Chân
dung các vị vua triều Nguyễn được khắc họa qua những họa phẩm tuyệt đẹp. ( thiếu vua Dục Đức )
Gia
Long (1762 – 1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều
phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam . Ông tên thật là Nguyễn
Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến
khi qua đời năm 1820.
Vua
Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (1791 – 1841), tức Nguyễn Thánh
Tổ, là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, Được xem là một ông vua năng động và
quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến
ngoại giao, trong đó có việc ngăn chặn quyết liệt ảnh hưởng phương Tây đến Việt
Nam.
Vua
Thiệu Trị (1807 – 1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ
năm 1841 đến 1847. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn
có tên là Nguyễn Phúc Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh
Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.
Vua
Tự Đức (1829 – 1883), là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn. Ông tên thật
là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì, là con
trai thứ hai của vị hoàng đế thứ 3 triều Nguyễn, Thiệu Trị. Ông là vị vua
có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883.
Trong thời gian trị vì của ông, nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp.
Hiệp
Hòa (1847 – 1883) là vị vua thứ sáu của vương triều nhà Nguyễn trong lịch
sử Việt Nam .
Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên làNguyễn Phúc Thăng,
là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương
Thị Thuận. Ông lên ngôi tháng 7/1883, nhưng bị phế truất và qua đời vào tháng
10 cùng năm.
Kiến
Phúc (1869 – 1884), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, thường được gọi
là Dưỡng Thiện, là vị vua thứ bảy của vương triều nhà Nguyễn. Ông là con
thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị
Thanh, được vua Tự Đức chọn làm con nuôi. Kiến Phúc lên ngôi năm
1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời khi mới 15 tuổi.
Hàm
Nghi (1871 – 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, là em trai của vua Kiến
Phúc. Năm 1884, Hàm Nghi được đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc
phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra
ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào Cần
Vương kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị
đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie).
Vua
Đồng Khánh (1864 – 1889), miếu hiệu Nguyễn Cảnh Tông, là vị Hoàng đế
thứ chín của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Tên húy của nhà vua các
tài liệu ghi khác nhau, nơi thì ghi là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, Nguyễn
Phúc Ưng Thị, Nguyễn Phúc Ưng Biện, Nguyễn Phúc Chánh Mông, ngoài ra
còn có tên Nguyễn Phúc Đường. Ông là con trưởng của Kiên Thái VươngNguyễn
Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức nhận làm
con nuôi năm 1865.
Vua
Thành Thái (1879 – 1954) là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ
1889 đến 1907. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên làNguyễn
Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu
(Phan Thị Điểu). Do chống Pháp nên ông bị đi đày tại ngoại quốc.
Vua
Duy Tân (1900 – 1945) là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới
1916), sau vua Thành Thái. Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông
được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông bất hợp tác với
Pháp và bí mật liên lạc với các lãnh tụ khởi nghĩa Việt Nam . Vì lý do
này, ông bị người Pháp đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.
Vua
Khải Định (1885 – 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị Hoàng đế
thứ 12 nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ông có tên
húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn, con
trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương
Thị Thục.
Bảo
Đại (1913 – 1997) là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều
Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam . Tên húy
của ông làNguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển ,
tục danh "mệ Vững" là con của vua Khải Định và Từ Cung
Hoàng thái hậu. Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng tục
lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là tên nhà vua.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.