Một
nữ doanh nhân vừa trở về từ hội chợ quốc tế tổ chức ở Hồng Kông, điều chị ấy
chia sẻ là cảm giác xấu hổ.
Đã
bỏ ra 500 đô la Hồng Kông mua vé vào tham quan, với cái phù hiệu ghi rõ người
Việt Nam trên ngực, bỗng nhiên chị bị chặn lại ở cửa vào gian hàng của một công
ty kỹ thuật của Đức, trong khi thành viên của đoàn là người Nhật thì vào tham
quan thoải mái. Nhân viên của công ty này thẳng thừng thông báo không tiếp đón
người Việt.
Sau
trao đổi, một bạn Nhật cùng đoàn đưa cho chị cái phù hiệu ghi là người Nhật để
chị có thể vào xem các sản phẩm quan tâm. Tuy nhiên, sự trục trặc đó đã lấy hết
sự hưng phấn nhiệt tình nơi nữ doanh nhân này.
Chị
định gặp ban tổ chức hội chợ để làm cho ra lẽ chuyện phân biệt, nhưng đã phải
ngừng ý định khi người của gian hàng nói rằng, họ không hoan nghênh người Việt
bởi vì đã xảy ra nhiều chuyện phức tạp, trong đó có chuyện "ăn cắp".
Hai từ ấy làm cho một người Việt đang ở nước ngoài giật mình. Nỗi xấu hổ đã
ngăn chị phản kháng!
Đã
từng có rất nhiều người nói rằng, khi ra nước ngoài, họ đều từng chịu nỗi xấu
hổ đó. Sau này, để tâm tìm hiểu về cái nhìn thiếu thiện chí với người Việt, nữ
doanh nhân biết thêm nhiều câu chuyện về hành vi xấu của người Việt ở nước
ngoài đã làm hoen ố hình ảnh của dân tộc mình.
Tại
nhiều ga tàu điện của Nhật, cơ quan quản lý đã để hẳn biển ghi bằng tiếng Việt
cảnh báo không nên trốn vé đi tàu, không được ăn cắp, ở đây có lắp đặt camera
theo dõi! Ngay trong các resort 5 sao tại miền Trung, thỉnh thoảng vẫn thấy một
thông báo bằng tiếng Việt (không có bản thông báo tiếng Anh), rằng nếu khách
lấy đi vật dụng trong phòng, sẽ phải chịu trách nhiệm bồi hoàn gấp ba giá trị!
Nhiều
công ty không muốn hợp tác với người Việt vì đã có kinh nghiệm về chuyện bị ăn
cắp công nghệ, kỹ thuật, mà luật pháp tại Việt Nam chưa quy định chặt chẽ để bảo
vệ quyền sáng chế.
Đặc
biệt trong lĩnh vực viết phần mềm, không thiếu những kỹ sư công nghệ thông tin
chẳng mấy chốc đã mua nhà, đi xe tiền tỷ nhờ ăn cắp bản quyền phần mềm, thêm
thắt và ngang nhiên đem bán cho khách hàng khác.
Một
người Nhật từng nói: "Các anh cho rằng ăn cắp mấy đồng tiền trong ví ở ga
tàu điện là rất xấu, nhưng lại rất bàng quan với chuyện đồng nghiệp mình ăn cắp
bản quyền sáng tạo trị giá hàng trăm triệu đồng. Chính suy nghĩ đó làm hại hình
ảnh dân tộc các anh đó. Chúng tôi không bao giờ chấp nhận cộng tác với những
người như vậy".
Mỗi
người Việt đi ra nước ngoài tìm cơ hội đã bao giờ tự hỏi, mình phải làm gì để
hình ảnh đất mình không hoen ố, như để lại một gia tài về uy tín cho thế hệ
tương lai?
Và
bỗng nhớ lại câu chuyện của một học sinh lớp 8. Cô bé ấy là lớp trưởng, nhiều
năm đạt học sinh giỏi. Nhưng các bạn trong lớp đều biết rằng gần đây cô bé học
sút đi, trong giờ làm bài kiểm tra thỉnh thoảng vẫn chép bài của bạn. Cuối năm
học, cô bé ấy đạt học sinh giỏi, không quên chụp hình bảng điểm khoe trên
Facebook.
Điều
kinh khủng là hàng trăm bạn học của cô bé vào "like" dù biết rõ sự
thật. Những biểu hiện thỏa hiệp với gian dối, bình thường hóa tất cả những mầm
mống của cái xấu đã không gặp phản kháng ngay từ lứa tuổi mà tính cách đang dần
định hình sẽ trở thành một đặc tính của thế hệ hôm nay.
Thỏa
hiệp với sự dối trá là điều nhiều người đang làm, để chứng tỏ mình rộng lượng,
nhân hậu, biết yêu thương. Sự nhầm lẫn lung tung các khái niệm không chỉ xảy ra
ở những học sinh trung học, mà nó còn quẩn quanh biểu hiện trong lối sống của
người trưởng thành.
Các
mạng xã hội còn cổ vũ thêm sự thỏa hiệp đó, cho con người thỏa mãn với cái màu
mè giả tạo, tiếp tay cho sự thành công nhanh chóng nhờ bất cần giữ đạo đức!
Không
giật mình với hiện tượng xấu, cái xấu sẽ bám vào và trở thành đặc tính đại diện
cho dân tộc mình. Sự cố nữ doanh nhân nói trên gặp phải ở hội chợ Hồng Kông mới
là hồi chuông cảnh báo, thức tỉnh một nền giáo dục mang nặng lý thuyết!
BÍCH
HỒNG
Mar
26, 2014
Mấy
cái gạch đầu dòng này em chỉ tổng hợp lại thôi, không tin các bác xem nguồn
phía dưới không lại bảo em phét lác: Cá nhân em thì thấy, chỉ một số người Việt
Nam
mang những thói xấu này nên đừng vơ đũa cả nắm là ...
Jan
11, 2014
Trên
thế giới có nhiều định nghĩa, nhiều hình thức khác nhau về tham nhũng. Ở Việt
nam, khái niệm tham nhũng được chỉ định cụ thể chủ thể là người lợi dụng chức
vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực công để vụ lợi cá ...
Mar
25, 2014
Bên
cạnh những ý kiến đồng ý, nhiều cư dân mạng đã lên tiếng phản đối bài viết của
tác giả được cho là du học sinh người Nhật tại Việt Nam khi có những nhận xét
"phiến diện" về văn hóa Việt. Bức “tâm thư“ bàn về văn hóa ...
Feb
21, 2014
Từ
lâu một số người Việt quốc gia chống cộng theo khuynh hướng bảo thủ, cực đoan,
thường đưa những lời tuyên bố của các lãnh tụ cộng sản “phản tỉnh” như một dẫn
chứng cho một định kiến rằng “Cộng sản không thể cải ...
Mar
27, 2014
Tôi
là người đã chứng kiến những cuộc bảo vệ như thế ở Ba Lan, nên đây là sự thật.
Chính vì thế mà Giáo Sư Nguyễn Văn Hiệu, cựu viện trưởng Viện Khoa Học Việt Nam ,
nói một câu nổi tiếng “cứ dắt một con bò sang Nga ...
Mar
10, 2014
Dười
thời Đệ Nhất Cộng Hoà, người Hoa sinh sống ở nam Việt Nam được chính
thức gọi là Hoa kiều. Suốt trong cuộc chiến Bắc-Nam Việt Nam (1954-1975), nhà cầm quyền Hà
Nội gọi các thành phần người Việt ở hải ngoại ...
Mar
27, 2014
Chân
dung nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật. image. Nguyễn Bích Ngọc
mang mã tiếp viên 35, bị bắt trên một chiếc xe bus dành riêng cho đoàn bay từ
khách sạn ở Osaka
đến Sân bay Quốc tế Kansai. Như tin đã ...
Mar
26, 2014
Không
biết tự bao giờ, tôi cảm thấy thích thú với câu truyện sau đây, cũng không biết
tác gỉa là ai, tôi đọc được ở đâu hay do ai kể cho nghe, cũng không còn nhớ nữa
, nhưng thiết nghĩ nội dung câu truyện mới đáng để ta chú ý. ... trở nên khô
cứng, cũng qua cách tập luyện kiên nhẫn của ông, đến nay, cá đã nghe được những
tiếng gọi của ông, làm theo những gì ông chỉ dậy, và kỳ công hơn cả là con cá
ấy đã đi được trên hai cánh đuôi như lòai động vật hai chân.
Nov
13, 2013
Lộng
giả thành chân. image. Tôi nhớ, thời bao cấp, chuyện nhận một lít dầu lửa tem
phiếu cho đúng định lượng là một chuyện hết sức khó khăn. Hầu như khi nhận về 1
lít dầu, nếu người nhận đổ số dầu ấy vào chiếc can 1 lít ...
Mar
27, 2014
Truyện
Kiều không nói rõ, nhưng tôi đoán (rất mong là đoán nhầm), chúng đã ném “2 cái
bao cao su đã qua sử dụng” vào nhà Vương viên ngoại, tạo cớ cho “trận cướp
đẹp”. Cướp sạch của nổi, của chìm của người ta rồi, ...
Mar
28, 2014
c)
đạo lý khi sử dụng tri thức và kỹ năng làm việc mưu cầu hạnh phúc cá nhân - ít
nhất cũng đủ để sống được với mọi người; và cuối cùng, d) với tất cả những điều
đó - ít nhất cũng biết định hình giá trị chân chính của con ...
Từ thủ tướng xuống đến các nhân viên ai có dịp cắp được là chôm liền,lại còn dối trá và tàn nhẫn, thì làm sao người dân không bắt chước để cùng tiến lên xã hôi chủ nghiã
ReplyDelete( Kiều trinh, xướng ngôn viên VTV , chuyên trách mục văn hoá , trong những chuyến ra nước ngoài , đã bị bắt , vì tội trộm cắp , ít nhất là 2 lần , về nước , vẫn tiếp tục phụ trách văn hoá )
ReplyDeleteNgày xưa có chuyện Thuý Kiều
Người đâu kiều diễm , nhưng nhiều gian nan !
Ngày nay có chuyện Kiều Trinh
Người đâu đanh đá , lại nhiều gian tham !
Nàng là con bậc văn quan
Nào đâu dân khó , ló lòng tham lam
Chẳng qua có máu ăn gian !
Đi đâu chôm chỉa , đã quen thói rồi !
Đảng thương , đảng đã chọn rồi
Vê Tê văn hoá , chỗ ngồi êm re !
Bàn dân thiên hạ lắng nghe
Hằng đêm nàng dậy , sống sao ở đời !!!
Hoàng Hạc