Lịch
sử xã hội không bao giờ mất đi sự quan trọng của nó mà lại không mất đi sự phức
tạp. Muốn hiểu tình trạng của một xã hội đương đại bắt buộc phải hiểu một cách
đầy đủ và sắc thái về con đường mà xã hội đó đã đi từ trước đến nay. Muốn đối
phó với những thách thức lớn của hôm nay phải hiểu một cách sâu hơn về nguồn
gốc của những thách thức đó.
Mặt
khác, năng lực của chúng ta để đề cập những thách thức của hôm nay luôn luôn
tồn tại trong vòng những hạn chế về thể chế và những cách suy nghĩ do chính
lịch sử xã hội tạo ra. Hơn nữa, trong bất cứ xã hội nào luôn luôn có những
thành phần muốn giữ hiện trạng của hôm nay chính vì họ được hưởng quyền lợi của
hiện trạng đó.
Trong
dịp ngày 30 tháng 4 năm 2014 tôi xin trân trọng đề nghị để hòa giải dân tộc,
nhân dân Việt Nam ở hai bên phải đối mặt lịch sử theo một cách mới. Phải có đủ
dũng cảm để thực hiện những bước đi cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Phải
nhận ra rằng giải phóng thực sự cho toàn quốc Việt Nam sẽ chỉ có nếu toàn dân
Việt Nam thực sự thống nhất về một số nguyên tắc thiết yếu do chính người dân
Việt Nam và mọi người dân Việt Nam quyết định hay có sự ưng thuận thực sự của
họ.
Trong
39 năm qua, đặc biệt là từ đầu thập kỷ 90, người dân Việt Nam ở khắp nơi (kể cả
ở ngoài nước) đã thấy những thay đổi sâu sắc trong xã hội của đất nước mình. Từ
một mô hình kế hoạch tập trung Việt Nam đã chuyển sang một mô hình dựa
vào kinh tế thị trường. Từ một nước đói nghèo, Việt Nam đã lên đường công nghiệp hóa.
Rõ
ràng sự phát triển của đất nước có nhiều yếu tố rất hứa hẹn bên cạnh những
thách thức rõ nét. Vấn đề hòa giải là một trong những thách thức lớn đó. Cách
trả lời câu hỏi này hoàn toàn phù thuộc vào quan điểm của mọi người đối với một
câu hỏi lớn hơn nữa: Chúng ta muốn có một Việt Nam như thế nào?
Những
lý do để ủng hộ một quá trình hòa giải ở Việt Nam được nói đến nhiều nhất chính
là để mở rộng điều kiện của mọi người tham gia một cách tích cực vào sự phát
triển của đất nước. Tuy nhiên sự thực rằng chúng ta vẫn đang bàn, tranh cãi, và
suy ngẫm về hòa giải ở Việt Nam
sau gần 40 năm kể từ ngày 30/4/1975 chứng tỏ rằng cách tiếp cận vấn đề hòa giải
đến nay vẫn còn nông cạn và hoàn toàn chưa được.
Muốn
có một quá trình hòa giải thực sự phải cam kết nỗ lực để đẩy mạnh một “xã hội
mở,” một “xã hội bao gồm” mà trong đó ai cũng đều có cơ hội để tham gia và
không có việc bị loại trừ vì tư duy hay những tin tưởng của mình. Phải có những
thể chế và hành vi dân chủ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu trong thông
điệp đầu năm.
Kinh
nghiệm quốc tế cho thấy vấn đề hòa giải chưa bao giờ là một chuyện đơn giản và
không thể diễn ra theo hướng một chiều. Muốn hòa giải phải có đủ dũng cảm chính
trị để tưởng tượng và đấu tranh cho một tương lai khác hẳn với hiện nay.
Có
ai dám tưởng tượng rằng chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản sẽ gửi lời xin
lỗi chính thức tới hàng triệu người ở bên thua cuộc bị xúc phạm hay phân biệt
đối xử trong nhiều năm trong thời hậu chiến? (Có người bảo tôi chuyện đó không
bao giờ có! Chưa chắc! Có ai dám tưởng tượng Ủy Ban Sự Thật và Hòa Giải ở Nam
Phi? )
Có
ai dám tưởng tượng rằng chính phủ Việt Nam sẽ công nhận những bà mẹ (hay bà má)
mất con cái trong chiến tranh ở bên thua cuộc cũng là những bà má anh hùng (nếu
nghĩ về quá khứ vì nhiều thập kỷ chiến tranh của Việt Nam là một bi kịch lớn
cho cả nước, cả dân tộc), và sẽ chu cấp cho họ một khoản tiền hàng tháng để
công nhận cuộc chiến tranh của ngày xưa là một bi kịch cho toàn dân? (Trước khi
loại trừ khả năng xin cho biết đã và đang có những nỗ lực ở một số cộng đồng ở
miền nam Việt Nam
để đề cập chính vấn đề này).
Có
ai ở bên thua cuộc chấp nhận dành thời gian để chia sẻ những bước đầu họ cần
làm trong một quá trình hòa giải? Tham gia những bàn tròn trên TV về hòa giải?
(YouTube còn hoàn toàn miễn phí.)
Có
ai ở cả hai bên thành lập một tạp chí do người đại diện cho các bên cùng biên
soạn để đề cập những vấn đề phải đề cập? (Lập một trang blog có gì phức tạp
đâu!)
Có
ai dám thành lập một quỹ chu cấp hòa giải hàng tháng? (Có quỹ Hoàng Sa rồi và
nỗ lực đó có vẻ khá thành công)
Có
ai dám tưởng tượng sẽ có một lá cờ hòa giải mà những người ủng hộ hòa giải đều
có thể treo trước nhà trong những năm tới để bày tỏ tình yêu nước và người anh
chị em Việt Nam ?
(Có bao nhiêu người Việt Nam
thật có tài về nghệ thuật, cần chờ gì nữa?)
Bao
giờ hết hình ảnh người Việt ở Mỹ phản đối chính quyền ở Việt Nam ?
Có
ai trong Đảng Cộng sản Việt Nam
dám nghĩ đến một cách công khai những cải cách chính trị mà có thể mang lại dân
chủ thực sự ở Việt Nam ?
(Ông Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu rất hay rồi, dù chưa thấy bước quyết định
nào. Vì sao?)
Nếu
câu trả lời là không và những đề nghị này là hoàn toàn vô lý và không khả thi
thì chúng ta không nên nói về hòa giải nữa. Hãy để cho những vết thương cứ mãi
mãi không lành, duy trì một Việt Nam bất hòa muôn năm. Một kết quả
đáng buồn và đáng tiếc.
Tôi
hiểu rằng đã qua một năm mà Quốc Hội Việt Nam
(tức Đảng Cộng Sản Việt Nam )
vẫn quyết định giữ nguyên hiện trạng và vì thế tâm trạng trong và ngoài nước
đối với vấn đề hòa giải thì rõ ràng điều này là không được tốt lắm. Thậm chí có
người đã khuyên tôi đừng nói đến hòa giải nữa vì đau quá.
Thuyết
định mệnh không bao giờ là một con đường hứa hẹn. Mới hôm qua có một cựu bộ
trưởng tuyên bố xã hội dân sự phải được chấp nhận và bảo vệ. Đó là một bước đầu
hết sức hứa hẹn. Vì không có xã hội dân sự thì không thể nào có một quá trình
hòa giải thực sự. Phải hiểu rằng xã hội dân sự của Việt Nam là phức
tạp. Nó không chỉ bao gồm những người ngoài bộ máy, mà còn có nhiều người có
chân trong và ngoài bộ máy. Những người mà có đầu mà chưa thấy miệng vì những
hạn chế và rủi ro cụ thể của họ.
Lịch
sử không bao giờ quyết định tương lai. Nhưng những điều kiện của hôm nay – từ
vật chất và thể chế cho đến cách suy nghĩ của chúng ta đều là sản phẩm của
những quá trình lịch sử. ”Hội chứng chấn thương tâm lý” (PTSD) không chỉ xảy ra
với bên thua cuộc mà là ở cả hai bên, từ những người dân thường đến những lãnh
đạo các cấp.
Đó
là một sự thật nước Việt Nam
đã phải chịu đựng gần 40 năm trời nhưng vẫn chưa được công nhận. Những dấu hiệu
của hội chứng này không chỉ xuất hiện ở khía cạnh tâm lý cá nhân mà về cả hành
vi chính trị. Nhưng, khác so với rối loạn stress sau sang chấn thường loại,
trường hợp của Việt Nam bao gồm cả xã hội, điều này đã và đang vẫn còn ảnh
hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước.
Đã
gần 40 năm rồi. Người dân Việt Nam muốn tạo điều kiện để mọi người tham gia một
cách tích cực vào sự phát triển của đất nước, người Việt Nam phải nỗ lực để
thực hiện một quá trình hòa giải cụ thể, không chỉ nói từ hòa giải.
Khác
với đất nước Triều Tiên, Việt Nam
không còn bị chia cắt nữa. Nhưng cũng khác so với Hàn Quốc hay Đài Loan, toàn
dân Việt Nam thực sự chưa được thống nhất đối với những giá trị chính trị và
dân sự thiết yếu. Chỉ khi mọi người dân Việt Nam
từ mọi phía và mọi quan điểm chính trị đều thống nhất, như thế thì mới có giải
phóng thực sự ở Việt Nam .
Có
không ít người bảo tôi đặt quá nhiều niềm tin vào Đảng Cộng sản một cách thái
quá. Họ bảo: “Khi mà những cuộc biểu tình ôn hòa về vấn đề cướp đất của nông
dân, vẫn bị trấn áp một cách thô bạo. Những người bất đồng chính kiến vẫn bị bỏ
tù, thì làm sao có hòa giải được?” Vâng, ai đã đọc những bài blog của tôi đều
biết tôi đồng ý.
Thực
sự tôi nghĩ gì về hòa giải ở Việt Nam ? Tôi nghĩ rằng muốn hòa giải
thì phải có dân chủ, dù dân chủ đó phải do chính người dân tạo ra. Tôi nghĩ
rằng xã hội dân sự đang phát triển ở Việt Nam là lực lượng cần thiết để đạt
được một quá trình hòa giải thực sự. Vì muốn hòa giải thì sẽ phải có sự tham
gia của mọi người ở đủ các bên. Và tất nhiên, nếu muốn hòa giải thì nhân quyền
sẽ phải được bảo vệ và thúc đẩy từ mọi phía. Đó chỉ là những ý kiến cá nhân của
tôi. Sau cùng, để có một quá trình hòa giải và hòa hợp người dân Việt Nam sẽ cần phải
có những hành động cụ thể.
Các
bạn thân mến, khi viết những bài blog, một khó khăn tôi luôn luôn phải đối phó
xuất phát từ việc phải viết cho nhiều đối tượng độc giả và nhiều người trong số
họ có khả năng sẽ không đồng ý với nhau. Một dân tộc còn nhiều bất hòa chưa
được giải quyết. Tôi biết khi viết về chính trị mình sẽ phải “khéo léo” một
chút. Về mặt đó chắc là tôi chưa hoàn thiện. Tôi muốn tiếp tục làm việc ở Việt Nam và đóng một
vai trò có tính xây dựng thông qua nghiên cứu và phân tích chính sách. Những
bài viết như thế này cũng có chủ định xây dựng mà thôi….
Tôi
không muốn mình sẽ phải viết một bài như thế này nữa vào năm sau, đúng dịp 40
năm. 40 năm là đã quá lâu rồi, đúng không ạ? Chỉ khi có hòa giải thực sự Việt Nam mới được
giải phóng, các bạn có đồng ý với tôi không?
Tưởng niệm 30 tháng tư !
ReplyDeleteLàm sao quên được người ơi ?
Miền Nam mất nước ngày này năm xưa !
Đã ba mươi chín mùa mưa
Bao nhiêu tang tóc , lệ chưa phai nhoà !
Một ngày cả nước vỡ oà
Niềm vui gian dối , nỗi đau tận cùng !
Đau thương , tang tóc chập chùng
Quê hương bỗng chết , một ngày mùa xuân !
Một ngày bầy lính , đoàn quân
Thùng thình quần áo , ngu ngơ mặt mày
Một ngày giặc đã về đây
Sài Gòn còn đó , kẻ nào đổi tên ?!?
Việt Nam niềm nhớ không tên
Việt Nam hai tiếng linh thiêng đầu đời !
Còn đâu trang sử sáng ngời ?
Giặc về , bức tử quê hương đoạ đày !
Miền Nam nước mất một ngày
Quê hương dân tộc lầm than một đời !
Hôm nay xin nguyện một lời
Chung tay góp sức , dẹp tan cộng thù !
Hoàng Hạc