Làng
làm khô nhái ở ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên - An Giang có hơn 50
hộ chuyên sống bằng nghề soi nhái làm khô, với giá hơn nửa triệu đồng mỗi kg.
Để có sản phẩm làm ra khô
nhái, mà các quán nhậu gọi là món "Vũ nữ chân dài", thanh niên ở xã
Vĩnh Trung phải lặng lội đi soi nhái ở ngoài đồng mỗi đêm khuya. Đây là một
nghề vô cùng vất vả. Song với một người chịu khó, mỗi đêm có thể kiếm từ 5-12
kg nhái tùy mùa, cho thu nhập bình quân 200.000 đồng.
Đồ nghề săn nhái là cây vợt
lưới dày, cán vợt được làm bằng thân cây trúc to bằng ngón chân cái và có chiều
dài hơn 2m.
Trong đêm tối hun hút,
người soi phải thật nhanh tay, lẹ mắt, thường xuyên căng mắt, theo dõi cử động
của từng con nhái để chụp chính xác.
Khi nào đầy vợt mới mở
miệng túi cho nhái vào giỏ, và cứ thế tiếp tục lần mò từ ruộng này qua ruộng
khác, có khi phải lội qua các xã ấp vùng sâu, xa hàng chục cây số.
Nhái cơm con nhỏ, sau khi
lột da, phơi khô chỉ còn bằng ngón tay. Do thơm ngon nên dân nhậu đã tặng cho
loài khô này những cái tên khá mỹ miều “vũ nữ chân dài”, “kiều nữ đại
gia”.
Nhái sau khi bắt về, lột da
xong phải rửa nước sạch, ướp gia vị rồi mới đem phơi.
Chị Nguyễn Thị Tươi, một
người chuyên sản xuất khô nhái ở xã Vĩnh Trung, cho biết muốn cho khô nhái đạt
chất lượng cao chị phải ướp nhái với tiêu, ớt, muối cho thấm đều trước khi
phơi.
Thông thường, việc ướp khô
nhái với gia vị xong phải để từ 1,5-2 giờ mới vớt nhái ra phơi, để gia vị thấm
vào thịt nhái.
Nhái khô được phơi trên
giàn tre đan phủ lưới bên trên.
Công đoạn này mất khá nhiều
thời gian, phải tỉ mỉ xếp từng con nhái.
Nhái cơm có quanh năm ở
vùng đồng ruộng miền Tây, nên khô nhái cũng được sản xuất quanh năm. Anh Lê
Thanh Dũng, một người chuyên săn nhái, cho biết khô nhái xuất phát đầu tiên từ
nước bạn Campuchia. Bà con vùng Bảy Núi - An Giang bắt chước làm theo. Nhờ khéo
tay lại chế biến tinh tế nên không bao lâu, khô nhái miệt này trở thành món
ngon nổi tiếng ở miền Tây .
Tại ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh
Trung, huyện Tịnh Biên có khoảng 50 người sống bằng nghề soi nhái để cung cấp
nhái thịt cho 5 cơ sở sản xuất khô trong xã.
Chị Trần Thị Mai Xuân, chủ
một cơ sở làm khô nhái, cho biết vào mùa mưa nhái xuất hiện nhiều, mỗi ngày gia
đình chị làm được 15kg nhái khô. Còn mùa nắng như hiện nay chỉ khoảng 4-5kg.
Bình quân cứ 4 ký nhái tươi sẽ cho một ký khô. Giá nhái khô hiện đến 540.000
đồng/kg, còn vào dịp Tết lên đến 650.000 - 700.000 đồng/kg mà không có hàng để
bán.
Nhái phơi dưới ánh nắng
khoảng 8-9 tiếng là có thể bán.
Đặc sản độc đáo này đang
được các nhà hàng, quán ăn săn đón, vì chế biến được nhiều món không "đụng
hàng".
Apr
28, 2011
Trong
các loài chim quen ở đồng ruộng không thiếu vài giống nhái được tiếng người như
sáo, nhòng, cưỡng sau nhiều ngày nuôi dưỡng và lột lớp lưỡi dày, cho ăn chút ớt
hiểm cay cay, vài con bồ cào châu chấu cẳng cao ...
Apr
15, 2011
Hỏi
một chủ quán chuyên bán thịt rừng vì sao khách hàng lại mê món heo rừng, ông
này giải thích gọn lỏn: "Vì họ nghĩ lông heo rừng có 3 chấu tượng trưng
cho ba chữ Phúc - Lộc - Thọ. Chỉ có vậy thôi...". Heo rừng về phố. image.
Để có tiết canh heo rừng thì chủ ..... (Đây là phần lược dịch bài diễn văn của
Đại tướng Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị lực lượng Không quân của
Quân khu Bắc Kin... MH370 'đâm xuống' Nam Ấn Độ Dương. Người nhà
của ...
Apr
16, 2011
Ở
Việt Nam
từ lâu đã tồn tại một đội ngũ săn bắt động vật rừng hoang dã chuyên nghiệp.
Nhiều người trong số đó săn bắt theo kiểu cha truyền con nối, họ có những kinh
nghiệm sâu rộng, đáng nể trong lĩnh vực này.
Sep
22, 2013
Rất
nhiều phụ nữ vùng sông nước miền Tây đã chọn làm những công việc hết sức mạo
hiểm để kiếm tiền, như nuôi rắn độc, “săn” tắc kè, bù cạp, chuột… Dù biết việc
mình làm chỉ cần sơ xuất nhỏ có thể mất mạng như chơi, ...
Dec
05, 2013
Những
người làm nghề săn chuột ở Hoài Đức, ngoại thành Hà Nội thường có hai phương
pháp là dùng bẫy và dùng chó. image. Họ đặt các bẫy chuột trong ruộng lúa, bờ
mương, nơi có nhiều tổ chuột. image. Nếu dùng chó ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.