Nếu các hãng của
Nga bị trừng phạt thì nhiều khả năng Gazprom nằm cao trong danh sách
Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ đã bắt đầu áp
lệnh trừng phạt lên một số cá nhân người Nga và Ukraine sau vụ trưng cầu dân ý gây tranh cãi
tại Crimea . Với khủng hoảng ngoại giao
đang ngày càng trở nên căng thẳng, thì hành động kinh tế tiếp theo
nhiều khả năng sẽ xảy ra.
Cho
đến nay, hành động nào đã được thực hiện?
Hôm 06/03, EU và Hoa Kỳ đồng ý tiếp cận
vấn đề theo từng giai đoạn một, bắt đầu với việc ngay lập tức ngưng
các cuộc thảo luận nhằm xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế gần gũi
hơn giữa EU và Nga, và nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G8 ở
Sochi.
EU cũng đang đưa ra các kế hoạch hợp tác
tài chính và chính trị nhằm hỗ trợ tân chính phủ Ukraine .
Nay, sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea hôm
16/3, EU và Hoa Kỳ đã thực hiện lời đe dọa nhắm vào các cá nhân Nga
và Ukraine .
Hoa Kỳ ra lệnh phong tỏa tài sản và áp
lệnh cấm đi lại đối với 11 cá nhân, trong lúc EU áp lệnh trừng phạt
tương tự đối với 21 người.
Các nhà lãnh đạo chính trị ở cả hai
bên bờ Đại Tây Dương đã tỏ rõ là sẽ có những hành động tiếp theo,
nhất là nếu Nga tiến hành việc chính thức sáp nhập Crimea
vào Nga.
Danh sách trừng phạt của EU có thể gồm
danh sách trên 100 người.
Vào lúc này, mới chỉ có các chính trị
gia và các quan chức bị nhắm tới.
Việc mở rộng lệnh trừng phạt sẽ tác
động tới các doanh nhân Nga giàu có và những người có lợi ích to
lớn ở EU và Hoa Kỳ.
Phương
Tây có thể có những hành động nào khác nữa?
Lễ ký kết văn bản
đưa Crimea trở về với Nga
EU và Hoa Kỳ có thể tìm cách cô lập Nga
thông qua các mối liên hệ ngoại giao và đối thoại quân sự.
Một lựa chọn nữa là nỗ lực đưa Nga ra
khỏi các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Quốc tế, Quỹ Tiền
tệ Quốc tế hay Ngân hàng Thế giới.
Tổng thống Vladimir Putin cũng rất muốn
thúc đấy hợp tác đầu tư, nghiên cứu và giáo dục.
Hạn chế ông trên vũ đài quốc tế có thể
là cú đánh lớn giáng vào uy tín của Moscow , nhưng dường như nó sẽ không mấy
gây tổn hại về mặt kinh tế.
Phải nói rằng EU và Hoa Kỳ không muốn
cắt đứt đối thoại với Nga.
Tranh
cãi có đi tới mức bùng nổ thành cuộc chiến thương mại?
Nhập khẩu từ Nga vào EU chủ yếu là mặt
hàng dầu thô và khí đốt. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), các
nước châu Âu nhập 84% lượng dầu thô và khoảng 76% khí đốt tự nhiên
xuất khẩu của Nga.
EU cho tới nay là đối tác thương mại lớn
nhất của Nga.
Đức là nhà nhập khẩu đơn lẻ lớn nhất
đối với mặt hàng dầu và khí của Nga, trong lúc Nga mua khoảng 6% khí
đốt Nga.
Hành
động cụ thể có thể là gì?
Việc áp dụng các lệnh trừng phạt kinh
tế trực tiếp có thể là ra các lệnh cấm xuất nhập khẩu.
Nếu như có các công ty cụ thể bị nhắm
tới, thì hãng năng lượng khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước, Gazprom,
có lẽ sẽ nằm cao trong danh sách.
Chẳng hạn Gazprom có thể bị cấm giành
thêm các hợp đồng trong phạm vi EU.
Hoa Kỳ và châu Âu cũng có thể hạn chế
các ngân hàng Nga và các công ty trong việc tiếp cận nguồn tài chính.
Tin được tiết lộ trong tháng cho biết Anh
đã cân nhắc tới việc đóng cửa trung tâm tài chính ở London đối với người Nga như một biện
pháp trừng phạt có thể áp dụng.
Cuộc chiến thương
mại cũng làm tổn hại cho cả phương Tây chứ?
Rất có thể. Ngành ngân hàng chẳng hạn,
là hệ thống thông nhau.
Nina Schick từ Open Europe ước đoán rằng
các công ty Nga có 653 tỷ USD nợ nước ngoài.
Bất kỳ cú sốc tài chính nào tại Nga
cũng sẽ gây ảnh hưởng tới các hệ thống ngân hàng tại châu Âu và Hoa
Kỳ.
Nhắm vào các công ty năng lượng Nga cũng
sẽ gây hậu quả, nhất là với châu Âu.
Điều gì sẽ xảy ra với giá gas, nếu
Gazprom trả đũa bằng cách hạn chế nguồn cung ứng.
Một hãng năng lượng khổng lồ khác của
Nga, Rosneft, có những quan hệ gần gũi với hãng năng lượng BP của Anh.
Các công ty của Anh cũng như chính phủ
Anh chắc chắn không muốn lợi ích của BP bị ảnh hưởng.
EU
và Hoa Kỳ không có nhiều lựa chọn?
Rõ ràng là nó rất phức tạp và không
phải không gây tác động tiêu cực tới các chính phủ phương Tây.
Một số lệnh trừng phạt khác nêu muốn
áp dụng sẽ cần phải được sự đồng ý từ các quốc gia thành viên EU.
Do hậu quả của các biện pháp trừng
phạt nghiêm khắc sẽ là khác nhau đối với các quốc gia khác nhau,
việc đạt được sự đồng ý đó có thể là một tiến trình kéo dài.
Vào lúc này thì có vẻ như Hoa Kỳ và EU
muốn quyết tâm hành động với ý chí chính trị mạnh mẽ chứ không chỉ
là có hành động mang tính biểu tượng.
"Nếu như Nga tiếp tục can thiệp vào Ukraine , chúng
tôi sẵn sàng áp thêm các lệnh trừng phạt," Tổng thống Barack
Obama nói.
Đó là một tuyên bố mà nhiều nhà quan sát nói ông không thể
rút lại.
BBC
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.