Monday, March 17, 2014

Chứng chảy máu mũi ở trẻ em

image
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Thính giả Nguyễn Thanh Tùng ở Hải Phòng, gửi thư đến câu hỏi như sau:

"Kính thưa Bác sĩ,

Xin hỏi về chứng trẻ em bị chảy máu mũi.  Tại sao vào mùa lạnh các em nhỏ hay bị chảy máu mũi, có người còn gọi là chảy máu cam. 

Có người khuyên rằng khi trẻ em bị chảy máu mũi như vậy, không nên cho trẻ nằm xuống vì máu sẽ đọng bên trong, không tốt, mà chỉ cần cho trẻ đứng hoặc ngồi, ngửa đầu ra sau một chốc sẽ hết. Cũng có người dạy chữa mẹo rằng cho trẻ đang bị chảy máu mũi đó đụng nhẹ trán vào cột nhà một, hai cái sẽ dứt chảy máu.

Xin Bác sĩ giải thích về nguyên nhận, cách đề phòng và chữa trị.

Xin cám ơn Bác sĩ”
 


-------------------------------------------------------------------------------------

Giải thích tại sao chảy máu mũi:

Trong niêm mạc mũi, ở trên vách ngăn hai lỗ mũi, về phía trước, có một vùng nhỏ gọi là vùng Little (do tên Bs Little) người Mỹ rộng chừng 1cm. Trên đó là nơi 4 động mạch nhỏ tụ với nhau, tạo nên một mạng lưới nhiều mạch máu, từ y học gọi là Plexus of Kiesselbach (do tên bs người Đức cuối thế kỷ 19). Đây cũng là nơi bệnh nhân dễ dùng ngón tay móc, khều "cứt" mũi (nasal crust, scab).

image
Đa số (chừng 90%) các vụ chảy máu mũi có nguyên nhân ở chỗ này. Chảy máu mũi có thể do những nguyên nhân về phía sau của mũi, ít xảy ra hơn nhưng khó kiểm soát hơn. Ở đây chúng ta nói về nguyên nhân thông thường nhất, chảy máu phần trước mũi.

Nguyên nhân có thể bất cứ điều kiện nào làm cho vùng này bị viêm, sưng, hay thương tổn; có thể nhiều nguyên nhân phối hợp với nhau:


1_ Chấn thương (trauma): bị té, đánh vào mũi; bệnh nhân nhét vật lạ hay dùng ngón tay, móng tay chọc vào mũi, lột cứt mũi đã khô, dính vào niêm mạc; bệnh nhân hỉ mũi quá mạnh, nhất là sau khi đã chảy máu, tạo nên cục máu khô, làm nghẹt mũi và ngứa ngáy khó chịu.

2_ Dị ứng mũi (allergic rhinitis): làm niêm mạc viêm, các mạch máu dãn nở, bệnh nhân ngứa, dụi mũi, móc mũi.

3_ Trời lạnh, không khí khô hơn mùa hè; nếu trong nhà có lò sưởi, không khí càng khô thêm. Niêm mạc bị khô, dễ nứt nẻ, làm chảy máu.

4_ Nhiễm trùng mũi, gây niêm mạc bị sưng, dễ chảy máu

5_ Trong một số trường hợp hiếm, con đỉa có thể từ trong nước hồ, ao, suối rửa mặt vào 'định cư' trong mũi cũng như những hốc (cavities ) khác của cơ thể , và gây chảy máu, thường chỉ một bên mũi (nasal leech infestation).

image
6_ Một số cha mẹ than phiền trẻ em hay chảy máu cam sau khi ăn sô cô la, uống nước ngọt có  caffeine như Coca Cola. Người Việt chúng ta thường mô tả sô cô la, các nước này là loại thực phẩm "nóng". Nguyên nhân hiện tượng này do các chất này có caffeine, làm mất nước, niêm mạc mũi khô, dễ chảy máu..

7_ Một số chất làm hư hại niêm mạc mũi, thường nghe thấy nhất là cocaine người ghiền hít qua mũi. Tuy nhiên các tác dụng khác trên hệ thần kinh hay hệ tim mạch còn ghê gớm hơn nhiều.

8_ Một số bệnh làm máu khó đông (như ung thư máu, tiểu cầu/platelets giảm quá thấp) làm chảy máu mũi.

Trị liệu cho trường hợp chảy máu mũi thông thường:

image 
Một số người, kể cả một số nhân viên y tá trường học bên Mỹ, cho trẻ nằm xuống, và đắp bịch nước đá trên trán bệnh nhân. Làm như vậy có thể giúp ích một phần do nước đá lạnh làm các mạnh máu mũi co lại. Tuy nhiên, máu có thể chảy vào họng, qua bao tử (dạ dày), bệnh nhân khó chịu trong bụng, và có thể ói ra máu, làm cha mẹ hốt hoảng, chở vào phòng cấp cứu khai là trẻ ói ra máu. Bs phòng cấp cứu có thể kết luận sai lạc là bé vừa chảy máu ở mũi vừa chảy máu ở bao tử, và đi tìm tòi những bệnh rắc rối, ví dụ các hội chứng máu không đông (coagulopathies).

image
Hiện nay, y khoa dòng chính khuyến cáo nên cho bệnh nhân ngồi, nghiêng về phía trước để tránh nuốt máu vào bụng. Dùng ngón tay bóp phần mềm mũi (hai cánh mũi, alae nasi) cho chúng kẹp vách giữa (septum) của mũi, giữ như vậy trong tối thiểu 5 phút (5-20 phút và há miệng ra để thở). Nên nhớ, chúng ta phải giữ như vậy để tạo sức đè lên các mạch máu của Kiesselbach's plexus, nằm cách lỗ mũi chừng 1 cm, cho đến khi máu đủ thì giờ đông lại và hết chảy máu. Nếu đè cao quá, trên lỗ mũi chừng 2 cm, ở chỗ xương mũi cứng, sẽ không giúp gì cho việc chặn việc mạch máu đang chảy máu ở dưới. Sau khi hết chảy máu, nên cho bé ngồi hoặc nằm yên một thời gian, đắp nước đá trên trán để giúp co các mạch máu vào mũi.

image
Nếu bóp lại mà máu vẫn tiếp tục chảy, có thể dùng gòn hay gạt (gauze), tẩm thuốc nhỏ mũi có tác dụng làm có các mạch máu mũi (nasal decongestant drops) như Afrin, Neosynephrine , nhét vào bên chảy máu và bóp lại như trên.

Nếu vẫn không  thành công, cần đem đến phòng cấp cứu cho bác sĩ khám và định bệnh chảy máu từ chỗ nào, có những yếu tố khác như bệnh làm máu khó đông hay không. Bác sĩ có thể dùng hoá chất nitrat bạc (silver nitrate) để "đốt" và khằn các mạch máu bị vỡ. Trong những trường hợp khó trị, có thể phải dùng phẫu thuật cột lại những nhánh động mạch liên hệ, hoặc bơm chất keo vào các động mạch (embolization) để ngưng chảy máu.

image 


Phòng ngừa:

1_ Tránh đừng để niêm mạc quá khô. Có thể dùng nước muối nhõ mũi cho mũi bớt khô, cho "cứt' mũi bé mềm và dùng ống bơm hút ra, tránh dùng móng tay móc mũi. Đừng cho bé móc mũi.

2_ (Dùng 1/4 muỗng cà phê muối (1,2 gram) không có i-ốt (non-iodized salt) pha với 120 cc (4 oz) nước nấu chín, chỉ dùng nội trong 1-2 ngày [isotonic solution])

3_ Uống nước đầy đủ. Nếu nước tiểu vàng đậm, thường có nghĩa là cơ thể đang giữ nước lại vì không đủ nước (uống ít quá, hoặc/và mất nước quá nhiều như nóng sốt, trời nóng nhiều mồ hôi). Uống nươc lạnh, nước trái cây; tránh trà, cà phê vì có chất caffeine làm lợi tiểu.

4_ Khám bác sĩ để chữa dị ứng. Uống thuốc như loratadine (Claritin), cetirizine (Zyrtec) chống ngứa và dị ứng. Coi chừng thuốc corticoid xịt mũi dùng không đúng cách hay quá nhiều có thể làm niêm mạc mỏng, yếu và chảy máu mũi.

5_ Thoa vaseline, nasal gel hay kháng sinh mỡ (ointment) 3-4 lần hoặc nhiều hơn/ngày vào mũi có thể giảm chảy máu (vd bacitracin, Bactroban)

6_ Đo dộ ẩm trong nhà, phòng ngủ. Nếu cần, dùng máy phun hơi nước (humidifier) nếu cần, nhưng đừng thái quá, làm không khí quá ẩm thấp.

7_ Tránh những thức ăn có thể làm chảy máu mũi nếu phụ huynh nhận xét quả có như vậy. Dù sao, ăn chocolat hay uống Coca cola cũng không cần thiết và không có ích gỉ cho trẻ con.

Chúc quý thính giả và bệnh nhân may mắn.


image
Bác sĩ Hồ Văn Hiền



image

Một sự hiểu lầm tai hại
EU 'cấm đi lại' với quan chức Nga
Tập yoga giảm đau lưng
Có nên phá dỡ cầu Long Biên?
Một năm cầm quyền của Tập Cận Bình
Đường độc hơn trứng
Sự đáng sợ của nước Mỹ
10 vụ tai nạn hàng không bí ẩn nhất
Người giàu nhất VN sở hữu 1,6 tỷ đôla
Bí ẩn quanh các bức Hoa Diên Vĩ (Irises), lẫy lừng...
Phong trào sinh con tại nhà nổi lên ở Mỹ
Phụ nữ Việt thua xa phụ nữ Tây?
Một cuộc chiến tranh lạ lùng nhưng nghiêm trọng
Bài toán chia bò
Đời sống Văn hóa Mỹ và Chúc Thư của một nhà khoa h...
Chuyên gia đưa ra giả thiết về không tặc
Ai là Việt kiều?
Tăng mức lương tối thiểu ở Hoa Kỳ: Thuận Hay Chống...
Có bài học nào cho nhà cầm quyền CSVN?
Chiến tranh lạnh, bộ mới, tác giả Putin
Chúng tôi không là Việt Kiều
Bốn lý do tại sao Putin đang thua cuộc ở Ukraina
Ô danh nước Nga
Bằng Cấp hay Bằng Cắp
Xin Lỗi Tháng Tư !
Lệ rơi trên đôi nạng gỗ
Năm 1933, Staline tàn sát 7 triệu người Ukraine
NASA nối kết sinh viên với các phi hành gia
Khủng hoảng Ukraine: Toan tính của Putin
Hiểm họa Trung Quốc và bài học Tiệp Khắc
Đứa trẻ trên tay người ăn mày
Di dân: Khuôn mặt mới của nước Mỹ
Ukraine - VN: 7 điểm giống và khác
Putin nói gì về Ukraine?
Quân đội Mỹ sắp được trang bị ôtô bay
Tiện nghi mới nhất của Uganda: Năng lượng mặt trời...
Nhìn Ukraine, nghĩ về Việt Nam
Tâm hồn đẹp của Paul Walker
Hoa Kỳ vinh danh những phụ nữ can đảm trên thế giớ...
Nhật ra trát bắt tiếp viên Vietnam Airlines
Hôi Miệng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.