Friday, April 25, 2014

Phim tài liệu hoạt họa độc đáo: 'Tôi là người tỵ nạn Việt Nam'

image
'Tôi là người tỵ nạn Việt Nam' của đạo diễn Sally Trần kể lại câu chuyện có thật về cuộc đời của Mitchell Phạm, một người New Zealand gốc Việt. (www.nzonscreen.com/title/eat-your-cake-im-a-vietnamese-refugee-2010)
Chúng ta đã được nghe nhiều về sự thành công của những người tỵ nạn Việt Nam sau khi định cư tại quê hương thứ hai, nhưng ít có câu chuyện nào được thuật lại qua một bộ phim tài liệu vừa là một phim hoạt họa, như câu chuyện có thật về cuộc đời của ông Mitchell Phạm. Mitchell mới lên 12 tuổi khi trốn khỏi Việt Nam bằng tàu, và bây giờ là một doanh nhân thành công ở New Zealand. Đạo diễn Sally Trần thuộc thế hệ thứ hai trong một gia đình tỵ nạn cộng sản Việt Nam ở New Zealand, cô từng là một nhà thiết kế thời trang trước khi trở thành một nhà làm phim đạt khá nhiều thành công. Hiện cô Sally Trần chia thời gian vừa cư ngụ tại New York vừa sống tại Việt Nam. Mục Đời sống văn hóa của VOA do Hoài Hương phụ trách tuần này, xin được dành để nói về bộ phim độc đáo được đặt tên một cách hóm hỉnh là “Eat Your Cake - I’m a Vietnamese Refugee”.

Được thai nghén và thực hiện công phu, phim ngắn của đạo diễn Sally Trần là một trong nhiều bộ phim New Zealand ra mắt tại Liên Hoan Phim quốc tế năm 2010. Bộ phim ra đời nhờ sự tài trợ của Hội Nghệ Thuật Á Châu New Zealand.

image
Phim “Eat your cake. I am a Vietnamese Refugee” kể lại câu chuyện có thật về cuộc đời của Mitchell Phạm, một người New Zealand gốc Việt. Thời còn là một cậu bé, Mitchell đã từng nếm mùi tù khi bị giam cầm cùng với gia đình sau một chuyến vượt biên thất bại. Sau khi trốn khỏi Việt Nam trong lần vượt biên thứ 3, Mitchell đã trải qua một giai đoạn đầy gian nan trong một trại tỵ nạn trước khi được nhận đi định cư ở New Zealand. Bây giờ ông là một doanh nhân được nhiều người biết tiếng ở quê hương thứ nhì, và là người đồng sáng lập một công ty công nghệ.

Ðạo diễn Sally Trần đã lấy nguồn cảm hướng từ nghệ thuật xếp giấy truyền thống của Việt Nam để tái tạo câu chuyện về cuộc đời của Mitchell Phạm. Trả lời câu hỏi của biên tập viên Ray Kouguell của VOA, rằng làm cách nào cô đã nghĩ ra đề tài và dùng kỹ thuật sáng tạo độc đáo trong bộ phim tài liệu “Eat Your Cake”, cô Sally Trần trả lời:



image
“Tôi gặp ông Mitchell qua một mạng lưới liên lạc của người gốc Á ở thành phố Auckland, bên New Zealand. Có rất ít người Việt Nam sinh sống tại thành phố này và điều đó khiến cho tôi chú ý tới bất cứ người Việt Nam nào tôi được gặp. Khi ông ấy kể lại cho tôi nghe về cuộc đời ông, tôi thấy đây thật là một câu chuyện thật hấp dẫn. Ông Phạm giờ là một doanh gia rất thành công ở New Zealand, thế cho nên tôi nghĩ thật là hay nếu tôi có thể thuật lại câu chuyện của ông, từ cuộc hành trình đầy hiểm nguy để tới đất New Zealand, và những thành quả mà ông đã gặt hái được sau một thời gian sinh sống ở nước này.”

Sally Trần thuật lại phản ứng của ông Phạm khi biết cuộc đời ông được dựng thành phim:

“Ông ấy tỏ ra hân hoan về dự án này. Ông cho rằng đây là một điều thú vị, và lấy làm thích thú về chuyện bộ phim một phần là phim hoạt họa, một phần là phim tài liệu.”

image
Ðạo diễn Sally Tran (www.nzonscreen.com/person/sally-tran)
Cô Sally nói trong tư cách một người tỵ nạn, trải nghiệm của ông Phạm tương đối tiêu biểu đối với những người tỵ nạn tới New Zealand định cư, nhưng cũng có một khía cạnh khác biệt so với những người đồng cảnh ngộ.

“Tôi nghĩ trải nghiệm của ông khá tiêu biểu, nhưng điểm khác biệt so với những trường hợp khác là câu chuyện thành công vượt mọi trở ngại khó khăn của ông, một câu chuyện chờ để được thuật lại, nhưng truyện khá dài dòng, quá dài cho một phim ngắn, mà lại quá ngắn cho một bộ phim bình thường.”

Về thái độ của người dân New Zealand nói chung đối với người tỵ nạn đến từ Việt Nam, cô Sally nói điều may mắn là người dân New Zealand có thái độ rất cởi mở:

“Cộng đồng người Việt ở New Zealand là một cộng đồng nhỏ, ít người, đa số người Việt sinh sống ở phía Nam thành phố Auckland. Tôi nghĩ dân New Zealand rất cởi mở đối với người tỵ nạn Việt Nam. Tôi nghĩ người Việt khá thành công và họ hội nhập tốt đẹp vào xã hội New Zealand.”

Bộ phim Eat Your Cake của Sally Trần độc đáo ở chỗ đây là một phim tài liệu trong đó nhân vât chính trả lời những câu phỏng vấn do chính con trai của ông đặt ra về những gì ông đã trải qua trên con đường tỵ nạn, và cũng độc đáo ở chỗ đạo diễn đã dùng nghệ thuật xếp giấy truyền thống Việt Nam xen lẫn với kỹ thuật hoạt họa để đề câp tới một đề tài nghiêm túc. Sally Trần giải thích:

“Tôi rất thích xếp giấy, và hoạt họa cũng là một trong những điều mà tôi yêu thích, cho nên tôi đã tìm cách thuật lại câu chuyện bằng cách phối hợp môn thủ công này với phim hoạt họa. Ngoài ra, tôi nghĩ phương pháp này thích hợp với câu chuyện vì đây là chuyện về một người tỵ nạn Việt Nam. Xếp giấy của Việt Nam cũng tương tự như origami của Nhật, nhờ vậy bộ phim dễ thu hút cử tọa gồm những khán giả trẻ tuổi. ”

Cô Sally Trần cho biết công việc xếp giấy tương đối đơn giản, về cơ bản chỉ cần xếp giấy thành hình tam giác. Sally nói các mẫu giấy xếp đó có nhiều kích thước và đủ mọi màu sắc.

image
“Chúng tôi có một nhóm gồm khoảng 20 người, cả nhóm tụ tập mỗi Chủ nhật tại studio của tôi. Chúng tôi uống bia, nghe nhạc và xếp giấy thành hình tam giác. Chúng tôi có một chuyên viên về origami, chị ấy xếp những mẫu tam giác thành những hình thể hay cấu trúc. Sau đó chúng tôi phải bỏ ra thêm vài tháng để quay các đoạn hoạt họa.”

Được hỏi cô nhắm vào cử tọa nào, người New Zealand hay người Việt khi thực hiện bộ phim tài liệu về cuộc đời của ông Mitchell Phạm, cô Sally Trần trả lời:

“Chủ yếu cử tọa của tôi là thành phần trẻ tuổi người New Zealand trong lứa tuổi từ 8 tới 15 tuổi. Tôi muốn chiếu bộ phim này tại các trường học ở New Zealand. Tôi nghĩ rằng đây là một câu chuyện có tính cách quốc tế, vượt ra khỏi không gian của một nơi chốn, hay một nước. ”

image
Cô Sally giải thích tên của bộ phim “Eat your Cake, I am a Vietnamese refugee” được chọn để nói lên những sự may mắn trong cuộc đời của Mitchell Phạm, cậu bé tỵ nạn bị tù tội ngày nào nay đã trở thành một doanh nhân thành công trong tư cách là người đồng sáng lập ra một công ty công nghệ ở quê hương thứ hai.

Nhà điểm phim của VOA nói phim Eat your Cake không chỉ là một câu chuyện về cuộc đời một người tỵ nạn đã vượt thắng mọi trở ngại và hiểm nguy để sống còn và thành công, mà bộ phim hoạt họa ngắn này, tự nó, là một bộ phim hay.


image
Muốn xem phim, quý vị có thể truy cập trang web của nhà làm phim Sally Trần sau đây:

image




Hoài Hương-VOA



image

Trung Quốc chỉ là voi ăn cỏ
Phân tách hình ảnh một Phishing Email
Thần đồng Y Khoa gốc Việt
Ưu việt của giáo dục miền Nam
Người Uyghur từ đâu đến?
Sức mạnh của dông bão
Một phụ nữ Việt suýt bị nhóm giả IRS lừa đảo
Bộ GD và cú lật kèo 34 ngàn tỷ, dân té ngửa!
Tháng 4 của Saburo Sakai
Tang lễ xúc động của thầy hiệu phó tự tử sau vụ tà...
Bà Tiến hay ông Lùi cũng rứa thôi !
Vì đâu bạo hành ‘lên ngôi’?
Obama coi nhẹ quan hệ với VN?
Một vụ ‘bỏ nhà đi bụi đời’ có một không hai ở San ...
Điều trần về tự do báo chí VN ở Hoa Kỳ
8 thói quen hầu hết chúng ta tưởng vô hại
Lũ lợn xổng chuồng
Made In VietNam !
Bộ mặt nông gia Hoa Kỳ đang thay đổi
Quan trường VN: hay không bằng gian?
VN coi tử vong vì sởi như bị thiên tai?
Bệnh sởi, đường cong và những lưỡi không xương
Vũ khí chiến lược dầu hỏa
Tội ác và trừng phạt
Nghĩ thoáng khi nghe Gabriel García Márquez qua đờ...
Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?
TPP: Đòn bẩy cho Nhân quyền ở Việt Nam?
Thế giới nghẹt thở
Cách nhìn "Bên Dưới" hàng chữ in trên nhãn hiệu mộ...
Thiết giáp hạm lớn nhất nước Mỹ, USS Iowa
Bản chất của chế độ qua việc bắt và thả người
NASA cho phi thuyền đâm xuống Mặt Trăng
Bỏ qua đau thương xây dựng đất nước
VN có 'sập bẫy' thu nhập trung bình?
Vì sao chính quyền 'sợ' xã hội dân sự?
Nữ sinh bị đeo bảng "Tôi là người ăn trộm"
Xiềng chân Bầu Kiên là ngược đãi
Hoa Kỳ và Nga đang rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạ...
Ai đã vận động cho tự do của tiến sỹ luật Cù Huy H...
Khai trương Trung tâm Hoa Kỳ hiện đại ở Hà Nội

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.