Lúc
đó là Giáng Sinh, tôi và chồng đang đợi lấy hành lý ở sảnh đến sáng bóng tại
sân bay Changi. Tôi kiểm tra tin tức trên mạng, và thú thực là không có tin vui
nào cả.
“Xem
này,” một người bạn đăng đường dẫn trên Facebook của tôi tới một khảo sát về
148 quốc gia, trong đó người Singapore được cho là thiếu lạc quan nhất thế giới.
Họ
đội sổ cùng với người Iraq , Armenia và Serbia . “Chúc may mắn ở thành phố
bất hạnh này nhé!” anh ta viết.
Trong
vài tháng tiếp đó, một chiến dịch hạnh phúc bắt đầu ở đây. Chính trị gia
Singapore khẳng định cam kết về hạnh phúc và công ty cung cấp dịch vụ di động
Starhub tung ra chương trình quảng cáo “hạnh phúc ở khắp nơi,” gồm đầy hình ảnh
người Singapore tươi cười, nhảy múa theo nhịp guitar rộn ràng.
Mặt
dù vậy trên internet, vẫn có nhiều người tỏ ý đồng tình với bản khảo sát, vì
nó trùng khớp cảm giác của họ về cuộc sống khó khăn hơn, đắt đỏ hơn cùng lúc
khi Singapore giàu có hơn.
Tôi
chọn cách làm ngơ sự phóng đại của tâm lý quần chúng và tập trung nhiều hơn vào
những trải nghiệm cá nhân. Và chắc chắn là tôi đã có nhiều trải nghiệm hạnh
phúc.
Chẳng
hạn như ở khu cắm trại ngoài trời tại những công viên gọn gàng của Singapore,
lúc nào cũng đầy các gia đình và nhóm bạn vui vẻ, thưởng ngoạn cái nóng của đêm
nhiệt đới bên thùng bia lạnh.
Và
bà lão hàng ngày vẫn bán dứa tươi ngon lành cho tôi ở quầy thực phẩm gần nhà,
đã ở độ tuổi 70, lúc nào cũng cười tươi rói dù không còn răng.
Ăn
tối với những người bạn Singapore
của tôi, không thấy họ kêu ca nhiều hơn người Anh.
Họ
cũng phải vật lộn với giá nhà đất cao ngất ngưởng và phải nỗ lực tiến thân cao
hơn trong công ty. Với người đến từ London ,
những việc đó không có gì là quá xa lạ.
Chúng
tôi cũng quen dần cuộc sống trên hòn đảo nhỏ bé này, nơi có những tòa nhà cộng
đồng trông như thành phố đồ chơi, tội phạm hầu như không có, và với chưa đầy 3
đôla Mỹ là có một tô mỳ ngon miệng.
Nếu
đây là thủ đô bất hạnh của thế giới thì rõ ràng là nó không ảnh hưởng nhiều
hạnh phúc của chúng tôi.
Cho
tới khi tôi mang bầu.
Mười
tuần ốm nghén liên tục khiến việc đi lại hàng ngày của tôi trở thành một cuộc
tra tấn dài 45 phút.
Một
buổi sáng, tôi chóng mặt kinh khủng ngay khi vừa bước vào toa tàu đông chật
người. Sợ mình sẽ ngất lịm đi, tôi ngồi sụp xuống sàn, ôm lấy đầu.
Và
tôi cứ ngồi thế, hoàn toàn bị bỏ mặc trong suốt 15 phút cho tới khi đến bến cần
xuống. Không một ai nhường ghế cho tôi hay hỏi han xem tôi có làm sao không.
Lần
đầu tiên Singapore
khiến tôi thấy buồn. Tôi thấy mình mong manh, hoàn toàn dựa vào lòng tốt của người
lạ. Người Singapore
làm tôi thất vọng.
Khi
ngồi nghỉ ở sân ga, tôi tự hỏi liệu đây có phải là lý do đằng sau kết quả khảo
sát tiêu cực của Gallup
hay không.
Bấy
giờ đã có bản cập nhật kết quả khảo sát Gallup ,
và theo số liệu này, Singapore
đã vui lên rất nhiều.
Nhưng
tất cả những gì tôi trải qua là khoảng trống khổng lồ về lòng trắc ẩn. Hay
những người đi cùng toa tàu với tôi hôm đó bỗng nhiên vô cảm?
“Ôi
không, tôi chẳng ngạc nhiên chút nào,” một người bạn Singapore nói với tôi sau đó. “Chị
tôi mang bầu bảy tháng và bị ngã trên bậc cầu thang cuốn hôm nọ, nhưng phải bò
tới chỗ tay vịn gần nhất để đứng dậy. Không ai giúp cả.”
Một
người bạn khác cũng chia sẻ cảm giác đó. “Năm trước tôi bị trượt xuống cống và
bị thương ở chân,” cô nói. “Máu chảy rất nhiều nhưng không ai dừng lại để giúp.
Có lẽ họ đều đang vội.”
Người
bạn Marcus của tôi đưa ra lý giải sâu sắc hơn trong bữa trưa ở một quán cà phê
hiện đại. Đó không phải là tên thật của cậu ấy. Trong một xã hội dân chủ nhưng
hơi hướng chuyên quyền, người ta thường ngại đưa ra ý kiến tiêu cực về đất
nước.
“Chúng
tôi được lập trình để chỉ nghĩ cho bản thân,” Marcus nói. “Điều quan trọng duy
nhất là tiền. Không ai quan tâm đến việc giúp đỡ người khác.”
Marcus
là người Singapore gốc Trung
Quốc nhưng đi học ở Canada .
Sau 5 năm trở về, anh lại muốn ra đi, bởi Singapore khiến anh không hạnh phúc.
“Ở
Canada
mọi người đều rất thân thiện, giúp đỡ và tôn trọng nhau bất kể bạn là giám đốc
hay người lái xe bus.
“Vấn
đề là ở đây chúng tôi dùng đồng đôla để đo đếm mọi thứ, từ bản thân mình, lòng
tự tôn, niềm vui, cho đến giá trị của bản thân. Nhưng chỉ có vài phần trăm
người dân kiếm được rất nhiều tiền, những người còn lại đều cảm thấy vô giá trị
và trở nên vô cảm.”
Chúng
tôi tiếp tục bàn về các giả thuyết khác nhau như liệu có phải chủ nghĩa vật
chất khiến người Singapore
thấy bất hạnh và vô tâm, hay là do hệ thống giáo dục đầy cạnh tranh, đạo Khổng,
hay là vì chính quyền quá coi trọng phát triển kinh tế hơn các yếu tố khác.
Cuộc
tranh luận đó rõ ràng là vẫn còn nguyên giá trị, dù cho kết quả khảo sát tích
cực hơn mới được công bố.
May
mắn là tôi đã khỏe lại sau buổi sáng nọ. Nhưng dù giờ đây họ có thể dễ dàng
biết được là tôi mang bầu, vẫn không ai nhường ghế cho tôi trên tàu điện ngầm
nếu tôi không hỏi.
Tôi
không biết là liệu tôi có hạnh phúc hơn nếu ở London hay không, nhưng trong cuộc sống xô
đẩy ở đây, chắc chắn tôi chỉ biết dựa vào chính mình. Một kết luận bi quan từ
một thành phố bất hạnh.
Sau bài viết này, Thủ tướng
Singapore Lý Hiển Long có phản hồi trên Facebook của ông. Ông viết
“không cần chấp nhận mọi điều” mà cô Ashton viết, nhưng nói bài báo “nhắc chúng ta nên tử tế và lịch sự hơn với nhau”.
Charlotte
Ashton_Từ Singapore
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.