Tập
Cận Bình hiện có quyền lực tuyệt đối ở Trung Quốc?
Chuyến
thăm Viện dưỡng lão Tứ Quý Thanh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình hồi tháng 12 lúc đầu chỉ được xem là một chuyến thị sát
thường lệ để cánh phóng viên có cơ hội chụp những bức ảnh đẹp.
Trong
vòng chưa tới một giờ đồng hồ ở đó, ông Tập đã tham quan phòng đọc
sách và phòng ăn trước khi đảo qua phòng văn nghệ để hòa giọng vào
điệp khúc của một ca khúc cách mạng.
‘Hiệu
ứng Tập Cận Bình’
Nhưng
kể từ khi tin tức về chuyến thăm của ông Tập được loan ra thì nhà
dưỡng lão này lại trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch.
Trong
nhiều tuần, điện thoại ở đây cứ reo liên tục, một nhân viên văn phòng
ở đây cho biết, mọi người đều muốn đi lại ‘Tour Tập Cận Bình’.
“Chúng
tôi đưa khách tham quan theo hành trình của Tập Chủ tịch,” cô cho biết,
“Nhiều người yêu cầu đến đúng những căn phòng mà ông đã đến và gặp
đúng những người mà ông đã gặp.”
Hãy
xem đây là hiệu ứng Tập Cận Bình. Khi nhân vật quyền lực nhất Trung
Quốc đến một nơi nào đó thì danh tiếng nơi đó sẽ nổi như cồn.
Gần
7.000 người sẽ đến thăm viện dưỡng lão này trong năm nay, trong khi danh
sách chờ đến lượt được giới hạn ở mức 5.000 người.
Sau
khi đến thăm viện dưỡng lão này, ông Tập đã dừng chân ở một nhà
hàng bánh bao bên đường để ăn một bữa trưa dường như là ngẫu hứng.
Kể
từ đó, ‘Suất ăn của Tập Chủ tịch’, bao gồm bánh màn thầu và phá
lấu, đã trở thành món bán chạy nhất ở nhà hàng này. Thậm chí một
công ty du lịch Bắc Kinh còn đưa nhà hàng này vào danh sách các điểm
đến ở Bắc Kinh.
Trước
khi ông Tập lên nắm quyền, nhiều người đã nghi ngờ liệu ông có thể
lãnh đạo đất nước hiệu quả. Vào lúc đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc
dường như bị tê liệt với sự đấu đá nội bộ.
Nhưng
điều này không ngăn cản được Tập Cận Bình. Ông lên nắm quyền lãnh
đạo tối cao của Đảng một cách thoải mái.
Chỉ
trong vòng một năm, ông Tập với sự tự tin của mình đã có những bước
dài đáng kinh ngạc. Ông đang ở tuyến đầu của các kế hoạch cải cách kinh
tế và xã hội tham vọng nhất của Trung Quốc trong nhiều thập niên.
Trung
Quốc cũng có một tầm nhìn mới mà ông Tập gọi là ‘Giấc mơ Trung Hoa’
– nghĩa là người dân Trung Quốc có thể đưa đất nước của mình đến
vinh quang nếu họ hòa thành một khối thống nhất.
Một
chiến dịch bài trừ lãng phí và quan liêu trở thành tiêu đề chính
trên các báo hàng ngày.
Uy
quyền tuyệt đối?
Ông
Tập được cho là đang chi phối hoàn toàn Thường vụ Bộ Chính trị
Nhưng
không phải tất cả những thay đổi mà ông Tập khởi xướng đều tích
cực. Kiểm duyệt truyền thông và Internet bị thắt chặt dưới uy quyền
của ông, và những cải cách được trông đợi, chẳng hạn như xem xét
toàn diện chính sách một con hay việc sử dụng các trại lao cải,
dường như vẫn dậm chân tại chỗ.
Chính
sách đối ngoại quả quyết của ông Tập đã làm gia tăng sự mất lòng
tin với các nước láng giềng, nhất là những nước có tranh chấp lãnh
thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tuy
nhiên, nỗ lực cải cách là không ngừng nghỉ.
“Ở
Trung Quốc, chúng tôi luôn nói rằng một tân lãnh đạo cần làm điều gì
đấy khác biệt với người tiền nhiệm để có được sự ủng hộ và lòng
tin của công chúng trong năm đầu tiên nắm quyền,” nhà nghiên cứu Lý
Thành ở Viện Brooking ở Washington nói.
“Và
trong đầu ông Tập cũng đã có kế hoạch,” ông Lý giải thích. Chỉ trong
ba năm nữa, theo quy chế của Đảng thì ba trong số bảy cộng sự thân
cận nhất của ông Tập trong Thường vụ Bộ Chính trị phải nghỉ hưu. Do
đó, ông Tập cần phải khẩn trương cải cách.
Có
thể thấy là ưu tiên số một của ông Tập là củng cố quyền lực.
Trong
vòng hai thập kỷ qua, Trung Quốc được điều hành tập thể bởi Thường
vụ Bộ Chính trị. Giờ đây, ít ai nghi ngờ rằng ông Tập đã nâng mình
lên cao hơn tất cả những người khác như cái cách của Mao Trạch Đông
và Đặng Tiểu Bình.
Khi
chính quyền Trung Quốc loan báo các cuộc cải cách tại Hội nghị Trung
ương 3 hồi tháng 11 năm ngoái, Thủ tướng Lý Khắc Cường được cho là
người đóng vai trò chủ chốt trong việc hoạch định cải cách vì theo
thông lệ Thủ tướng Trung Quốc phụ trách các vấn đề trong nước – nhất
là các chính sách kinh tế.
Thay
vào đó, tên của ông Tập Cận Bình xuất hiện liên tục trong bản báo
cáo cải cách.
Đáng
lưu ý, ông Tập đã đưa mình vào những ủy ban quan trọng mới phụ trách
an ninh quốc gia và công cuộc tái cơ cấu. Ba tuần trước, chính quyền
cũng loan báo rằng ông Tập sẽ lãnh đạo một ủy ban giám sát Internet.
‘Cùng
phe cánh’
Ông
Tập đang tìm cách giảm vai trò của Thủ tướng Lý Khắc Cường?
Những
vị trí mới này là nỗ lực để củng cố cơ sở quyền lực của ông Tập,
ông Bạc Trí Duyệt, một nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Singapore,
nhận định.
“Điều
mà ông ấy làm là mở rộng chiếc bánh quyền lực để ông ấy có nhiều
quyền hơn,” Tiến sỹ Bạc cho biết, “Ông ấy cho mở những ủy ban mới và
tạo ra vị trí mới cho bản thân và do đó ông ấy không ảnh hưởng đến
vị trí của người khác.”
“Giờ
đây ông ấy có nhiều chức danh quan trọng.”
Tập
Cận Bình có cái lợi là xung quanh ông là những người thuộc cùng phe
với ông trong Đảng Cộng sản.
“Tập
Cận Bình nắm đa số trong Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo
tối cao,” ông Lý Thành nói, “Chỉ có Thủ tướng Lý Khắc Cường thuộc
về phe phái khác vì ông này là người được cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào
bảo trợ.”
“Tỷ
lệ sáu chọi một thật sự đã đảm bảo quyền lực của ông Tập và cho
phép ông làm bất cứ điều gì ông muốn.”
Tuy
nhiên, nguy cơ ở chỗ ông Tập muốn đứng một mình trên đỉnh quyền lực.
“Ông
ấy đang mạo hiểm khi muốn làm suy yếu vai trò của Lý Khắc Cường,”
ông David Zweig, giáo sư về khoa học xã hội ở Đại học Khoa học Kỹ
thuật Hong Kong .
“Ông
ấy không thể đổ lỗi cho ai cả,” ông nói.
Nếu
điều đó có thể làm cho ông Tập lo lắng thì nó cũng không ngăn được
ông tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt nhằm vào
các cán bộ cao cấp.
Cho
đến nay, có 40.000 quan chức chính quyền đã bị kỷ luật, 10.000 quan
chức khác đã bị cách chức và chính quyền thu hồi được 65 tỷ Mỹ
kim.
Nhiều
người trong số những quan chức này chỉ là ‘ruồi’ – tức là cán bộ
cấp thấp có ít quyền lực, nhưng cũng có một số con ‘hổ’, tức quan
chức cấp cao, cũng bị sờ đến. Hiện có tin đồn rằng đối thủ của ông
tập, cựu Bí thư Ủy ban Chính pháp Chu Vĩnh Khang, cũng là đối tượng
bị điều tra.
‘Bảo
vệ tương lai Đảng’
Chu
Vính Khang được cho là đang bị ông Tập cho điều tra
Nỗ
sợ bất ổn chính trị đã thúc đẩy công cuộc làm trong sạch Đảng. Tập
Cận Bình vừa củng cố quyền lực nhưng cũng vừa bảo vệ cho tương lai
của Đảng.
Ông
được các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc tin tưởng giao cho nhiệm
vụ cứu Đảng, David Zweig giải thích. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang
trong tình trạng tham nhũng tràn lan và ông Tập đang đánh cược rủi ro
về kinh tế để bài trừ tham nhũng.
“Họ
thật sự đang tiến hành chống tham nhũng triệt để với cái giá là
ảnh hưởng đến kinh tế. Tăng trưởng GDP sẽ giảm,” ông Zweig nói.
“Một
trong yếu tố quan trọng góp phần vào chi tiêu ở Trung Quốc mà mọi
người thường không tính đến là chi tiêu của chính quyền, bao gồm tiệc
tùng, quà cáp và du lịch,” ông giải thích.
Nỗi
lo sợ về bất ổn của ông Tập cũng giải thích tại sao ông không khoan
nhượng trước đối lập chính trị. Trước khi ông lên nắm quyền, nhiều
người tự do ở Trung Quốc hy vọng ông sẽ cho phép tranh luận cởi mở
hơn vả cho tự do ngôn luận nhiều hơn.
Tuy
nhiên, trên thực tế dường như là ngược lại.
Nhiều
nhân vật bất đồng chính kiến đã bị bắt bớ và sách nhiễu. Bà Lưu
Hà, vợ của ông Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel Hòa bình hiện đang
bị Trung Quốc cầm tù, vẫn bị chính quyền quản chế tại gia bất chấp
những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của bà.
Nhà
nghiên cứu luật Hứa Chí Vĩnh bị kết án tù bốn năm sau khi yêu cầu
quan chức công khai tài sản. Đàn áp tôn giáo vẫn diễn ra khốc liệt ở
Tân Cương và Tây Tạng.
Tốc
độ mà ông thâu tóm quyền lực và sự thoải mái sử dụng quyền lực
của ông có thể bắt nguồn từ gia thế của ông, ông Lý Thành nhận
định. Tập Cận Bình thuộc hàng ‘Thái tử Đảng’, con trai của một
những nhà sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
“Người
thuộc Thái tử Đảng có suy nghĩ rằng họ sở hữu đất nước này,” ông
Lý nói, “Trong khi cả Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, những người đã lãnh
đạo đất nước trong vòng 10 năm trước, có xuất thân bình dân.”
Hai
ông Hồ và Ôn được xem là ‘quản gia’, trong khi ‘chủ nhân’ của chế độ
này sẽ dễ dàng sửa chữa những thiếu sót của nó, cũng theo lời ông
Lý Thành. Chẳng hạn họ có quan hệ chặt chẽ với những người điều
hành các tập đoàn nhà nước đầy quyền lực của Trung Quốc.
“Do
đó họ có thể buộc người của họ từ bỏ một số quyền lực và do đó
mở cửa hệ thống kinh tế của Trung Quốc và thúc đẩy quá trình cải
cách kinh tế,” ông nói.
Mới
đây, Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhân vật số hai của Trung Quốc, đã khai
mạc kỳ họp Quốc hội thường niên với bài diễn văn dài hai tiếng đề
ra kế hoạch của chính phủ trong năm nay. Sau đó, ông đã chủ trì một
buổi họp báo trước hàng trăm nhà báo sau phiên bế mạc Quốc hội.
Nhưng
ít người nghi ngờ rằng người đứng trong hậu trường là Chủ tịch Tập
Cận Bình. Chỉ trong vòng một năm, ông đã định hình lại cơ cấu chính
trị của Trung Quốc, đưa nó trở về với cội rễ cộng sản lúc đầu.
Một
lần nữa, chỉ một người ngồi trên đỉnh quyền lực.
Celia
Hatton
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.