Dư
luận thiếu điều ngã ngửa ra trước màn “lật kèo” này của lãnh đạo Bộ Giáo dục và
Đào tạo
Hôm
qua 20/4, sau chuyến công du nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm
Vũ Luận chính thức đăng đàn khẳng định: Con số 34 ngàn tỷ đồng cho đề án đổi mới
giáo dục chỉ là một… sơ xuất.
Suốt
cả tuần qua, bên cạnh dịch sởi hoành hành lấy đi sinh mạng của hơn một trăm đứa
trẻ, bên cạnh chuyện Chính phủ quyết định rút đăng cai Asiad 2019 thì con số
34.275 tỷ đồng kinh phí cho đề án đổi mới giáo dục thực sự làm nóng dư luận.
Chuyện
ăn học, sức khỏe luôn là chủ đề “hot” với mọi tầng lớp trong xã hội, bởi vậy
nhiều người đã la trời la đất vì không hiểu Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán thế
nào để đưa ra một con số bất ngờ như vậy. GS Hoàng Tụy nói ông đã bị sốc khi
nghe thấy con số 34.000 tỷ, không biết mình có nghe nhầm không.
Ông
cũng cho rằng trong điều kiện kinh tế còn quá khó khăn như hiện nay – mà ngay cả
các nước giàu có trên thế giới cũng không ai tiêu xài vô lý như vậy – thì số tiền
này khó có thể chấp nhận.
Mù
vaccine và dịch bệnh thiếu lòng tin
Trong
khi các cán bộ cấp dưới ra sức khẳng định về việc nhất thiết phải chi 34 ngàn tỷ
đồng cho đề án đổi mới giáo dục này thì ngày hôm qua, ông Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
mới đăng đàn cho biết: “Đó là một sơ xuất. Cá nhân tôi và lãnh đạo Bộ chưa xem
xét, thảo luận về các chi phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông. Trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi
lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có con số này cũng như bất kỳ con số nào về
kinh phí”.
Dư
luận thiếu điều ngã ngửa ra trước màn “lật kèo” này của lãnh đạo Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Ông Bộ trưởng còn giải thích thêm, con số 34 ngàn đồng chỉ là “khái
toán”, bên cạnh đó Bộ còn đang “ước tính” sẽ có những dự án trị giá 100 tỷ đồng
cho việc biên soạn sách giáo khoa phổ thông.
Vậy
là đã rõ, suốt cả tuần qua, những chuyện làm dư luận bức xúc, ngỡ ngàng, trao
đi đổi lại hóa ra chỉ là chuyện hiểu nhầm, là sơ xuất của Bộ mà thôi. Giờ thì
người đứng đầu Bộ đã khẳng định thế rồi, thôi bà con vui vẻ an tâm ai về nhà nấy.
Vẫn
nhớ ông bà mình có câu: “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” nhưng trong trường
hợp này, chuyện yêu lấy các thầy lãnh đạo đương nhiệm Bộ Giáo dục và Đào tạo
nghe ra cứ thấy khó khăn thế nào. Bởi cái quan trọng nhất là uy tín, là trọng lượng
của lời nói, các thầy đã chả giữ được trước dân, bảo dân phải kính, phải yêu, e
là cũng hơi…ép uổng.
Một
đề án lớn như thế, trị giá tới hơn 34 ngàn tỷ đồng, quy ra là 1,5 tỷ đô la Mỹ,
cũng may mới chỉ là chuyện “nghe hơi nồi chõ” thế thôi, chưa mất đi đâu đồng
nào hào nào cả, thì Bộ bảo “sơ xuất” còn có thể chấp nhận được.
Nhược
bằng đề án đó đã đi vào thực hiện, đã giải ngân từng đó số tiền thuế mồ hôi nước
mắt tiền thuế của dân, thì liệu Bộ trưởng đứng ra bảo là “sơ xuất” thì liệu có
ai chấp nhận nổi không?
Rồi
cứ dùng phép diễn dịch mà suy ra, không biết từ trước tới nay, có bao nhiêu quyết
sách quan trọng của Bộ rốt cục đã bị chính lãnh đạo ngành phát hiện là “sơ xuất”
như vậy?
Một
lần thất tín, vạn sự bất tin, tới đây Bộ có công bố một cái đề án nào khác nữa
thì có lẽ phản ứng đầu tiên của dư luận sẽ là nghi nghi hoặc hoặc, chẳng biết rồi
lại có sơ xuất nào nữa không. Các chuyên gia sẽ bảo nhau đừng vội bức xúc, đừng
vội tăng xông kẻo rồi hao tâm tổn trí.
Các
thầy ở Bộ ơi, có lẽ các thầy chớ vội đứng ra nhận trọng trách cải cách giáo dục
làm gì mà trước tiên các thầy nên cải tiến cái cung cách làm việc của mình đi
đã. Đừng để xảy ra tình trạng vừa hôm trước các cấp Thứ trưởng, Vụ trưởng ra sức
bảo vệ cho 34 ngàn tỷ trước dư luận cả nước rồi thì hôm sau, Bộ trưởng đăng đàn
bảo đó chỉ là sơ xuất.
Cứ
làm cho dân tin chắc rằng các thầy có khả năng quản lý, hoạch định chi tiêu từng
đồng tiền thuế của dân một cách minh bạch, hợp lý thì 34 ngàn tỷ chứ gấp 10 lần
như thế, dân cũng chẳng thấy tiếc tiền.
Mi
An
Jan
11, 2014
Trên
thế giới có nhiều định nghĩa, nhiều hình thức khác nhau về tham nhũng. Ở Việt
nam, khái niệm tham nhũng được chỉ định cụ thể chủ thể là người lợi dụng chức
vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực công để vụ lợi cá ...
Dec
16, 2013
Chẳng
hạn, trong lần tiếp xúc cử tri tại Quận Ba Đình, Hà Nội vào đầu tháng 12 này,
khi cử tri bày tỏ bức xúc về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam ông đã nói:
'Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ ...
Dec
03, 2013
Minh
bạch Quốc tế nói Chỉ số của họ tìm hiểu cảm nhận về tham nhũng của những người
ở vị trí có thể đưa ra đánh giá về tham nhũng trong khu vực công. Họ gọi đây là
phương pháp “đáng tin cậy nhất” để so sánh mức độ ...
Apr
21, 2014
Những
ngày này, cả đất nước nhất là Hà Nội đang lên cơn sốt bởi hơn trăm trẻ em chết
vì bệnh sởi. Căn bệnh bùng phát và nhanh chóng lan nhiễm khắp thành phố, thậm
chí đã không trừ người lớn. Hàng loạt trẻ em đã chết ...
Nov
22, 2012
Phản
hồi lại câu hỏi của BBC về việc thay đổi quyền và chức năng chống tham nhũng
trung ương từ Chính phủ sang Bộ Chính Trị, bà Đức nói theo quan sát của bà thì
“chẳng biết các hội nghị, hội thảo và thay đổi nhằm ...
Jul
09, 2013
Nhưng
tình hình đã “hết thuốc chữa” thì cũng qúa rõ bởi dân chưa hết là nạn nhân mà
cán bộ tham nhũng thì đã đột biến từ “một bộ phận” thành “một bộ phận không nhỏ”
sống thỏai mái trong xã hội. Bằng chứng như lời than ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.