Uyghur từng giúp vua Đường dẹp loạn An Lộc Sơn năm 755.

image
Các triều vua Hán thường mua ngựa của người Uighur và bán cho họ các sản phẩm nông nghiệp.
Một vị vương của tộc Uyghur, Mouyu còn từng viếng thăm kinh đô Lạc Dương của Trung Hoa.
Vì có ngôn ngữ và tôn giáo giống các dân tộc Trung Á, người Uyghur là cầu nối giữa Trung Hoa và các vùng phía Tây.

Kashgar, đô thị có từ thời cổ của người Uyghur mà nay thuộc về Tân Cương, Trung Quốc, từng là một trung tâm thương mại trên Con đường Tơ lụa giữa Đông và Tây ở châu Á.

image
Đầu thế kỷ 20, người Uighur từng tuyên bố độc lập ngắn ngủi ở vùng Đông Hồi (East Turkestan).
Đến năm 1949, chính quyền Mao Trạch Đông thắng trong cuộc nội chiến ở Hoa lục, đưa quân vào làm chủ vùng đất này và gọi là Tân Cương, miền biên giới mới.

Trung Quốc lo ngại gì?

image
Đại biểu từ Tân Cương tham gia Quốc hội Trung Quốc
BBC News trích lời giới vận động người Uyghur nói rằng văn hóa, thương mại và tôn giáo của họ bị chính quyền Trung Quốc trói buộc.
Trung Quốc cũng bị tố cáo đã tăng cường trấn áp người Uyghur sau các cuộc biểu tình trong thập niên 1990 và trước thời gian diễn ra Thế Vận hội Bắc Kinh 2008.

Vẫn theo trang BBC News, trong thập niên qua, nhiều nhân vật nổi trội từ cộng đồng Uyghur ở Tân Cương, ước tính có khoảng 9-10 triệu người, đã bị Trung Quốc bắt hoặc truy đuổi khiến họ phải trốn ra nước ngoài tỵ nạn.
Chính quyền Bắc Kinh nói có các nhóm ly khai Uyghur và thậm chí có cả những tổ chức khủng bố thuộc sắc dân này.
Ngược lại, các nhóm vận động người Uyghur tố cáo Bắc Kinh đưa di dân Hán vào vùng Tân Cương, bắt đầu từ các ‘binh đoàn’ lao động sản xuất nhưng có vũ trang từ thời Mao tới các đợt mới ồ ạt hơn về sau này.

image
Họ cho rằng các nhóm Hán tộc di dân vào Tân Cương làm loãng đi bản sắc của người bản địa và người Uyghur trở thành thiểu số ngay tại tân Cương.

Vụ xung đột sắc tộc nghiêm trọng nhất xảy ra vào tháng 7 năm 2009 tại Urumqi, thủ phủ Tân Cương khi đám đông người Uyghur tràn ra phố, tấn công người Hán, chém chết cả phụ nữ và trẻ em.
Vài ngày sau, các nhóm thanh niên Hán dùng gậy và thanh sắt đã ra phố lùng bắt và đánh trả người Uyghur, gây ra thương vong và khiến chính quyền phải đưa quân cảnh ra phố.
Trong vụ bạo lực đó, gần 200 người đã bị thiệt mạng và theo truyền thông Trung Quốc thì đa số nạn nhân là người Hán.

image
Đầu tháng 3 năm nay, tại nhà ga xe lửa Côn Minh, tỉnh Vân Nam đã xảy ra một vụ tấn công nghiêm trọng nữa bằng đao mà các mạng xã hội Trung Quốc nói là do các thủ phạm người Uyghur thực hiện.
Trong vụ việc, có ít nhất trên 40 thường dân Trung Quốc thiệt mạng và hơn 140 người bị thương.

Giới quan sát từ bên ngoài nói vụ tấn công gây ngạc nhiên vì cộng đồng Uyghur ở Vân Nam và Hồ Nam chỉ có vài nghìn dân làm nghề trồng cấy, ít liên hệ với nhóm Uyghur gốc du mục Tân Cương.
Tuy thế, các nguồn tin như New York Times cũng nói sau vụ đâm chém tại ga Côn Minh, công an Trung Quốc vây các khu nhà của người Uyghur trong tỉnh và tiến hành các vụ bắt bớ.

Các đợt trấn áp cũ và mới có thể là lý do khiến một số nhóm Uyghur tìm đường xuống Đông Nam Á.
Ngoài Việt Nam và Thái Lan, họ cũng đến cả Campuchia và một nhóm từng bị chính quyền Hun Sen trục xuất về Trung Quốc năm 2009.

image
Theo nhà báo Hamid Ismailov từ ban Trung Á của BBC, người Uyghur chạy xuống Đông Nam Á là để tìm đường vòng trở lại Thổ Nhĩ Kỳ, nước cho họ trú ngụ do có cùng nguồn gốc ngôn ngữ và tôn giáo.
Mục tiêu của các nhóm Uyghur vì thế không phải là tìm cách định cư ở lại Thái Lan hay Việt Nam.
Dù vậy, chính quyền các nước này đã tìm cách trục xuất họ về Trung Quốc.
Cách đối xử này khác hẳn với chuyện các nước Asean thường cho người tỵ nạn Bắc Hàn sang Nam Hàn định cư.

image

Vì dù tồn tại như một dân tộc có hàng triệu người nhưng lại không có nhà nước riêng, người Uyghur đang phải chịu sự đưa đẩy của hoàn cảnh mà không có quốc gia nào bảo vệ.


May 02, 2011
Những phong tục lạ ở mạn thượng du Bắc Việt · Những cái nón cối đi qua đời tôi · Xin anh đừng đánh .... Sự Tàn Phá Di Sản Văn Hóa Việt Nam, Thật Là Đau Lò... Dấn Thân Độc Đáo Của Sinh Viên Nguyễn Anh Tuấn · Vũ Khí ...

May 01, 2012
Chiến dịch Gió lốc (Operation Frequent Wind) là một cuộc di tản bằng trực thăng của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng Hòa, diễn ra từ ngày 29 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Có 50,493 người, trong đó có 2,548 trẻ mồ côi ...

Apr 16, 2012
Tháng 3, rồi tháng 4 năm 1975, thiên hạ chạy di tản rần rần từ miền trung vào trong nam, rồi từ đất liền « chạy » ra biển, nhốn nháo hỗn loạn chẳng biết « trời trăng » gì hết, chỉ có một ý nghĩ rõ rệt ở trong đầu là « Ở lại với tụi ...

Jun 27, 2013
GENEVA — Một bản phúc trình mới cho biết hơn 45,2 triệu người bị buộc phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn trong năm 2012. Đây là con số cao nhất kể từ năm 1994. Phúc trình hàng năm có tên Xu thế Toàn cầu của Cao ủy Tị nạn ...

Oct 26, 2013
Sáng Chủ nhật ngày 10 tháng 6 năm 1990, một hạm đội Hoa Kỳ gồm 6 chiến hạm trong khi di chuyển từ Thái Lan sang Phi Luật Tân, đã phát hiện một chiếc tàu tỵ nạn Việt Nam trên hải phận quốc tế. Vị hạm trưởng đã hạ ...

Mar 09, 2014
Kế đến là những người bỏ nước đi tị nạn. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, tị nạn có nghĩa từ bỏ sự bảo vệ của chế độ cầm quyền ở quốc gia nguyên quán. Theo nguyên tắc này, khi chúng ta đang xin hay còn mang quy ...


image


Sức mạnh của dông bão
Một phụ nữ Việt suýt bị nhóm giả IRS lừa đảo
Bộ GD và cú lật kèo 34 ngàn tỷ, dân té ngửa!
Tháng 4 của Saburo Sakai
Tang lễ xúc động của thầy hiệu phó tự tử sau vụ tà...
Bà Tiến hay ông Lùi cũng rứa thôi !
Vì đâu bạo hành ‘lên ngôi’?
Obama coi nhẹ quan hệ với VN?
Một vụ ‘bỏ nhà đi bụi đời’ có một không hai ở San ...
Điều trần về tự do báo chí VN ở Hoa Kỳ
8 thói quen hầu hết chúng ta tưởng vô hại
Lũ lợn xổng chuồng
Made In VietNam !
Bộ mặt nông gia Hoa Kỳ đang thay đổi
Quan trường VN: hay không bằng gian?
VN coi tử vong vì sởi như bị thiên tai?
Bệnh sởi, đường cong và những lưỡi không xương
Vũ khí chiến lược dầu hỏa
Tội ác và trừng phạt
Nghĩ thoáng khi nghe Gabriel García Márquez qua đờ...
Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?
TPP: Đòn bẩy cho Nhân quyền ở Việt Nam?
Thế giới nghẹt thở
Cách nhìn "Bên Dưới" hàng chữ in trên nhãn hiệu mộ...
Thiết giáp hạm lớn nhất nước Mỹ, USS Iowa
Bản chất của chế độ qua việc bắt và thả người
NASA cho phi thuyền đâm xuống Mặt Trăng
Bỏ qua đau thương xây dựng đất nước
VN có 'sập bẫy' thu nhập trung bình?
Vì sao chính quyền 'sợ' xã hội dân sự?
Nữ sinh bị đeo bảng "Tôi là người ăn trộm"
Xiềng chân Bầu Kiên là ngược đãi
Hoa Kỳ và Nga đang rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạ...
Ai đã vận động cho tự do của tiến sỹ luật Cù Huy H...
Khai trương Trung tâm Hoa Kỳ hiện đại ở Hà Nội
Bí mật con gái bên những dòng sông
Những nạn nhân trong mùa khai thuế
Tản mạn chuyện Phù Tang
Chân dung các vị vua cuối cùng đời nhà Nguyễn
Phóng viên tạp chí Life chụp ở Đông Dương năm 1948...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.