Tuesday, April 8, 2014

VN thả TS Hà Vũ sang Mỹ 'chữa bệnh'

image
Ông Cù Huy Hà Vũ tại trại giam ở Thanh Hóa hồi năm 2012
Nhà bất đồng chính kiến, Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ vừa được chính quyền Việt Nam phóng thích và đã sang Hoa Kỳ chữa bệnh.
Ông Vũ đang thực hiện án tù 7 năm vì tội Tuyên truyền chống nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự trước khi được trả tự do.
Các nguồn tin cho hay ông đã được thả tù dịp cuối tuần rồi và được chuyển từ trại giam ở Thanh Hóa ra sân bay Nội Bài, Hà Nội, để sang Mỹ.
Một nguồn tin nói với BBC ông Cù Huy Hà Vũ và vợ ông, bà Nguyễn Thị Dương Hà, "đã tới Washington DC hôm thứ Hai 7/4".

Hãng thông tấn Associated Press dẫn lời ông Aaron Jensen, phát ngôn nhân của Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói: "Hoa Kỳ hoan nghênh quyết định của nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ".

image
Ông Jensen nói ông Vũ và vợ đã quyết định sang Mỹ sau khi ông được phóng thích.
Từ đầu tháng Ba đã xuất hiện thông tin về việc ông Cù Huy Hà Vũ "sang Mỹ chữa bệnh".
Thiếu tướng Lê Đình Luyện, Chánh văn phòng Thường Trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ, nói trong chương trình 'Việt Nam 7 ngày' của kênh truyền hình đối ngoại VTV4 hôm 1/3 rằng chính quyền đã "cho Sứ quán Mỹ gặp Cù Huy Hà Vũ và làm các thủ tục để cho Cù Huy Hà Vũ được xuất cảnh đi Mỹ để chữa bệnh theo nguyện vọng cá nhân".

Bệnh về huyết áp

image
Trong một cuộc nói chuyện với BBC sau đó, bà Nguyễn Thị Dương Hà cho hay đề xuất cho TS Cù Huy Hà Vũ, người bị vấn đề về huyết áp, sang Hoa Kỳ đã được đưa ra từ năm ngoái trong một số tiếp xúc của giới chức Việt Nam và Mỹ.
"Tháng Chín 2013, tôi cũng từng được nghe gợi ý xin cho chồng tôi đi Mỹ."
Lúc đó, theo bà Dương Hà, ông Cù Huy Hà Vũ đã khước từ đề nghị này.
Thế nhưng nay dường như ông đã chấp nhận phương án ra nước ngoài.
Ông Cù Huy Hà Vũ, sinh năm 1957, là tiến sỹ luật đào tạo tại Pháp.
Ông là con trai của nhà thơ Huy Cận, một vị công thần của chế độ, và là con nuôi của thi sỹ lừng danh Xuân Diệu.

Bị bắt ngày 5/11/2010 tại TP Hồ Chí Minh, ông Cù Huy Hà Vũ bị khởi tố trong cùng tháng về tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ông Vũ trước khi xuất cảnh đang thi hành án tù 7 năm theo phán quyết của tòa sơ thẩm ngày 4/4/2011.
Phiên tòa phúc thẩm vào tháng 8/2011 giữ nguyên bản án đối với ông.
Ngoài ông Vũ, Việt Nam còn giam giữ hàng trăm người khác mà các tổ chức nhân quyền hải ngoại liệt vào diện tù nhân lương tâm.
Chính quyền Hà Nội luôn luôn bác bỏ cáo buộc, nói rằng ở trong nước "không có tù chính trị mà chỉ có những người vi phạm pháp luật" Việt Nam.

'Chính quyền sợ ông Cù Huy Hà Vũ'

image
Blogger Nguyễn Lân Thắng nói chính quyền 'rất sợ ông Hà Vũ'.
Chính quyền Việt Nam hiện vẫn còn 'rất sợ ảnh hưởng' của Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ, tuy nhiên việc họ buộc phải thả ông ra khỏi nhà tù mới chỉ là 'thắng lợi bước đầu' của các nỗ lực tranh đấu trong và ngoài nước vì tự do, công lý và nhân quyền cho Việt Nam hiện nay, theo nhà hoạt động, blogger Nguyễn Lân Thắng.

Bình luận với BBC hôm 08/4/2014 về việc ông Hà Vũ mới được chính quyền cho sang Mỹ chữa bệnh, kỹ sư Lân Thắng, thành viên Tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam, cho rằng trước hết đây là một tin mừng cho bản thân ông Vũ và gia đình của ông.
'Tiếp tục đấu tranh'

Blogger cho rằng chính quyền đã 'bắt buộc' phải thả ông Hà Vũ vì áp lực đòi công lý của trong nước và quốc tế rất mạnh. Tuy nhiên việc ông Hà Vũ đi thẳng từ nhà tù ra sân bay để xuất cảnh cho thấy chính quyền đã 'cân nhắc' rất kỹ và không muốn cộng đồng tranh đấu cho nhân quyền, quần chúng tiếp xúc với ông, do ngại rằng 'ảnh hưởng' của ông còn rất lớn.
"Tôi nghĩ rằng có lẽ nhà nước họ tính toán thả riêng anh Cù Huy Hà Vũ là có sự lựa chọn, thế nhưng về phía những người đấu tranh, những người hoạt động dân chủ, những người đòi hỏi những quyền tự do của con người (như) chúng tôi,

"Chắc chắn việc đấu tranh cho những tù nhân lương tâm, những người vẫn còn trong vòng quản chế, đấu tranh cho họ những quyền dân sự ấy là chúng tối sẽ phải tiếp tục làm," kỹ sư Lân Thắng nêu quan điểm.

Thả Cù Huy Hà Vũ 'có lợi' cho nhà nước

image
Trả lời phỏng vấn BBC về những lợi ích ở trong và ngoài nước mà Việt Nam có được trong việc trả tự do cho luật sư Cù Huy Hà Vũ, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng cho rằng có hai lợi ích chính:
"Một là đối với cộng đồng quốc tế, họ cho thấy chúng tôi có tôn trọng quyền con người và đã trả tự do cho tù nhân chính trị, dù họ chưa bao giờ thừa nhận là ở Việt Nam có tù nhân chính trị cả."
"Thêm nữa là họ đáp ứng được một chút trong các khuyến nghị của các nước thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đã tham gia Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong năm 2013, và đã tham gia thì phải có một chút tôn trọng, thay vì sự thiếu tôn trọng như trước đây."
"Đối với trong nước thì tất nhiên họ có thể lấy lòng được một số dân chúng, đặc biệt là trong giới bất đồng chính kiến và giới dân chủ, làm cho người ta có một chút niềm tin đối với chế độ."
"Đối với chế độ hiện nay, niềm tin của dân chúng và các tầng lớp là rất quan trọng, không có niềm tin thì mọi thứ sẽ rất dễ bị sụp đổ."

Độc giả phản ứng việc thả ông Hà Vũ

Phiên tòa hồi tháng 4/2011 kết án ông Cù Huy Hà Vũ bảy năm tù với tội danh tuyên truyền chống nhà nước
Ông Cù Huy Hà Vũ, một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam, được chính quyền Việt Nam phóng thích và đã sang Hoa Kỳ chữa bệnh.
Ông bị án tù bảy năm vì tội Tuyên truyền chống nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự trước khi được trả tự do. Bị bắt hồi 2010, ông ra tòa và bị kết án năm 2011.
Ông đã được ra tù cuối tuần qua và được chuyển từ trại giam ở Thanh Hóa ra sân bay Nội Bài, Hà Nội, và đã cùng vợ là bà Nguyễn Thị Dương Hà tới Washington DC vào thứ Hai, 7/4.

Việc một nhà bất đồng chính kiến có tên tuổi ra tù trước thời hạn được độc giả trên trang Facebook BBC Tiếng Việt bình luận sôi nổi.
Nhiều người cho rằng hành động này cho thấy việc bỏ tù ông Vũ vì tội chống phá nhà nước là “vô lý.”
“Tự nhiên kết tội chống phá nhà nước xong bắt người ta tù 7 năm, giờ lại thả. Nếu mà có tội thì sao lại thả, mà đã thả là không có tội thì phải công khai xin lỗi,” độc giả Nguyễn Trường Giang bình luận.
“Đây là một bước đi trên đường lối đoàn kết, hòa giải dân tộc. Chỉ có điều luật pháp thì vẫn phải nghiêm minh. Điều 88 hay 258 Bộ luật Hình sự chẳng lẽ viết ra để chơi?” một độc giả khác nói.

So sánh

image
Ông Đinh Đăng Định, cũng bị tù với tội danh tuyên truyền chống nhà nước, được thả hồi tháng Hai nhưng đã sớm qua đời ít hôm sau khi về nhà
Nhân sự kiện trên, nhiều độc giả truy vấn về việc tại sao ông Hà Vũ được thả trong khi các nhà bất đồng chính kiến khác như blogger Điếu Cày và bà Bùi Thị Minh Hằng vẫn phải chịu án tù.
Có độc giả cho rằng ông Vũ chỉ là “vật thế chấp” khi Việt Nam đang có những cuộc đàm phán kinh tế quan trọng với Mỹ và châu Âu.
“Đây chỉ là chiêu bài lấy lòng Mỹ và các nước phương tây. Còn chừng nào bỏ hết mấy cái luật '' lợi dụng quyền tự do dân chủ chống phá nhà nước'' như điều luật 258 thì tôi mới tin có chút thay đổi,” độc giả Nguyễn Văn Trí nói.

Ở một khía cạnh khác, nhiều người lo rằng trường hợp của ông Vũ cũng tương tự như một tù nhân lương tâm khác là ông Đinh Đăng Định, “sắp chết mới được thả.”
Ông Định được tự do vào tháng Hai cũng với lý do chữa bệnh nhưng qua đời vào tháng Ba vừa qua.
“Hi vọng ông Vũ không phải là một Đinh Đăng Định thứ hai,” độc giả Dua Le viết.
Nhiều độc giả thông cảm với hoàn cảnh của ông Vũ và mong ông sớm hồi phục sức khỏe. Ông Vũ có mang bệnh về huyết áp.

‘Không đường trở lại’

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng hành động của chính quyền thể hiện tính “nhân đạo” và “truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam” trong việc đối xử với tù nhân lương tâm.
“Đây là chỉ dấu cho thấy nhà nước có sự mềm mỏng tuyệt vời trong vấn đề nhạy cảm này rồi, tín hiệu tích cực,” độc giả Nguyễn Quang Huy bình luận.
"Bất đồng chính kiến thì nên đối thoại để từ từ giải quyết, không nên chỉ trích lẫn nhau làm gì... Tổ quốc là trên hết, đoàn kết dân tộc là trên hết," một độc giả khác viết.
“Anh là người chiến thắng. Thôi thì không bẻ họe việc dùng từ "phóng thích" làm chi nữa. Nhưng cả thế giới này ai cũng rõ anh vô tội. "Tổ quốc" này không dành cho anh. Anh cứ sống bên đó và đừng quên đấu tranh cho tự do và cho nhân quyền,” độc giả Lưu Quang Hoạt viết.
“Ông Vũ là người có tầm nhìn xa, biết đau xót trước nỗi đau của dân đen, biết vượt qua sự an bài để dấn thân cho một xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn. Chúc ông luôn mạnh khỏe và bản lĩnh để góp phần làm Việt Nam dân chủ hơn,” độc giả Vương Lê viết.
Một số độc giả thấy tiếc cho ông Vũ vì cho rằng việc được cho ra nước ngoài đồng nghĩa là không còn đường trở lại.
"Người tài Việt Nam có hai chỗ là nhà tù và nước ngoài để sống," độc giả Dương Minh bình luận.

Apr 16, 2011
Trong tất cả các sự kiện chính trị nổi bật tại Việt Nam năm 2009, có lẽ vụ Luật Sư Cù Huy Hà Vũ làm đơn kiện Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là sự việc đem lại nhiều ngạc nhiên ...

Apr 16, 2011
Cù Huy Hà Vũ có một nhân thân đặc biệt, có một gia thế đặc biệt, có một quan hệ xã hội cá nhân đặc biệt, tình hình hiện nay đặc biệt, điều luật truy tố ông rất đặc biệt, tất cả các điều đó khiến cho Đảng đã và sẽ còn tiếp tục ...

Mar 05, 2012
Anh bị bắt tại Hà Nội ngày 3/8 năm ngoái sau khi viết tường trình về phiên phúc thẩm của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và hiện đang bị giam tại trại B14 ở Hà Nội về tội âm mưu lật đổ chính quyền. Theo RSF, Paulus Lê Văn Sơn ...

Dec 19, 2012
Anh cũng lên tiếng mạnh mẽ bênh vực luật sư Cù Huy Hà Vũ và cô Bùi Thị Minh Hằng. Nguyễn Chí Đức, sinh năm 1976, người gốc Nghệ An, ông nội, ông chú và cha đều là đảng viên cộng sản, có người hy sinh trong chiến ...
Jan 17, 2014
... lập Công Nông Đoàn Kết Đoàn Huy Chương, sinh viên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, linh mục Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Công Chính, blogger Nguyễn Văn Hải, Ts. Cù Huy Hà Vũ, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, ...

Nov 23, 2013
Nếu họ tự trọng, giữ đúng lời hứa và cam kết, họ phải nhận những Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên cùng biết bao chiến sỹ nhân quyền khác là bạn thân, ...

Feb 27, 2014
Không ai có quyền được tự ứng cử. Gần đây, có luật sư Cù Huy Hà Vũ đã cố tự ra ứng cử, nhưng đã bị loại ngay và hiện nay ông đang nằm trong tù. Do vậy, bầu cử chỉ là hình thức. Bản thân tôi đã từng bỏ phiếu thay cho cả ...

Jun 18, 2013
Cuộc tuyệt thực của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ cho tới hôm nay đã bước sang ngày thứ 23. Và ngày càng có thêm nhiều cuộc tuyệt thực ở trong và ngoài nước để đồng hành với ông trong cuộc tranh đấu để đòi các quyền ...

Oct 21, 2013
Điều đáng ghi nhận là những tiếng nói mạnh mẽ không chỉ xuất phát từ những người đã lớn tuổi như linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sự Cù Huy Hà Vũ, nhà báo Điếu Cày, hay giáo sư Phạm Minh Hoàng, nhưng ngày càng có ...

Apr 30, 2011
Tại Việt Nam, chờ mãi đến 35 năm sau mới có một người can đảm ký tên Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ gửi thư lên Quốc Hội VN vào ngày 30/8/2010: “Kiến nghị trả tự do cho tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính ...

Apr 19, 2011
Trong hàng ngàn ý kiến về phiên tòa xử án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, có lẽ bài viết 'Về sự sợ hãi' của Giáo sư Ngô Bảo Châu được chú ý và bàn luận nhiều nhất. image. Giáo sư Ngô Bảo Châu (thứ hai từ trái sang) tại lễ nhận ...


image

Không muốn kết nghĩa với Nha Trang
Chắc chắn là không
Sương khói sầu vương ánh mắt ai
Hội nghị cấp cao sông Mekong xem xét các thách thứ...
Putin Nga thua bàn II, cạn láng!
Trẻ em Nhật và những bài học đạo đức thú vị
Đinh Đăng Định là người can đảm
Chính quyền nợ cha tôi một lời xin lỗi
Thuốc lá điện tử có an toàn hơn thuốc lá thật?
Dân biểu Mỹ yêu cầu Đại sứ Shear bảo vệ chức sắc t...
Dấu hiệu cảnh báo các bệnh hiểm nghèo
Phương Mỹ Chi: ‘Ca hát không có kiến thức người ta...
Nước Đức tặng Trung Quốc bản đồ cổ
Đời sống cựa mình
Các mức độ phê phán
Ca sĩ Khúc Uyển Đình: Gạch nối giữa hai nền văn hó...
Ði câu với những tay 'sát cá' người Việt ở Florida...
Lê Văn Tám và tác động đến trẻ thơ
Giáo dục VN: cố sửa hay trở về gốc?
Ukraine nói cảnh sát đặc nhiệm bắn người
Bi kịch một tướng cướp
Tôi là người Ukraine: thu hút hàng triệu lượt xem ...
Vẫn không có một dấu hiệu nào của MH370
Người nước ngoài suy nghĩ gì về người Việt Nam
FBI phanh phui hệ thống xã hội đen ở Chinatown San...
Nỗi buồn gỏi cá
Đổ Nước Đường
Nguồn gốc từ đâu có chữ OK
Làng làm khô nhái
Những con đường đạt kỷ lục thế giới
Internet 'đem lại tự do'
Phận người trong những lồng sắt ở Hong Kong
Bị cấm cửa, mới giật mình
Địa chính trị và thân phận các nước nhược tiểu
Hạn chế 'con ông cháu cha' trong lịch sử
Trung Quốc tịch thu 14,5 tỉ đô la tài sản liên qua...
Thơ Song Thất Lục Bát
Dân làng ‘bao vây’ tòa sau vụ xử người đánh chết n...
Ukraine: Theo ai tốt hơn?
Putin thắng một thua ba

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.