Quỹ
giáo dục VEF có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu cho Việt Nam .
Vietnam
Education Foundation (VEF) là quỹ giáo dục được khởi xướng năm 2003 qua một đạo
luật của Quốc hội Mỹ với mục đích cấp học bổng cho sinh viên từ Việt Nam sang
Hoa Kỳ theo học cấp thạc sĩ, tiến sĩ và đưa các giáo sư, học giả Việt và Mỹ đến
nghiên cứu, giảng dạy tại các đại học của hai quốc gia.
Sau
hơn 10 năm hoạt động, đến nay đã có trên 450 suất học bổng VEF cấp cho sinh
viên Việt Nam .
Ngân sách VEF hiện nay là 5 triệu đôla để tài trợ cho 40 sinh viên mỗi năm. Quỹ
sẽ chấm dứt hoạt động vào năm 2018 nếu không được quốc hội gia hạn.
Cuối
tuần qua, một phái đoàn VEF đã đến California
để gặp gỡ và trình bày với cộng đồng người Mỹ gốc Việt về quá trình hoạt động
và giải đáp những thắc mắc về quỹ.
Buổi
gặp gỡ đầu diễn ra tại Westminster ở Quận Cam, Nam California và buổi thứ hai ở
San Jose, miền Bắc California.
Tiến
sĩ Lynne McNamara, giám đốc điều hành VEF, nói về sự hình thành của quỹ và
phương cách tuyển chọn sinh viên. Theo bà, đó là một quá trình minh bạch, công
bằng để chọn những sinh viên xuất sắc nhất.
Các
ứng viên phải có bằng cử nhân hay thạc sĩ, giỏi anh ngữ (điểm TOEFL cao), được
sự giới thiệu của ba người và sau đó phải qua một cuộc phỏng vấn để trình bày
về nhân thân, quá trình học tập, việc làm và mơ ước cũng như dự tính đóng góp
tương lai cho nước Việt Nam sau khi hoàn tất học trình tại Mỹ.
Tiến sĩ Lynne McNamara
Theo
lời bà Lynne, hiện nay nhiều cơ sở giáo dục Mỹ đã biết đến trình độ giỏi của du
sinh Việt là qua sinh viên VEF có mặt tại nhiều đại học danh tiếng của Hoa Kỳ.
Sau
phần trình bày của bà giám đốc, ba thành viên người Mỹ gốc Việt trong hội đồng
quản trị VEF là ông David Dương, bà Lan Anh Phúc Nguyễn và bà Quyên Ngọc Vương
cũng đã nói về quỹ học bổng.
Giải
thích của các thành viên VEF nhằm làm sáng tỏ nghi ngờ cho rằng các suất học
bổng thường dành cho con cháu cán bộ hay những ai quen biết với giới chức quyền,
còn dân nghèo không có cơ hội.
Bà
Quyên nói về tính minh bạch và mở trong việc VEF tuyển chọn. Bà kể lại một
chuyến đi Việt Nam quan sát cuộc phỏng vấn của đại diện VEF, là những giáo sư
hay chủ nhiệm khoa từ đại học Mỹ, với các ứng viên trong tiến trình tuyển chọn
để trao học bổng. Mỗi sinh viên có 45 phút trả lời trực tiếp những câu hỏi do
ban tuyển chọn đưa ra.
Trả
lời một câu hỏi của người tham dự, bà Lynne nói những năm đầu của chương trình
có đến 1200 sinh viên cho biết họ có ý định xin học bổng VEF, nhưng sau khi xem
các điều kiện, con số giảm xuống chừng 400 thực sự nộp đơn. Qua tiến trình xét
đơn, khoảng 100 được mời tham dự phỏng vấn để cuối cùng VEF chọn ra 40 sinh
viên.
'Cơ
hội đồng đều'
Đại
diện VEF (từ trái) bà Ngọc Vương, ông David Dương, bà Lan Anh và TS Lynne
McNamara trao đổi với cử tọa.
Tiến
sĩ Lynne McNamara nói mọi sinh viên đều có cơ hội đồng đều vì việc nộp đơn học
bổng VEF chỉ được thực hiện trên mạng. Ba năm gần đây các ứng viên còn phải qua
kỳ thi GRE – bài thi trắc nghiệm trình độ của sinh viên Mỹ khi xin học ban thạc
sĩ tại những đại học Hoa Kỳ – vì thế số sinh viên nộp đơn giảm xuống còn khoảng
300. Như thế cho thấy những ứng viên VEF phải là sinh viên thực sự giỏi.
Một
khách dự nêu vấn đề sinh viên sau khi tốt nghiệp Mỹ trở về không được tin
tưởng, trọng dụng chỉ vì họ được học bổng VEF hay Fulbright ở Mỹ. Theo lời
khách, muốn có những ảnh hưởng lâu dài, các đại học Mỹ có quan hệ với đại học
Việt Nam cần định chế hoá các quan hệ để sinh viên tốt nghiệp trở về có cơ hội
mang kiến thức ra phục vụ.
Vị
khách nói thêm đó có lẽ là nguyên do khiến một số sinh viên, mà cá nhân cô có
biết, sau khi hoàn tất chương trình với học bổng VEF đã không ở lại Việt Nam
làm việc.
Tiến
sĩ McNamara cho biết một sinh viên sau khi hoàn tất chương trình học tại Hoa
Kỳ, phải trở về nước làm việc hai năm. Rất là khó nếu muốn ở lại vì chính phủ
Mỹ không cho phép. Sau hai năm, họ có thể sống và làm việc ở bất cứ nơi nào.
Còn
chuyện ganh tị, theo bà có lẽ là giữa người có bằng tiến sĩ từ Mỹ với những
người trong nước không có bằng tiến sĩ. Bà cũng thừa nhận dự án cho một đại học
Mỹ (American University )
ở Việt Nam
vẫn chưa đi đến đâu.
Trả
lời câu hỏi về kết quả cụ thể cựu sinh viên VEF đã đem lại cho Việt Nam, bà
Lynne nói vì mất đến 7 năm để hoàn tất bằng tiến sĩ, các sinh viên về nước làm
việc chưa được lâu nên kết quả còn ít. Tuy nhiên đã có những ứng dụng tại Việt
Nam của sinh viên VEF trong việc trồng cà chua, trồng nho từ kiến thức học được
ở Mỹ, cụ thể là từ Đại học U.C. Davis hay những nghiên cứu về vùng Delta ở
Louisiana có thể áp dụng cho vùng Mekong ở Việt Nam.
Trong
buổi nói chuyện đã có sự hiện diện của hai sinh viên VEF đang theo học Đại học
U.C. Berkeley là Nguyễn Trà Mi, người gốc Nha Trang, và Nguyễn Đức Giang gốc
Bắc Ninh.
Nữ
sinh viên Trà Mi học tiến sĩ khoa xây dựng và môi trường, nam sinh viên Đức
Giang học tiến sĩ vật lý. Đại học Berkeley
từ năm 2004 đã đón nhiều sinh viên VEF.
Bạn
Giang trình bày dự án xuất bản một tạp chí khoa học trên mạng bằng song ngữ
Việt-Anh, có tên Vietnam Journal of Science, với mục đích phổ biến thông tin
khoa học của người Việt, ứng dụng nghiên cứu hấp dẫn, những bài viết khoa học
đã được đồng nghiệp phê chuẩn và cũng để giới thiệu với thế giới những nhà khoa
học của Việt Nam. Số đầu tiên dự định ra mắt vào tháng 4 này.
Qua
con đường của tạp chí này, nhóm chủ trương sẽ bước xa hơn bằng cách chọn ra
những bài giá trị để xuất bản một tạp chí khoa học có chuẩn mực cao [ISI
scientific journal] bằng Anh ngữ để góp phần với các nghiên cứu khoa học quốc
tế.
'Để
giúp Việt Nam '
Một
lưu học sinh Việt Nam
trong chương trình VEF giới thiệu công trình nghiên cứu tập thể.
Nhìn
vào danh sách mấy trăm sinh viên VEF đã tốt nghiệp trong hơn 10 năm qua với
hàng trăm bài nghiên cứu được phổ biến, như thế việc có một tạp chí để những
nhà khoa học Việt công bố công trình nghiên cứu là cần thiết vì nó sẽ giúp đưa
trình độ khoa học Việt Nam
lên mức cao hơn.
Từ
ngày khởi xướng, quỹ VEF nhắm đến các lãnh vực học tập và nghiên cứu thuộc về
khoa học tự nhiên, khoa học vật lý, môi trường, công nghệ và y tế công cộng.
Ngoài
việc tài trợ cho sinh viên đến Mỹ học thạc sĩ và tiến sĩ, VEF còn có chương
trình dành cho những học giả Việt Nam
sang Hoa Kỳ nghiên cứu ngắn hạn và đưa giáo sư Mỹ sang Việt Nam giảng dạy
tại các đại học.
Ban
tổ chức VEF gửi lời nhắn đến cộng đồng hãy khuyến khích bạn bè, con em hay
người quen có quốc tịch Việt Nam
nên nộp đơn xin học bổng này. Hạn chót nộp đơn cho năm nay là ngày 10/4/14.
Nhiều
đại học danh tiếng như Cornell, Rutgers, University of Utah, Michigan State U.,
Washington State U., University of Texas in Houston, U.C. Berkeley v.v.. đã có
thư ca ngợi thành quả học tập của các sinh viên VEF và lên tiếng ủng hộ học
bổng này.
Trong
quan hệ giúp đỡ giáo dục Việt Nam
để phát triển, VEF là một mảng của chương trình này. Theo thống kê, hiện có
khoảng 17 nghìn sinh viên từ Việt Nam, đứng thứ 8 trong số sinh viên nước ngoài
tại các đại học Mỹ.
Sau
buổi gặp gỡ, người viết bài hỏi ông David Dương về tương lai VEF và được biết
hội đồng quản trị cũng như ban điều hành quỹ mong tiếp tục có sự hỗ trợ từ quốc
hội Mỹ, từ phía chính phủ Việt Nam, từ những cá nhân, công ty đang đầu tư ở
Việt Nam và từ cộng đồng người Mỹ gốc Việt để mở rộng quan hệ giữa hai quốc gia.
Ông
nói quỹ càng mở rộng thì càng giúp được nhiều hơn cho bà con ở quê nhà có cơ
hội học tập tại Hoa Kỳ, nâng cao trình độ giáo dục, giúp phát triển công nghệ,
kinh tế và sẽ đem đến thay đổi nhiều mặt cho đất nước.
Bùi
Văn Phú
chả thấy thành quả đâu
ReplyDeleteCách dùng nấm linh chi